Hà Nội sẽ điều chỉnh cách thức vận hành để loa phường thiết thực với người dân

(LĐTĐ) Sáng nay (27/7), tại buổi cung cấp thông tin về một số nội dung của Kế hoạch số 200/KH-UBND về việc thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội, lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội khẳng định loa phường vẫn đóng vai trò then chốt trong thông tin tuyên truyền ở cở sở. Thành phố sẽ điều chỉnh cách thức vận hành để nó trở nên hiệu quả, gần gũi, thiết thực với người dân.
"Sức sống" mạnh mẽ của loa phường Sứ mệnh của loa phường, xã

Chủ trì Hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Mai Hương – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội.

Hiện nay, dư luận xã hội đang có nhiều ý kiến trái chiều về việc sử dụng loa phường của Thành phố. Có ý kiến cho rằng loa phường đã hoàn thành xong sứ mệnh hoặc số phận loa phường đã bị khai tử.

Trả lời về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Mai Hương cho biết: “Không có chuyện đó, chúng tôi vẫn đang đưa vào sử dụng và đang điều chỉnh cách thức vận hành để nó trở nên hiệu quả, gần gũi, thiết thực với người dân. Hiện, Thành phố có 579 đài truyền thanh cơ sở đang hoạt động. Qua các giai đoạn khác nhau, căn cứ vào từng thời điểm, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tham mưu cho Thành phố làm sao với từng giai đoạn, loa phường sẽ được đưa vào sử dụng hiệu quả nhất”.

Hà Nội sẽ điều chỉnh cách thức vận hành để loa phường thiết thực với người dân
Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Thị Mai Hương cung cấp thông tin cho báo chí.

Theo Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, khi cuộc sống thay đổi, cách thức truyền thông thay đổi thì việc vận hành loa phường sẽ thay đổi. Với luồng ý kiến dư luận bức xúc với loa phường vì tiếng ồn, hiện nay, các địa phương sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để quyết định số lượng loa hoạt động và vị trí lắp đặt loa, thay đổi cả liều lượng âm thanh và thời lượng phát để tránh ảnh hưởng đến mọi người.

Thực tiễn cho thấy, có lúc, có nơi, người dân còn bức xúc với loa truyền thanh phường do nội dung chưa phong phú, chất lượng phát thanh chưa cao, bố trí khung thời gian, chương trình chưa hợp lý. Thế nhưng, loa phường vẫn đóng vai trò then chốt trong thông tin tuyên truyền ở cở sở. Bởi đây là cách gần dân nhất, sát dân nhất, khu trú được những cộng đồng dân cư nhỏ nhất. Bên cạnh đó để giảm tải số lượng công việc cho các bác tổ trưởng tổ dân phố không thể đi hết từng nhà hay việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) kết hợp công nghệ xử lý dữ liệu lớn (Big Data) trong việc chuyển đổi nội dung văn bản sang giọng nói cũng sẽ giảm bớt số lượng nhân lực trong lĩnh vực này.

Đặc thù mỗi khu dân cư có những nhu cầu tuyên truyền khác nhau, loa phường chỉ là một trong số các phương tiện để tuyên truyền thông tin đến cơ sở nhưng không thể phủ nhận hình thức này huy hiệu quả trong việc giúp người dẫn tiếp nhận đầy đủ thông tin thiết yếu, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống.

Đặc biệt, trong giai đoạn phòng, chống dịch bệnh Covid-19 vừa qua, với yêu cầu cấp bách về truy vết, khoanh vùng, dập dịch đòi hỏi thông tin phải nhanh chóng, kịp thời, thường xuyên, liên tục. Bên cạnh đó, thời gian thực hiện giãn cách xã hội và các đợt tiêm chủng yêu cầu thông tin thông suốt, có tính định hướng, bao phủ rộng, đều được hệ thống đài cơ sở truyền tải đầy đủ và được người dân ghi nhận. Nhiều cán bộ phụ trách đài vừa tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch ở địa phương, vừa làm công tác thông tin, tuyên truyền để kịp phổ biến đến nhân dân những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cập nhật tình hình của địa phương, không quản ngày, đêm.

Việc đổi mới cách thức vận hành loa phường nằm trong Kế hoạch số 200/KH-UBND về việc thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Kế hoạch trên bám sát Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin; Quyết định số 1381/QĐ-BTTTT ngày 07/9/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở giai đoạn 2021-2025.

Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch là phát triển mạng lưới thông tin cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện đại, đồng bộ, đảm bảo kết nối với Trung ương, thống nhất từ Trung ương đến Thành phố, cấp huyện, cấp xã.

Các mục tiêu này đảm bảo nhất quán, cụ thể hóa các mục tiêu chung tại Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ: Hiện đại hóa hệ thống thông tin cơ sở nhằm dối mới phương thức cung cấp thông tin, nâng cao chất lượng nội dung thông tin để cung cấp, trao đổi thông tin theo hưởng chủ động, kịp thời, chính xác và hiệu quả. Hình thành cơ sở dữ liệu. số hóa nguồn thông tin cơ sở đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin nguồn tuyên truyền, phổ biến đến người dân và phục vụ công tác quản lý nhà nước về thông tin cơ sở. Thực hiện thông tin hai chiều để người dân tiếp nhận thông tin thiết yếu và phản ánh thông tin về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật ở cơ sở đến các cơ quan quản lý thông qua hệ thống thông tin cơ sở.

Căn cứ Quyết định số 1381/QĐ-BTTTT ngày 07/9/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở giải đoạn 2021 – 2025; Kế hoạch của Thành phố đề ra các nhóm nhiệm vụ đồng bộ: Thiết lập hệ thống truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông, trang thông tin diện tử cấp xã, bảng tin điện tử công cộng; hiện đại hóa thiết bị kỹ thuật, số hóa sản xuất nội dung truyền thông đa phương tiện của Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao cấp huyện; thiết lập Hệ thống thông tin nguồn thành phố Hà Nội để tổ chức quản lý tập trung và cung cấp thông tin nguồn cho hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn; tăng cường ứng dụng trên thiết bị di động thông minh và sử dụng mạng xã hội để tương tác với người dân; thiết lập Công thông tin điện tử thông tin cơ sở của thành phố Hà Nội, bao dam kết nối, liền thông Cổng thông tin điện tử thông tin cơ sở ở Trung ương; hiện đại hóa sản xuất nội dung tuyên truyền; phát triển nhân lực làm công tác thông tin cơ sở.

“Thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở, thành phố Hà Nội đặc biệt yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động thông tin cơ sở, trong đó có truyền thanh cơ sở, cả về nhân lực và cơ sở vật chất, nhằm cung cấp cho người dân thông tin chính xác, kịp thời, phong phú, chất lượng, chú trọng chuyển đổi số trong hoạt động thông tin cơ sở, làm tốt nhiệm vụ đưa thông tin thiết yếu đến người dân, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của thành phố, góp phần vì sự phát triển Thủ đô và đất nước”, bà Nguyễn Thị Mai Hương nói.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử

Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thuế, qua quá trình phân tích số liệu thu thập được do các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cung cấp, vẫn còn hiện tượng dữ liệu không đầy đủ, thiếu tin cậy, phải rà soát lại mới có thể sử dụng phục vụ cho công tác quản lý thuế.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11, trời nhiều mây, đêm và sáng sớm trời lạnh, ngày nắng.
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.

Tin khác

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Nhấn mạnh quan điểm của Thành phố trong việc xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, các dự án công viên rất quan trọng. Do đó, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu xử lý dứt điểm các vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

(LĐTĐ) Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các nhiệm vụ này, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm của Thành phố.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 12/2024, lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho nông dân với chủ đề: “Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững”.
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 19 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã thông qua 15 Nghị quyết. HĐND Thành phố đề nghị, ngay sau kỳ họp, UBND Thành phố, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị tập trung tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đảm bảo các nghị quyết của HĐND Thành phố đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Việc tiếp tục mở rộng ủy quyền của Chủ tịch UBND cấp xã cho công chức thuộc UBND cấp xã theo quy định tại khoản 4, khoản 6, điều 14, Luật Thủ đô là yêu cầu khách quan, cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ở cơ sở; nâng cao trách nhiệm của công chức cấp xã.
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

(LĐTĐ) Nhà nước không cấp kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa đối với tài sản công chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Đơn vị sự nghiệp công sử dụng nguồn thu được từ việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo quy định.
Xem thêm
Phiên bản di động