Nâng cao ý thức đội mũ bảo hiểm cho trẻ em:

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn

(LĐTĐ) Luật Giao thông đường bộ quy định rất rõ về việc trẻ em trên 6 tuổi cần đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, tuy nhiên một bộ phận phụ huynh vẫn thờ ơ trước sự an toàn của con trẻ. Từ thực tế vi phạm cho thấy, cùng với tăng cường giáo dục cho học sinh, mỗi phụ huynh cần là tấm gương về chấp hành pháp luật giao thông để con em mình noi theo.
Nâng cao tỷ lệ đội mũ bảo hiểm cho trẻ em
Cha mẹ cho con sử dụng xe gắn máy khi chưa đủ tuổi gây tai nạn có thể bị truy tố
Đừng để trẻ học thói xấu từ việc cha mẹ vi phạm luật giao thông

Phải bắt đầu từ phụ huynh

Theo ghi nhận của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, thời gian qua việc chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm nói chung và đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông nói riêng đã có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên, ở một số tỉnh, tỷ lệ đội mũ bảo hiểm cho trẻ em hiện còn thấp. Cụ thể, theo kết quả khảo sát, hiện vẫn còn 20/63 tỉnh có tỷ lệ học sinh đội mũ bảo hiểm đạt dưới 66%, cá biệt có 3 tỉnh, tỷ lệ học sinh đội mũ bảo hiểm chỉ đạt dưới 50%.

0759 anh 2
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành trao mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1.

Thực tế, việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ từ 6 tuổi trở lên không chỉ là quy định bắt buộc của pháp luật mà còn là hành động thể hiện trách nhiệm, tình thương của cha mẹ với trẻ nhỏ. Nhưng hiện nay, tại khuôn viên các cơ sở giáo dục tiểu học, đặc biệt là thời điểm tan tầm có thể bắt gặp một bộ phận phụ huynh “quên” đội mũ bảo hiểm cho trẻ.

Quanh vấn đề này, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Khuất Việt Hùng khẳng định, trách nhiệm của gia đình, nhà trường giữ vai trò rất quan trọng để duy trì việc đội mũ bảo hiểm cho học sinh, dần hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm ngay từ nhỏ. Nói cách khác, việc đảm bảo an toàn giao thông cho người tham gia, nhất là học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở là điều rất quan trọng, nhằm nâng cao ý thức về việc tham gia giao thông. Ở lứa tuổi này, cần có sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh trong việc giáo dục nhân cách từ những việc nhỏ như chấp hành luật lệ an toàn giao thông.

Theo tìm hiểu, từ đầu tháng 4/2015, lực lượng chức năng tiến hành xử phạt trường hợp trẻ em vi phạm quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm. Song hành với đó, nhiều cơ sở, trường đào tạo cũng ban hành quy định: Học sinh vi phạm lần 1 sẽ bị hạ một bậc hạnh kiểm tháng mắc lỗi, phê bình trước lớp, trước trường, kiểm điểm và mời gia đình đến cam kết.

Học sinh đã biết lỗi nhưng vẫn vi phạm lần 2, sẽ hạ một bậc hạnh kiểm của học kỳ, trả về gia đình giáo dục trong 3 ngày để tự kiểm điểm, thông báo tới địa phương nơi cư trú… đây là một trong những động thái trực tiếp cải thiện tình trạng đội mũ bảo hiểm, nâng cao ý thức cho cả phụ huynh và học sinh.

Nâng cao nhận thức

Thực tế, đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy đã trở thành thói quen, nét đẹp văn hoá giao thông tại Việt Nam. Để hình thành nét văn hóa này, Đảng và Nhà nước luôn xác định bảo đảm trật tự an toàn giao thông là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn và an sinh xã hội. Từ chỗ mỗi năm có gần 12.000 người chết do tai nạn giao thông năm 2010, đến năm 2019 số người chết đã giảm ở mức dưới 8.000 người.

0818 anh 3
Chở trẻ em mà "quên" đội mũ bảo hiểm sẽ làm tăng nguy cơ gây tai nạn giao thông.

Đáng chú ý, nhiều năm gần đây, các ngành chức năng đã có nhiều hoạt động tích cực, đẩy mạnh tuyên truyền cho phụ huynh, giáo dục học sinh đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Chương trình Trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 là ví dụ. Theo đó, từ năm học 2018 – 2019 với chủ đề “Giữ trọn Ước mơ”, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công ty Honda Việt Nam đã phối hợp tổ chức triển khai.

Sau 2 năm tổ chức, gần 4 triệu chiếc mũ bảo hiểm chất lượng được Công ty Honda Việt Nam trao đến tận tay các em học sinh lớp 1 tại tất cả các trường Tiểu học trên phạm vi toàn quốc. Chương trình đã góp phần nâng cao đáng kể tỷ lệ đội mũ bảo hiểm cho trẻ em. Qua khảo sát, tỷ lệ đội mũ bảo hiểm ở trẻ em (6 đến 15 tuổi) đã tăng từ 35% năm 2017 lên đến 70% vào cuối năm 2019.

Trong năm học 2020-2021, dự kiến sẽ có 1.904.045 mũ bảo hiểm Honda được trao tặng tới các học sinh bước vào lớp 1 trong dịp khai giảng năm học mới. Song song với đó là các hoạt động đồng hành nhằm tuyên truyền kiến thức an toàn giao thông và nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là các bậc cha mẹ, phụ huynh học sinh về việc chấp hành đội mũ bảo hiểm cho con em mình.

Cụ thể, chương trình xác định rõ 4 mục tiêu chính gồm: Nâng cao ý thức của người dân về việc chấp hành quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đạt quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia cho trẻ em khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, qua đó giảm thiểu hậu quả do tai nạn giao thông gây ra đối với trẻ em; Góp phần thực hiện mục tiêu nâng tỷ lệ đội mũ bảo hiểm đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với trẻ em là 80% vào năm 2020 theo Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 19/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Bàn về giải pháp nâng cao ý thức đội mũ bảo hiểm cho trẻ em Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho rằng, giáo dục, bồi dưỡng và rèn luyện, năng lực, phẩm chất ở trẻ để đảm bảo phát triển toàn diện là quá trình liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau trong thời gian dài. Do đó, giáo dục luôn đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.

Thực tế, môi trường trẻ sống và học tập, phát triển ngoài những tác động tích cực luôn tiềm ẩn những yếu tố tiêu cực có thể làm nguy hại đến trẻ khi mà lứa tuổi nhỏ rất hiếu động, dễ bắt chước theo, ít vốn sống. Đặc biệt, khi không có sự phối hợp đúng đắn, thiếu thống nhất giữa gia đình và xã hội sẽ gây ra những hệ lụy xấu, không thể khắc phục.

Từ những lý do trên, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ khẳng định, vai trò của gia đình - nhà trường trong công tác tuyên truyền, giáo dục để hình thành ý thức đội mũ bảo hiểm của trẻ em là hết sức cần thiết.

Đồng quan điểm trên, ông Khuất Việt Hùng nhận định: “Trách nhiệm của gia đình, nhà trường giữ vai trò rất quan trọng để duy trì việc đội mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1, dần hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm ngay từ nhỏ. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề nghị các gia đình, nhà trường thường xuyên quan tâm, đội mũ bảo hiểm cho con em mình khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy, xe đạp điện để bảo đảm an toàn”.

Rõ ràng, đã có khá nhiều bài học, hệ lụy thương tâm để lại nỗi đau ám ảnh từ những vụ tai nạn giao thông xảy ra với trẻ em, chỉ vì cha mẹ chủ quan, lơ là không đội mũ bảo hiểm. Sự chủ quan của người lớn có thể khiến con em mình ngồi phía sau tay lái phải đối mặt với mối hiểm nguy khôn lường.

Chính bởi vậy, để bảo đảm hiệu quả đồng bộ, cùng với việc giáo dục con em mình, các bậc phụ huynh cần nêu gương trong việc chấp hành pháp luật giao thông, đặc biệt là phải thực hiện nghiêm túc quy định đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi đi xe máy.

Tại Lễ Công bố chương trình Trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 toàn quốc năm học 2020 - 2021 với chủ đề “Giữ trọn Ước mơ”. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia yêu cầu các đơn vị liên quan phải xây dựng kế hoạch tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường tháng 9/2020, lấy trọng tâm là tuyên truyền vận động phối hợp với tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm về đội mũ bảo hiểm đối với học sinh và người chở học sinh đi mô tô, xe máy, xe đạp điện. Các trường Tiểu học phải tổ chức tặng mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho học sinh lớp 1 trong Lễ Khai giảng năm học mới 2020-2021 đồng loạt trên cả nước, hoàn thành trao tặng mũ trong tháng 9/2020. Các nhà trường trên toàn quốc cần tổ chức ký và đảm bảo thực hiện cam kết giữa gia đình và nhà trường về bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh, trong đó có cam kết về việc đội mũ bảo hiểm cho con khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện.
Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Ban An toàn giao thông (ATGT) thành phố Hà Nội tổ chức thăm hỏi, động viên và trao quà đến các hộ gia đình có người thân là nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông. Đây là hoạt động thường niên đầy ý nghĩa nhằm chia sẻ một phần khó khăn với gia đình người bị nạn.
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Kế hoạch, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Công an, UBND Thành phố về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nói chung và công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) nói riêng... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông.
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

(LĐTĐ) Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm các quy định về an toàn giao thông, góp phần hạn chế các hành vi liên quan dẫn đến tai nạn giao thông liên trên địa bàn quận, thời gian qua, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã triển khai thực hiện kết hợp nhiều giải pháp và bước đầu đã ghi nhận những kết quả tích cực.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

(LĐTĐ) Mới đây, tại Kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

(LĐTĐ) Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi hoàn thành sẽ góp phần khớp nối đồng bộ hệ thống giao thông của thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phía Nam. Vì vậy, huyện Thanh Trì đang quyết liệt vào cuộc nhằm gỡ “nút thắt” tại một số đoạn đường chưa giải phóng mặt bằng (GPMB) của Dự án.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã giao đơn vị địa bàn khẩn trương xác minh, làm rõ hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy, cầm cờ có biểu tượng Trường Trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng di chuyển trên đường Nguyễn Trãi.
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Theo quy định, đường Vành đai 3 trên cao là đường cao tốc, chỉ dành riêng cho ô tô lưu thông, vận tốc tối đa theo từng đoạn 80-100km/h. Tuy nhiên, vẫn có một số người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy cố tình vi phạm. Đây là vi phạm xuất phát từ ý thức kém của một bộ phận người tham gia giao thông, cần phải lên án, xử lý nghiêm.
Xem thêm
Phiên bản di động