Hà Nội: Khuyến khích cung cấp thông tin vi phạm về an toàn thực phẩm
Hà Nội phấn đấu hoàn thiện, duy trì 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 | |
Hà Nội chung sức, đồng lòng, không để ai bị bỏ lại phía sau |
Thực hiện mục tiêu Chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2020, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 88/KH-UBND về việc đẩy mạnh phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt, nông sản an toàn cho thành phố Hà Nội năm 2020, phấn đấu đạt một số chỉ số sau:
Duy trì, tăng mới hơn 20% chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông, lâm, thủy sản an toàn tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội; phấn đấu 100% chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn ứng dụng công nghệ thông tin truy xuất nguồn gốc sử dụng mã QR, minh bạch thông tin đến người tiêu dùng; duy trì chuỗi đã được chứng nhận và hỗ trợ mới ít nhất 10 chuỗi áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP); hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu, quảng bá, giới thiệu, kết nối sản phẩm liên kết theo chuỗi.
Hà Nội phấn đấu thực phẩm an toàn ứng dụng công nghệ thông tin truy xuất nguồn gốc sử dụng mã QR, |
Thành phố yêu cầu các đơn vị tập trung triển khai một số chương trình, kế hoạch trọng tâm, cụ thể:
Hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ, kết nối nông, lâm, thủy sản an toàn: xây dựng, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông, lâm, thủy sản kết hợp với thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, khuyến khích phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), sản phẩm chủ lực thành phố, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, thực hành nông nghiệp tốt, chương trình quản lý chất lượng tiến tiến, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội, chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cụ thể Thành phố tập trung hỗ trợ hoàn thiện, phát triển các chuỗi: Mô hình chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm gà đồi Ba Vì; gà Mía Sơn Tây; gà đồi Sóc Sơn; vịt Vân Đình; thịt lợn sinh học Quốc Oai; thịt lợn sinh học Liên Việt; thực phẩm A-Z; thực phẩm Tiên Viên; thực phẩm An Việt; Thịt bò Hà Nội; Organic green; thực phẩm Nam Hà Nội; gà đồi Đông Yên. Phát triển mô hình chuỗi rau ATTP áp dụng Hệ thống đảm bảo cùng tham gia (PGS: Participatory Guarantee system): duy trì 10 chuỗi rau và phát triển mới 05 chuỗi áp dụng PGS. Hỗ trợ 5 - 10 dự án/kế hoạch hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Phát triển 02 mô hình hỗ trợ doanh nghiệp tham gia liên kết trong sản xuất, sơ chế chế biến kinh doanh tiêu thụ sản phẩm rau củ quả và sản phẩm lúa, gạo chất lượng cao.
Cũng theo kế hoạch Thành phố tăng cường hợp tác các tỉnh, thành phố, kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn, đưa sản phẩm an toàn, đặc sản vùng miền phục vụ người tiêu dùng Thủ đô. Phối hợp tổ chức các hội chợ, tuần lễ giới thiệu, xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất - tiêu thụ sản phẩm an toàn và quảng bá sản phẩm an toàn. Tiếp tục phát triển Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản thực phẩm thành phố Hà Nội (hn.check.net.vn, check.gov.vn), ứng dụng hệ thống phần mềm thông tin điện tử sử dụng mã QR trong quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, tiếp tục nâng cao tỷ lệ ứng dụng hệ thống thông tin điện tử trong truy xuất nguồn gốc đảm bảo an toàn thực phẩm theo chuỗi tập trung vào sản phẩm nguy cơ cao như rau, củ, trái cây, thịt, thủy sản. Phát triển quảng bá sản phẩm an toàn theo chuỗi trên chợ thương mại điện tử (chonhanminh.vn) đúng quy định. Xây dựng quy chế hoạt động, phát triển giao dịch, phối hợp thường xuyên cập nhật, cải tiến tính năng của chợ và các phần mềm ứng dụng phục vụ người kinh doanh và người tiêu dùng.
Các sở, ban ngành đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra, hậu kiểm tự công bố các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, tập trung vào các sản phẩm, các cơ sở có nguy cơ mất an toàn thực phẩm cao. Thông báo, công khai trên phương tiện thông tin đại chúng những sản phẩm vi phạm để người tiêu dùng biết và xử lý nghiêm những đơn vị vi phạm.
Tăng cường lấy mẫu giám sát thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên diện rộng, phát hiện, truy xuất nguồn gốc và yêu cầu khắc phục triệt để các vi phạm quy định về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên rau, củ, quả, chè, kiểm soát tồn dư hóa chất, kháng sinh, chất bảo quản, phụ gia trong các loại sản phẩm thịt, thủy sản ô nhiễm vi sinh trong thịt;
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thuộc Công an Thành phố, Cục quản Quản lý thị trường thành phố Hà Nội và các cơ quan chuyên môn các tỉnh, thành phố phát hiện, kiểm tra đột xuất, triệt phá dứt điểm các đường dây nhập lậu, các cơ sở sản xuất, lưu thông, buôn bán chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi ngoài danh mục được phép sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; điều tra truy xuất nguồn gốc sản phẩm mất an toàn tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội;
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin vi phạm pháp luật về ATTP qua đường dây nóng để kiểm tra xử lý kịp thời các vi phạm.
Đặc biệt Thành phố yêu cầu tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về bảo đảm ATTP, kiến thức, cơ chế, chính sách liên quan đến liên kết chuỗi tới người sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản. Hướng dẫn người tiêu dùng nhận diện, lựa chọn và tin dùng sản phẩm nông sản an toàn, sản phẩm theo chuỗi. Đổi mới và đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền, phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông của Trung ương và Hà Nội,... thực hiện các chương trình, chuyên mục, phóng sự, viết tin, bài tuyên truyền về chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông, lâm, thủy sản an toàn, quảng bá, nhận diện các sản phẩm trong chuỗi, thúc đẩy hoạt động sản xuất tiêu thụ nông sản an toàn, công khai các cơ sở không đảm bảo an toàn thực phẩm để người tiêu dùng biết, tẩy chay.
Cùng với đó xây dựng các trang điện tử để đưa các tin bài về đảm bảo an toàn thực phẩm, các bài viết chỉ đạo chuyên môn về đảm bảo an toàn thực phẩm theo chuỗi; phát hành các ấn phẩm nông nghiệp, “Bản tin quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm nông nghiệp”, tờ rơi, tờ gấp, pano, các điểm tuyên truyền quảng bá thông tin về các mô hình làm tốt, kết nối, xúc tiến thương mại các sản phẩm nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao
Nông thôn mới 20/11/2024 14:08
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 19/11/2024 20:04
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 17/11/2024 15:01
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Nông thôn mới 02/09/2024 10:28
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh
Nông thôn mới 24/08/2024 16:21
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất
Nông thôn mới 22/08/2024 07:05
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương
Nông thôn mới 31/07/2024 08:52
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024
Nông thôn mới 26/07/2024 14:03