Gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Tại các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội, các dự án phát triển hạ tầng giao thông được chú trọng và đẩy mạnh triển khai. Tuy nhiên, với công tác này, việc giải phóng mặt bằng (GPMB), thu hồi đất vẫn là bài toán nan giải. Thực tế cũng cho thấy, thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng.
Giải phóng mặt bằng là "then chốt" thúc đẩy các dự án mở rộng đô thị cán đích Hiệu quả nhìn từ dự án Vành đai 4

“Chất xúc tác” đảm bảo tiến độ dự án

Hà Nội với vai trò là Thủ đô, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế của cả nước đang ngày một nỗ lực vươn mình, phát huy được bản lĩnh, khí phách của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng
Công tác GPMB tại Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai linh hoạt, sát thực tế, nhờ vậy đã thu được kết quả tích cực. (Ảnh: Đinh Luyện)

Tuy nhiên, Hà Nội cũng đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn, đặc biệt là trong công tác đồng bộ hóa hạ tầng giao thông Thủ đô. Theo đó, hiện Hà Nội có khoảng 8,5 triệu dân cư trú và 1,5 triệu dân đi lại tự do. Trong khi đó, tốc độ gia tăng phương tiện tại Hà Nội là khoảng 4 - 5%/năm, cá biệt ô tô tăng 10%.

Điều này gây sức ép lớn đến hạ tầng giao thông Thủ đô khi tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị mới đạt được khoảng 12 - 13% (Quy hoạch yêu cầu 20 - 26%). Có thể hiểu, tốc độ tăng trưởng diện tích đất dành cho giao thông không theo kịp tốc độ gia tăng phương tiện từ 4 - 5%, vì vậy tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố là không thể tránh khỏi và vẫn đang diễn biến ngày càng phức tạp.

Để khắc phục tình trạng này, giải pháp căn cơ chính là phát triển hạ tầng giao thông, giành đất để phát triển giao thông. Thực tế, hàng loạt dự án được triển khai thời gian gần đây đã và đang trực tiếp tăng tính kết nối và đồng bộ giao thông Thủ đô. Cụ thể, Hà Nội đã và đang tích cực triển khai Dự án đầu tư đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội, phấn đấu để hoàn thành đoạn trên cao vào Quý II/2024, vận hành toàn tuyến vào năm 2027.

Đồng thời, Hà Nội cũng khởi công các dự án quan trọng của Thành phố như: Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai; Tuyến đường nối cao tốc Đại lộ Thăng Long đến cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình; Xây dựng tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ và đường Vành đai 3. Đặc biệt, Hà Nội đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng đường Vành đai 2 trên cao, dưới thấp đoạn Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở; cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2…

Tại Hội thảo khoa học phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tại Hà Nội mới đây, ông Nguyễn Ngọc Hiếu - Trường Đại học Việt Đức cho rằng, hiện nay tại các dự án, các vướng mắc về đất đai, quy hoạch là phổ biến. Trong đó, công tác GPMB thường chịu chung cảnh chậm và khó. Chậm vì vướng các thủ tục và quy trình đầu tư nhiều bước, chậm vì phải xác định nguồn gốc đất và đặc biệt là chậm vì cơ chế phối hợp và thẩm quyền xử lý phân tán…

Làm sao để hiệu quả?

Nghị quyết Đại hội XVII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội đã xác định tầm nhìn dài hạn cho Thủ đô trong khoảng 25 năm tới. Đó là đến năm 2025, xây dựng Đảng bộ thành phố có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu; phát triển nhanh, bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực; cơ bản hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa; GRDP/người đạt 8.300 - 8.500 USD.

Đến năm 2030, Hà Nội trở thành thành phố “xanh - thông minh - hiện đại”; phát triển năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế; hoàn thành công nghiệp hóa Thủ đô; GRDP/người đạt 12.000 - 13.000 USD. Và đến năm 2045, Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; là thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế, GRDP/người đạt trên 36.000 USD.

Để hiện thực hóa mục tiêu trên, Hà Nội tập trung triển khai hiệu quả 3 khâu đột phá chiến lược, trong đó ưu tiên hiện đại hóa, phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, xây dựng các công trình tiêu biểu, không gian kiến trúc, cảnh quan đặc sắc, mang đậm nét đặc trưng của Thủ đô. Ngoài ra, Hà Nội cũng tập trung phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, kết nối đô thị trung tâm với khu vực ngoại thành, các đô thị vệ tinh, các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô.

Nhìn từ Dự án đầu tư đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Phó Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội Đỗ Đình Phan cho biết, Vành đai 4 là vành đai liên vùng kinh tế trọng điểm vùng Thủ đô Hà Nội, kết nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh và các địa phương khác trong vùng. Xác định khâu GPMB, tái định cư là khâu “trọng điểm của trọng điểm” phải được triển khai sớm, thành phố Hà Nội đã đề xuất tách công tác GPMB thành dự án thành phần độc lập để triển khai ngay sau khi chủ trương đầu tư được duyệt. Từ đó, GPMB đã đi trước một bước, giúp đảm bảo có mặt bằng thi công trước khi trao thầu.

Theo đại diện Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội, từ kinh nghiệm của Hà Nội cho thấy, hoàn toàn có thể triển khai song song công tác bồi thường GPMB đối với công tác lập dự án thành phần GPMB; việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án thành phần GPMB thường sẽ triển khai nhanh hơn so với việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư do không có yếu tố kỹ thuật phức tạp, không phải thỏa thuận với nhiều đơn vị quản lý, khối lượng công việc ít hơn… dẫn đến rút ngắn được thời gian thực hiện, việc ứng vốn từ quỹ đầu tư phát triển Thành phố chi trả cho các phương án GPMB không phụ thuộc vào dự án được duyệt (Điều 53 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019 quy định dự án chỉ được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công hàng năm khi dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt).

Đặc biệt, việc giao địa phương thực hiện nhiệm vụ GPMB hoặc chủ đầu tư dự án thành phần GPMB trên địa bàn để các địa phương chủ động và huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị của địa phương góp phần đẩy nhanh tiến độ GPMB chung của các dự án. Tạo được quỹ đất sạch trước khi trao thầu xây dựng.

Rõ ràng, GPMB đóng vai trò hết sức quan trọng để phát triển hạ tầng giao thông Thủ đô. Nếu công tác này bị chậm sẽ kéo theo những hệ lụy khiến các dự án trì trệ, không đạt tiến độ. Bởi vậy, đối với các dự án phát triển hạ tầng lớn tại các đô thị lớn thì rất cần một cơ chế thoáng và linh hoạt trong vấn đề này.

Theo Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội, Hà Nội hiện có diện tích tự nhiên 3359,8km2 với quy mô dân số dự kiến năm 2045 là 14,6 triệu người sẽ hình thành đô thị cực lớn. Do vậy, việc xây dựng Thành phố theo hình thức TOD sẽ tăng hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả kinh tế - xã hội môi trường, giảm khoảng cách đi lại giữa nơi ở với nơi làm việc, các cửa hàng, giảm đô thị hóa tràn lan… Ngoài ra, làm giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, giảm giao thông cá nhân, ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống, làm việc, giải trí.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Nhà khách Chính phủ (số 2 Lê Thạch, Hà Nội), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Bộ Nội vụ khai mạc Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”.
Ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII

Ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII

Theo Báo Nhân dân, ngày 20/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng diễn ra ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành Hội nghị.
Chủ xe VF 9: Xe siêu sang cũng không bằng VF 9

Chủ xe VF 9: Xe siêu sang cũng không bằng VF 9

(LĐTĐ) Trang bị "xịn" ngang với xe 4 - 5 tỷ đồng trong khi mức giá "mềm" hơn hẳn, chính sách ưu đãi khủng lên tới hơn nửa tỷ đồng, hãng cam kết linh kiện, phụ tùng hậu mãi chỉ trong 24 giờ,… dễ hiểu vì sao nhiều khách hàng đang muốn nhanh tay chớp cơ hội "ngàn năm có một" để rinh về VinFast VF 9.
Thanh Oai:  Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thanh Oai: Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 20/9, huyện Thanh Oai tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 429A và xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Kim Bài. Đây là công trình được thành phố Hà Nội lựa chọn khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sẽ hỗ trợ việc gửi dữ liệu khám bệnh chuyển tuyến giữa các cơ sở y tế, giúp người dân tra cứu được lịch sử khám chữa bệnh.
Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.

Tin khác

Tăng tiện ích từ "số hóa" thẻ vé giao thông: Đặt hành khách vào vị trí trung tâm

Tăng tiện ích từ "số hóa" thẻ vé giao thông: Đặt hành khách vào vị trí trung tâm

(LĐTĐ) Hà Nội đã khai trương thẻ vé ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng và sắp tới là triển khai hình thức thẻ ảo offline dành cho khách hàng. Việc "số hóa" thẻ vé giao thông trong bối cảnh chuyển đổi số sẽ trực tiếp nâng cao quyền lợi của người tiêu dùng, giúp hành khách tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại để nhận và dán tem vé tháng.
Sập cầu Ngòi Móng trên ĐT445, tỉnh Hoà Bình

Sập cầu Ngòi Móng trên ĐT445, tỉnh Hoà Bình

(LĐTĐ) Vào 4h sáng nay, cầu Ngòi Móng trên ĐT445 tỉnh Hoà Bình đã bị sập, rất may không có thiệt hại về người.
2 xe khách va chạm trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, nhiều người thương vong

2 xe khách va chạm trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, nhiều người thương vong

(LĐTĐ) Vụ tai nạn giữa 2 xe giường nằm chở khách xảy ra rạng sáng nay tại cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết khiến 2 người chết, nhiều người bị thương.
Hà Nội: Sắp triển khai vé xe buýt ảo không cần Internet

Hà Nội: Sắp triển khai vé xe buýt ảo không cần Internet

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội thông tin, từ ngày 20/9, đơn vị sẽ triển khai thẻ vé tháng ảo offline cho hệ thống vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô.
Công an Hà Nội phòng chống đua xe, đảm bảo đêm Trung thu an toàn

Công an Hà Nội phòng chống đua xe, đảm bảo đêm Trung thu an toàn

(LĐTĐ) Để bảo đảm người dân Thủ đô có 1 đêm Trung thu an toàn, nhiều tổ công tác 141 - Công an thành phố Hà Nội đã được triển khai tại các tuyến, địa bàn trọng điểm. Nhiều thanh thiếu niên không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe không gắn biển kiểm soát, khi thấy lực lượng 141 đã quay đầu xe, chạy ngược chiều nhưng đều bị các mũi của tổ công tác "khóa chặt".
Nhanh chóng khắc phục sự cố tàu điện Cát Linh - Hà Đông hoạt động trở lại bình thường

Nhanh chóng khắc phục sự cố tàu điện Cát Linh - Hà Đông hoạt động trở lại bình thường

(LĐTĐ) Khoảng 19h ngày 17/9, đoàn tàu điện chạy từ Cát Linh về Hà Đông, khi đến ga Phùng Khoang, quận Hà Đông thì bất ngờ dừng lại. Theo tìm hiểu, tàu không thể tiếp tục khởi hành là do lỗi kỹ thuật, bởi vậy, đoạn từ Phùng Khoang đến Yên Nghĩa tạm đóng để xử lý sự cố.
Ước tính thiệt hại đường bộ do bão gây ra khoảng 2.000 tỷ đồng

Ước tính thiệt hại đường bộ do bão gây ra khoảng 2.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong những ngày qua, ngành Giao thông vận tải (GTVT) đã huy động mọi nguồn lực bảo đảm giao thông, khắc phục hậu quả của bão số 3. Đáng chú ý, ước tính thiệt hại đường bộ do bão gây ra khoảng 2.000 tỷ đồng.
“Phép thử” cho giao thông Thủ đô

“Phép thử” cho giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) quét qua Hà Nội, làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết cấu, hạ tầng giao thông. Minh chứng dễ thấy nhất là hàng loạt các trục giao thông xảy ra ngập úng, hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông… Cơn bão số 3 là “phép thử” với năng lực ứng phó bão của ngành Giao thông Thủ đô trong việc khắc phục và giảm thiểu thiệt hại, tránh bị động trong mọi tình huống.
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu gặp vướng về giải phóng mặt bằng và vật liệu xây dựng

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu gặp vướng về giải phóng mặt bằng và vật liệu xây dựng

(LĐTĐ) Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu hiện đang gặp khó và có nguy cơ chậm tiến độ do vướng công tác giải phóng mặt bằng và thiếu vật liệu xây dựng.
Ngày 16/9: Thông luồng đường thủy qua cầu Long Biên - Chương Dương

Ngày 16/9: Thông luồng đường thủy qua cầu Long Biên - Chương Dương

(LĐTĐ) Từ 11h ngày 16/9, các phương tiện tham gia giao thông đường thuỷ nội địa khu vực luồng qua khoang thông thuyền cụm cầu Long Biên - Chương Dương, có lý trình đường thủy nội địa từ Km181+000 đến Km184+500 sông Hồng, sẽ được phép lưu thông.
Xem thêm
Phiên bản di động