Hà Nội: Không để xảy ra tiêu cực trong đấu giá quyền sử dụng đất

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu, rà soát, triển khai công tác đấu giá quyền sử dụng đất, công tác đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất bảo đảm đúng pháp luật, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận, không để xảy ra tiêu cực. Đồng thời xử lý dứt điểm tình trạng các dự án có sử dụng đất chậm triển khai, để hoang hóa, sử dụng sai mục đích.
Hà Nội: Giới thiệu cơ hội việc làm cho hơn 2.000 thanh niên Giải quyết triệt để vụ việc phức tạp ngay từ đầu, không để tồn tại kéo dài Hà Nội: Chú trọng giải quyết thủ tục hành chính cho F0 điều trị tại nhà

Để kịp thời khắc phục những hạn chế, tồn tại, tạo sự chuyển biến cơ bản và tích cực trong công tác quản lý đất đai, quản lý và khai thác khoáng sản trên địa bàn Thủ đô, mới đây, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 13-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác quản lý đất đai và quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội.

undefined
Đấu giá quyền sử dụng đất phải bảo đảm đúng pháp luật, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận, không để xảy ra tiêu cực. (Ảnh minh họa: Hữu Duyên).

Theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ Thành phố đến cơ sở tập trung thực hiện tốt công tác quản lý đất đai. Rà soát hệ thống tổ chức, bộ máy, cơ chế phối hợp, công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn của các cấp quản lý để củng cố, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả, không để khoảng trống trong quản lý. Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy định hướng dẫn theo hướng đồng bộ, đơn giản hóa thủ tục hành chính và tuân thủ các quy định của pháp luật.

Chỉ thị của Ban Thường vụ Thành ủy nêu rõ, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho các quận, huyện, thị xã trong công tác quản lý đất đai gắn với cá thể hóa trách nhiệm của người đứng đầu cấp huyện, cấp xã và người được giao quản lý, cán bộ, công chức thực thi công vụ. Khẩn trương rà soát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước. Thực hiện tốt việc khoanh vùng đất đai, phân bổ đất đai tích hợp vào Quy hoạch Thành phố thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Xác định nhu cầu sử dụng đất thực hiện công trình, dự án trên địa bàn bảo đảm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, khả thi đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ sau, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và người dân tiếp cận thuận tiện.

Tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai theo Chỉ thị số 01/CT-TTg, ngày 3/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Hoàn thành dự án xây dựng tổng thể Hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của thành phố Hà Nội làm nền tảng áp dụng công nghệ quản lý hiện đại, hoàn thành công tác kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đặc biệt, Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu, rà soát, triển khai công tác đấu giá quyền sử dụng đất, công tác đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất bảo đảm đúng pháp luật, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận, không để xảy ra tiêu cực. Tăng cường quản lý nhà nước đối với các trường hợp nhận chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, hướng tới mặt bằng cơ chế, chính sách thống nhất, nhất quán. Xử lý dứt điểm tình trạng các dự án có sử dụng đất chậm triển khai, để hoang hóa, sử dụng sai mục đích. Quản lý chặt chẽ quỹ đất công, đất nông nghiệp, đất rừng, đất ngoài bãi sông, quỹ đất đối ứng BT để thanh toán cho các dự án này thay đổi hình thức đầu tư; không để xảy ra tình trạng mua bán, bao chiếm, chuyển mục đích sử dụng, xây dựng công trình trái pháp luật.

Đồng thời, chủ động phối hợp với các cấp, các ngành của Trung ương và thành phố để tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giải quyết dứt điểm công tác giao đất dịch vụ trên địa bàn thành phố trong thời gian sớm nhất. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sai phạm trong việc quản lý, sử dụng đất; thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra đã ban hành. Giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc tranh chấp, khiếu kiện ngay tại cơ sở, nhất là các vụ việc tồn đọng, kéo dài; hạn chế tối đa tình trạng khiếu kiện đông người, kéo dài, gây mất trật tự xã hội, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và môi trường đầu tư…

Đối với công tác quản lý, khai thác khoáng sản, Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu, khẩn trương rà soát các dự án khai thác khoáng sản trên địa bàn; trên cơ sở đó, nghiên cứu, lập quy hoạch, kế hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng các loại khoáng sản và khoáng sản làm vật liệu xây dựng gắn với công tác đánh giá tác động môi trường; có biện pháp quản lý, bảo vệ và khai thác khoáng sản theo đúng quy định của pháp luật, tránh gây lãng phí nguồn tài nguyên khoáng sản, ô nhiễm môi trường và phức tạp về an ninh, trật tự trên địa bàn Thành phố.

Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực quản lý, khai thác khoáng sản; xử lý nghiêm các đối tượng khai thác trái phép, cũng như trách nhiệm của các cơ quan quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý, chính quyền địa phương để xảy ra tình trạng này...

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.
Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động