Hà Nội sẽ tập trung vào 4 nhiệm vụ để kiểm soát tốt dịch Covid-19

(LĐTĐ) Tại hội nghị trực tuyến “Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững” do Bộ Y tế tổ chức, ngày 21/8, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, hiện tại, dịch Covid-19 trên địa bàn Thủ đô đang được kiểm soát tốt.
Hà Nội: Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho 258 cán bộ lãnh đạo, quản lý Lãnh đạo thành phố Hà Nội gặp mặt Ban Liên lạc chiến sĩ Việt Minh thành Hoàng Diệu Hà Nội có nhiều lợi thế để xây dựng thương hiệu lâu bền cho công nghiệp văn hoá

Thống kê đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 1.617.451 ca mắc, trong đó có 1.617.217 ca trên địa bàn Thành phố Hà Nội, 292 ca nhập cảnh. Thành phố cũng đã thực hiện giám sát 338 mẫu xét nghiệm gen. Omicron vẫn đang là chủng lưu hành chính trên địa bàn Thủ đô, trong đó đã ghi nhận các biến chủng mới của Omicron là BA.4 và BA.5.

điểm cầu UBND thành phố Hà Nội
Điểm cầu UBND thành phố Hà Nội. (Ảnh: Tiến Thanh)

Riêng trong tuần (từ ngày 12 đến 18/8), Hà Nội ghi nhận 1.907 ca mắc Covid-19, trong đó có 1 trường hợp tử vong. Như vậy, trung bình Hà Nội ghi nhận 272 ca bệnh/ngày, số mắc tăng 27,8% so với tuần trước (trung bình 213 ca/ngày). Từ ngày 29/4/2022 đến nay, 579/579 xã, phường, thị trấn của thành phố có cấp độ dịch Covid-19 là cấp độ I.

Hiện Hà Nội còn 3.864 trường hợp được quản lý theo dõi, trong đó có 150 trường hợp tại bệnh viện (có 5 trường hợp nặng thở ô xy), còn lại 3.714 người được theo dõi, quản lý điều trị tại nhà.

Về công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn Hà Nội, đến nay, kết quả tiêm mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3) cho người trên 18 tuổi đạt 98,2%; mũi nhắc lại lần 1 (mũi 4) đạt 66,9%. Ngoài ra, kết quả tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, trong đó mũi 1 đạt 64,3% và mũi 2 đạt 31,3%. Kết quả tiêm cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi, mũi 1 và mũi 2 đều đạt hơn 99%; mũi 3 đạt 46,7%.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, hiện tại, dịch Covid-19 trên địa bàn Thủ đô đang được kiểm soát tốt. Công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19 cũng đang được đẩy nhanh tiến độ. Cùng với đó, công tác thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 đã và đang được triển khai hiệu quả.

Theo ông Dũng, Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp mắc hay nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ và bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, bệnh sốt xuất huyết đang có xu hướng tăng dần nhưng hiện vẫn được kiểm soát. Điều này cũng phù hợp với dự báo cũng như tình hình dịch chung của cả nước. Thành phố cũng đã chủ động bám sát tình hình dịch, sẵn sàng nhân lực, cơ số vật tư, hóa chất phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh.

Để đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, chủ động phòng, chống dịch, ông Chử Xuân Dũng đã nhấn mạnh đến 4 vấn đề trọng tâm mà thành phố Hà Nội tập trung, chỉ đạo trong thời gian tới.

Trong đó, Hà Nội sẽ tập trung củng cố, nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, lấy phòng bệnh làm ưu tiên hàng đầu. Trước mắt, thành phố cần tập trung kiểm soát, không để tái bùng phát dịch Covid-19 và các dịch bệnh thường xuyên có xu hướng gia tăng.

Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư, hóa chất phục vụ công tác khám, chữa bệnh và phòng, chống dịch.

Đồng thời, phát triển mạng lưới y tế cơ sở. Cụ thể là tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại trạm y tế, phòng khám đa khoa, nhằm thu hút người bệnh đến khám, chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở, giảm tải cho tuyến trên. Nâng cao chất lượng trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình, quản lý sức khỏe toàn dân (cập nhật hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử trên phần mềm của Bộ Y tế), tăng cường quản lý, điều trị các bệnh không lây nhiễm tại trạm Y tế. Bên cạnh đó, tập trung triển khai các dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo, trong đó có đầu tư y tế cơ sở, trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực đảm bảo người dân được tiếp cận tốt nhất các dịch vụ y tế chăm sóc ban đầu.

Các điểm cầu tham dự hội nghị trực tuyến “Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững”.
Các điểm cầu tham dự hội nghị trực tuyến “Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững”. (Ảnh: Tiến Thanh)

Phó Chủ tịch Chử Xuân Dũng cho biết, Thành phố sẽ nỗ lực nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh. Tiếp tục triển khai việc thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”. Đặc biệt, tiếp tục thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới và các dịch bệnh lưu hành; duy trì thành quả phòng, chống dịch, đảm bảo an toàn bệnh viện, an toàn nhân viên y tế.

Theo ông Chử Xuân Dũng, trong 2 tháng 7 và 8/2022, thành phố Hà Nội đã có 4 văn bản đề xuất Bộ Y tế, cụ thể: Văn bản 2191 ngày 8/7/2022 về công tác đấu thầu thuốc tập trung cấp địa phương; văn bản 2232 ngày 13/7/2022 về báo cáo khó khăn, vướng mắc trong xây dựng và ban hành đơn giá mặt hàng xét nghiệm SARS-CoV-2 và kỹ thuật RT-PCR sử dụng ngân sách nhà nước; văn bản 2400 ngày 26/7/2022 về việc thực hiện và thu tiền xét nghiệm Covid-19 khi người dân có nhu cầu xét nghiệm và tự nguyện chi trả chi phí; văn bản số 2724 ngày 19/8/2022 về khó khăn, vướng mắc, bất cập trong cung ứng thuốc, trang thiết bị vật tư y tế, vật tư tiêu hao, hóa chất xét nghiệm tại các cơ sở y tế.

“Với 4 văn bản nêu trên, UBND thành phố Hà Nội xin báo cáo Thủ tướng, Phó Thủ tướng và quyền Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn cho Thành phố”, Phó Chủ tịch Chử Xuân Dũng kiến nghị.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Những chính sách trong Luật Thủ đô năm 2024 sẽ tạo đột phá cho sự phát triển và nâng tầm đô thị của Thủ đô. Đây cũng là nền tảng quan trọng mở đường đưa Thủ đô Hà Nội tiến lên một vị thế mới, xứng tầm là hạt nhân, trung tâm hội tụ, lan tỏa của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới.
Dự báo giá vàng tuần từ 25-30/11: Giá vàng sẽ tăng hay giảm?

Dự báo giá vàng tuần từ 25-30/11: Giá vàng sẽ tăng hay giảm?

(LĐTĐ) Sau tuần tăng mạnh, giá vàng thế giới tuần này nhận dự báo lạc quan từ giới chuyên gia và nhà đầu tư.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong thanh, thiếu niên

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong thanh, thiếu niên

(LĐTĐ) Ngày hội Thanh niên với văn hóa giao thông và chuỗi hoạt động “Tuổi trẻ Thủ đô tham gia tuyên truyền, giữ gìn trật tự an toàn giao thông” năm 2024 diễn ra ngày 24/11, với nhiều nội dung thiết thực, ý nghĩa.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/11: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/11: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 25/11, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời hửng nắng.
Giá vàng hôm nay 25/11: Chưa có dấu hiệu giảm

Giá vàng hôm nay 25/11: Chưa có dấu hiệu giảm

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 25/11: Giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết ở mức 85-87 triệu đồng/lượng (mua - bán). Chênh lệch giữa chiều mua và bán là 2 triệu đồng/lượng.
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.

Tin khác

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Xem thêm
Phiên bản di động