Hà Nội mở rộng thêm diện tích sản xuất rau an toàn
Đổi thay nhờ trồng rau an toàn | |
Sản xuất rau an toàn: Làm sao để người dân cùng thụ hưởng? |
Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát, sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, cơ bản kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên rau, đảm bảo theo chỉ tiêu chất lượng quy định, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 137/KH-UBND ngày 3/7/2020 chỉ đạo duy trì, mở rộng phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021- 2025, phấn đấu kiểm soát dư lượng thuốc BVTV dưới ngưỡng quy định cho 90% diện tích sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nhiều hộ nông dân có cuộc sống phát triển hơn nhờ trồng ra an toàn - ảnh L.H |
Thành phố cũng yêu cầu duy trì diện tích sản xuất rau 5.044 ha đã được cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị sản xuất đạt 500 triệu đồng/ha/năm.
Cùng với đó phát triển mở rộng thêm diện tích sản xuất rau an toàn từ 3.000 - 4.000 ha với giá trị sản xuất đạt từ 300-500 triệu đồng/ha/năm, sản xuất vụ Đông đạt 120 triệu đồng/ha/vụ đảm bảo an toàn thực phẩm. Duy trì kiểm soát 40 mô hình.
Tiếp tục mở rộng, phát triển, kiểm soát 30-40 mô hình chuỗi cung cấp rau an toàn áp dụng hệ thống đảm bảo có sự tham gia (PGS), đảm bảo 100% truy xuất nguồn gốc xuất xứ và an toàn thực phẩm.
Diện tích sản xuất rau không chuyên canh; diện tích nhỏ lẻ, manh mún, xen kẹt được tổ chức quản lý và hướng dẫn thực hiện theo đúng quy trình sản xuất an toàn. Tăng cường hoạt động nghiên cứu, huấn luyện, chuyển giao kỹ thuật về sản xuất rau an toàn; xây dựng, hoàn thiện quy trình cho từng loại cây rau phù hợp từng vùng, chế độ canh tác cho vùng rau chuyên canh.
Đồng thời xây dựng bộ thuốc bảo vệ thực vật và phân bón sử dụng trong sản xuất rau an roàn, để có bước phát triển mạnh, nhanh và bền vững. Tăng cường kiểm tra, giám sát, khuyến cáo trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, phân bón, nguồn nước đảm bảo an toàn thực phẩm.
Thành phố chủ trương tập trung phát triển và kiểm soát mô hình chuỗi cung cấp rau an toàn giai đoạn 2021-2025: phát triển và kiểm soát 30-40 mô hình chuỗi cung cấp rau an toàn áp dụng hệ thống đảm bảo có sự tham gia (PGS) trên địa bàn Thành phố (rau an toàn cung cấp trong chuỗi 100% truy xuất được nguồn gốc xuất xứ và đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định).
Thành phố sẽ tổ chức 50 đoàn cho 1.500 người tiêu dùng kiểm tra sản xuất, kinh doanh rau an toàn; tổ chức 20 hội nghị, họp báo tuyên truyền về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Tổ chức 500 lớp truyền thông nâng cao nhận thức về ATTP rau an toàn cho 25.000 người tiêu dùng các quận, huyện; thời gian: 01 ngày; nội dung: Công tác quản lý chỉ đạo và kết quả sản xuất rau trên địa bàn thành phố, các thông tin về sản xuất, tiêu thụ rau; phương pháp truyền thông: phổ biến những nội dung cơ bản bằng máy chiếu và phát tài liệu.
Xây dụng nhãn hiệu tập thề, mã số vùng trồng, đăng ký mã số, mã vạch cho các mô hình chuỗi. Từ kết quả thực hiện hình thành các mô hình chuỗi: tiến hành xây dựng nhãn hiệu tập thể, cấp mã so vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói, giúp cán bộ và nông dân trong vùng sản xuất luôn tuân thủ những quy định về sản xuất, quy trình sơ chế, đóng gói, ghi nhãn hàng hóa; liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Xây dựng các vùng không nhiễm dịch hại (PFA) đáp ứng nhu cầu xuất khẩu nâng cao giá trị kinh tế. Thẩm định hồ sơ cấp mã số, mã vạch, cấp tem mã số, mã vạch gắn lên sản phẩm. Xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm rau an toàn, quảng bá thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, hội chợ thương mại,... nhằm đưa sản phẩm của các mô hình chuỗi ra thị trường, từng bước đăng ký thương hiệu riêng cho từng sản phẩm chủ lực.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25