Hà Nội: Xử lý các bục bệ, cầu dẫn gây cản trở hệ thống thoát nước
Những năm qua, thành phố Hà Nội đã làm rất nhiều việc để hạn chế thấp nhất mưa ngập trên các tuyến phố của nội đô. Thực tế tình trạng úng ngập cũng đã giảm hơn so với trước đây. Tuy nhiên, trong công tác phòng chống úng ngập, có một vấn đề đó là để thuận tiện cho việc lên xuống của người dân, nhiều nhà dân và các cơ sở kinh doanh đã tự phát đổ bê tông kín cả phần cống thoát nước tạo thành những bục bệ, đường dẫn kiên cố chắc chắn kết nối phần vỉa hè, lòng đường.
Việc làm này có thể khiến người điều khiển phương tiện giao thông lên xuống vỉa hè nhanh hơn, tiện hơn nhưng cả về mỹ quan đô thị lẫn hệ thống thoát nước của Thành phố đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là trong mùa mưa bão.
Công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hà Nội ra quân xử lý các bục bệ, cầu dẫn gây cản trở hệ thống thoát nước. |
Dọc theo nhiều tuyến phố của Hà Nội không khó để nhận thấy nhiều hộ dân đã vô tư đắp, lắp những bục bệ, kết nối giữa phần vỉa hè với lòng đường. Về mặt mỹ quan, những bục bệ không gây ảnh hưởng nhiều tới đường phố. Nhưng có một thứ tác hại dễ nhìn thấy nhất từ bục bệ là làm ách tắc dòng chảy tiêu thoát nước mỗi khi mưa lớn.
Ghi nhận tại một số tuyến phố như Thái Thịnh (quận Đống Đa), Mai Hắc Đế (quận Hai Bà Trưng)... tình trạng người dân tự ý dựng bục bệ, cầu dẫn sai quy định diễn ra khá phổ biến. Tương tự, trên phố Trương Định, thay vì làm cầu sắt, các hộ gia đình có cửa hàng kinh doanh mặt phố đều xây bục bệ chắc chắn, đoạn dài, đoạn ngắn khiến cảnh quan đô thị trở nên lộn xộn.
Tình trạng này cũng diễn ra khá phổ biến tại các tuyến phố khác như Chùa Bộc, Xã Đàn (quận Đống Đa); Tam Trinh, Tây Kim Ngưu, Kim Giang (quận Hoàng Mai); Đỗ Đức Dục, Miếu Đầm, Cương Kiên (quận Nam Từ Liêm)…
Trong khi đó, sau mỗi trận mưa, việc tiêu thoát nước tại các tuyến phố nội đô nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều và việc đưa nước tới miệng hố ga. Nếu hố ga hoặc rãnh bị tắc sẽ làm nước mưa dềnh lên gây ngập cục bộ.
Để thuận tiện cho việc lên xuống của người dân, nhiều nhà dân và các cơ sở kinh doanh đã tự phát đổ bê tông kín cả phần cống thoát nước tạo thành những bục bệ, đường dẫn kiên cố chắc chắn kết nối phần vỉa hè, lòng đường gây cản trở việc thoát nước. |
Theo lãnh đạo Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hà Nội, để chuẩn bị và đảm bảo cho công tác thoát nước, phòng chống úng ngập mùa mưa năm 2021, bắt đầu từ tháng 3 đến nay, các xí nghiệp trực thuộc đơn vị đã phối hợp với chính quyền và lực lượng trật tự đô thị các phường trên địa bàn tổ chức ra quân phá dỡ, thu dọn bục bệ, tấm chắn vật cản trên các tuyến phố nhằm giải quyết tình trạng ách tắc, tăng cường khả năng thu, thoát nước mùa mưa.
Cụ thể, Xí nghiệp thoát nước số 1 đã triển khai thực hiện trên các tuyến phố của phường Hàng Bạc, Đồng Xuân; Xí nghiệp thoát nước số 2 tổ chức thực hiện trên đường Nguyễn Chí Công thuộc địa bàn 2 phường Xuân La và Phú Thượng, quận Tây Hồ; Xí nghiệp thoát nước số 3 thực hiện trên phố Minh Khai, đoạn dốc Minh Khai và chân cầu Vĩnh Tuy và Xí nghiệp thoát nước số 8 tổ chức tại các tuyến phố Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Tô Hiệu, Lê Lợi, quận Hà Đông.
Theo lãnh đạo Công ty, trong thời gian tới, nhằm đảm bảo an toàn hệ thống thoát nước, các đơn vị sẽ tiếp tục triển khai phá dỡ, thu dọn bục bệ, tấm chắn vật cản trên các tuyến phố, đặc biệt là tại những điểm thường xuyên xảy ra úng ngập, tuyến phố trung tâm, tuyến phố thương mại.
Đồng thời, đơn vị phối hợp chặt chẽ với chính quyền và lực lượng có liên quan, tổ trưởng tổ dân phố tích cực tuyên truyền để người dân không đậy tấm chắn, vật cản bịt các ga thu nước, đổ bê tông, xây gờ dắt xe lên rãnh thu, hố ga làm mất khả năng thu, thoát nước của hệ thống thoát nước, xử phạt nghiêm hành vi cố tình vi phạm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Trật tự đô thị 23/11/2024 14:49
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34