Hà Nội: Nhiều đơn vị, địa phương giải ngân 0 đồng
Đưa văn hóa là động lực phát triển bền vững Nâng cao số lượng và chất lượng tổ chức Đảng trong doanh nghiệp Tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cụm công nghiệp |
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội gửi tới Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, về Kết quả giải ngân kế hoạch đầu tư công 6 tháng đầu năm, giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022, đến ngày 16/6, toàn Thành phố giải ngân được 8.883,168 tỷ đồng, đạt 17,4% kế hoạch; ước 6 tháng đạt 10.215 tỷ đồng, đạt 20,0% dự toán, bằng tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm trước.
![]() |
Kết quả giải ngân của Ban quản lý dự án Đường sắt đô thị Hà Nội đạt 9% kế hoạch. (Ảnh minh họa) |
Kết quả giải ngân vốn đầu tư công cấp Thành phố đến nay là 3.375,205 tỷ đồng, đạt 14,5% kế hoạch.
Trong đó lĩnh vực văn hoá đạt cao nhất, với 238/493 tỷ đồng (48,3% kế hoạch); các lĩnh vực hạ tầng tái định cư, toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân đứng thứ 2 (31,3% kế hoạch); lĩnh vực giáo dục đào tạo và giáo dục dạy nghề đứng thứ 3 (19,7% kế hoạch).
Còn lĩnh vực giao thông, lĩnh vực y tế, dân số và gia đình chỉ đạt từ 10 - 12% kế hoạch; nhiều lĩnh vực đạt dưới 10%. Đáng chú ý, lĩnh vực môi trường chỉ đạt 1%; lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật cấp, thoát nước chỉ đạt 1/272 tỷ đồng, đạt 0,4% kế hoạch.
Đáng chú ý, lĩnh vực thể dục, thể thao chưa giải ngân đồng nào, dù được giao kế hoạch 18 tỷ đồng; lĩnh vực phát thanh, truyền hình cũng chưa giải ngân đồng nào trong số 28,5 tỷ đồng theo kế hoạch.
Theo Báo cáo của UBND Thành phố, kết quả giải ngân vốn đầu tư công cấp huyện đạt 5.738,287 tỷ đồng, đạt 23,03% kế hoạch Thành phố giao.
Kết quả thống kê theo đầu mối các đơn vị, Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình dân dụng đạt 37% kế hoạch; Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông đạt 24,9% kế hoạch; Ban quản lý dự án Đường sắt đô thị Hà Nội đạt 9% kế hoạch; Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp đạt 3,4% kế hoạch; Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đạt 2,9% kế hoạch; Bảo tàng Hà Nội đạt 0,1% (137 triệu đồng).
Theo báo cáo, nhiều đơn vị chưa giải ngân đồng nào, gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường; Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội; Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội, Cục Hậu cần Bộ Công an.
Đối với 30 quận, huyện, thị xã, kế hoạch vốn là 30.252,003 tỷ đồng; một số quận, huyện có kết quả giải ngân tốt là Ba Đình, Long Biên, Tây Hồ, Mỹ Đức, Đan Phượng. Bên cạnh đó, nhiều quận, huyện, thị xã có kết quả giải ngân rất thấp và thấp. 15 đơn vị giải ngân thấp hơn mức bình quân chung của toàn Thành phố.
Đáng chú ý, một số quận, huyện có tỷ lệ giải ngân các dự án cấp Thành phố rất thấp: Mỹ Đức, Mê Linh, Ứng Hoà, Thường Tín, Thạch Thất đều ở 0%. Thanh Oai (0,1%), Hoàng Mai (0,5%), Sóc Sơn (1,7%), Phú Xuyên (2,2%), Hai Bà Trưng (2,9%), Ba Vì (3,2%), Nam Từ Liêm (4%), Hoài Đức (5%), Quốc Oai (6,3%), Ba Vì (6,3%), Đông Anh (7,1%), Phúc Thọ (7,8%).
Ngoài ra, có những quận, huyện tỷ lệ giải ngân các dự án cấp huyện thì cao nhưng tỷ lệ giải ngân các dự án cấp Thành phố thì rất thấp. Như Mỹ Đức, giải ngân dự án cấp huyện là 36,3% nhưng chưa giải ngân đồng nào các dự án cấp thành phố; Mê Linh giải ngân dự án cấp huyện là 38,1%, nhưng cũng chưa giải ngân dự án cấp thành phố; Thanh Oai giải ngân dự án cấp huyện đạt tới 42,2%, nhưng dự án cấp thành phố chỉ giải ngân được 0,1%.
![]() |
Giải ngân đạt kết quả thấp là do những khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. (Ảnh minh họa) |
Báo cáo của UBND thành phố Hà Nội nêu rõ: “Kết quả giải ngân thấp, dự án chậm triển khai ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn, đến việc thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII”.
Nguyên nhân được chỉ ra là do những khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, nhất là các dự án giao thông. Bên cạnh đó, còn nhiều tồn tại, vướng mắc liên quan đến các thủ tục hành chính, sự phối hợp giữa các đơn vị, địa phương…; việc đánh giá tình hình thực hiện của một số đơn vị đối với một số dự án không sát với khả năng thực hiện…
Xác định thúc đẩy giải ngân Kế hoạch đầu tư công năm 2022 là nhiệm vụ quan trọng để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tăng cường chỉ đạo nội dung này và công khai kết quả giải ngân hàng tháng, hàng quý trên Cổng thông tin điện tử Thành phố. Đồng thời tăng cường đôn đốc, triển khai hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, UBND thành phố Hà Nội cũng yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã phải nỗ lực triển khai đẩy nhanh tiến độ dự án và nâng cao tỷ lệ giải ngân khi được Thành phố phân cấp và giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư các dự án nhiệm vụ chi cấp Thành phố.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Những người góp sức cho trái bóng lăn
Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 17:31

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp
Chỉ đạo - Điều hành 19/04/2025 17:14

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 16:40

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 16:39

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 15:27

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 15:25

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 15:19

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 15:14

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 14:24

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 13:51