Hiểm họa từ các video, clip bạo lực trên mạng
Hiểm hoạ đồ ăn vặt trước cổng trường | |
Hiểm họa từ việc sử dụng tai nghe khi lái xe | |
Hiểm họa sau những "tiếng cười"! |
Tran lan clip bẩn, độc hại
Những năm trở lại đây, YouTube đã trở thành mảnh đất “vàng” thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Không ít người kiếm được hàng trăm triệu đồng mỗi tháng bằng việc đăng tải các clip, video lên YouTube. Khi lượng người xem đạt đến một mức độ nhất định, người đăng tải clip, video sẽ kiếm được tiền từ các nhãn hiệu quảng cáo thông qua YouTube. Lượng người xem càng nhiều, đồng nghĩa với việc tiền quảng cáo càng nhiều.
Vì lợi ích kinh tế, không ít người làm nội dung bất chấp các giá trị về văn hóa, giáo dục, tạo nên các clip phản cảm nhưng gây tò mò, kích thích, dung tục để thu hút người xem và kiếm tiền. Để ngăn chặn tình trạng trên, từ đầu năm 2018 đến giữa năm 2019, Google đã ngăn chặn, gỡ bỏ gần 8.000 video clip xấu độc trên YouTube theo yêu cầu của nhà chức trách nhưng do cơ chế quản lý nội dung trên YouTube còn rất nhiều bất cập nên việc ngăn chặn gỡ bỏ này như “bắt cóc bỏ đĩa”.
Điển hình, giữa tháng 9 vừa qua, kênh YouTube Lay TV bị cộng đồng mạng lên án vì đăng tải video phản cảm hướng dẫn trẻ em nghịch ổ cắm điện. Cụ thể, ở phần cuối đoạn video có tên “23 tuổi với 1 tuổi”, nam thanh niên đùa với bé gái bằng cách lấy một ổ điện rồi chọc ngón tay vào và giả vờ bị điện giật. Nhiều người cho rằng hành động này vô tình dạy trẻ em cách tự sát.
Cùng với Lay TV, TNT Vlogs là một trong những kênh YouTube có lượng người đăng ký nhiều thuộc top đầu ở Việt Nam. Tuy nhiên vừa qua, dân mạng lại tiếp tục dậy sóng phẫn nộ với video thả 100 con dao từ trên cao xuống của kênh này. Cách đây khoảng 2 tuần, kênh YouTube có tên Zhan Toons đăng tải một loạt video hóa trang thành nhân vật hoạt hình được trẻ em vô cùng yêu thích như Elsa, Spiderman... nhưng nội dung khiêu dâm, phản cảm.
Hàng ngàn video trên YouTube có chứa nội dung bạo lực và phản cảm xuất hiện trong các bộ phim hoạt hình trẻ em. Hình ảnh này cho thấy chú lợn Peppa Pig mô tả nhân vật bị tấn công bởi zombie |
Trước đó, cộng đồng YouTube Việt Nam cũng được phen dậy sóng khi trên kênh mạng xã hội này liên tiếp xuất hiện những video thử thách phản cảm như: Thử thách 24 giờ làm động vật, ngủ trong quan tài, làm mù mắt bằng đèn bàn học, trêu chọc phụ nữ nơi công cộng… thu hút hằng trăm nghìn lượt xem.
Không dừng lại ở đó, những video thực hiện các “thử thách” có phần mạo hiểm hơn như “Thử thách 24h sống trong quan tài”, “Thử thách 24h sống trong nhà dưới đất”, “Thử thách bơi trên sông bằng túi nilon” hay thậm chí là “Thử thách uống dung dịch vệ sinh phụ nữ”... cũng được các bạn trẻ thực hiện, quay video rồi chia sẻ lên Youtube cũng đã thu hút rất đông lượt xem bất chấp việc có thể gây nguy hiểm cho bản thân khi thực hiện các đoạn video này.
Không chỉ nằm ở mức ẩn họa, những video độc hại đã trực tiếp gây ra tổn hại cho trẻ nhỏ khi các bé học theo những hành động của Vloger. Điển hình như trường hợp của bé trai tên Đ.T.K, 8 tuổi sống tại huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh bị rơi vào trạng thái hôn mê sâu do treo cổ tự tử. Theo đó, ngày 20/11, người nhà phát hiện bé trai này dùng khăn quàng học sinh treo cổ trên dây phơi đồ, chân cách mặt đất 20 cm, môi tím, tiêu không tự chủ, hôn mê. Gia đình lập tức đưa bé đến phòng khám tư gần nhà sơ cứu, sau đó chuyển đến bệnh viên FV rồi chuyển qua bệnh viện Nhi đồng 2.
Theo các bác sĩ, lúc chuyển đến bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh nhi hôn mê, có chấm xuất huyết 2 mắt, vết hằn trên cổ, điểm tri giác chỉ còn 3 - 4/15. Sau 7 ngày điều trị, K. được xuất viện, sức khỏe ổn định. Kể với người nhà, cháu K. cho biết cháu có xem “clip hướng dẫn treo cổ” trên mạng xã hội, sau khi thắt xong, nhân vật trong clip vẫn sống, nên K. làm theo.
Phụ huynh phải là người định hướng
Chị Trần Thu Hương (ở Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy) đã từng sốc khi thấy cậu con trai 6 tuổi của mình xem một đoạn phim có nhân vật siêu anh hùng ngồi ôm ấp các cô gái mặc hở hang, phản cảm. “Để có thời gian tập trung vào công việc, tôi bắt đầu cho cháu xem YouTube từ năm 2 tuổi. Nhưng không ngờ những nội dung dung tục lại xuất hiện liên quan đến các nhân vật hoạt hình”, chị Hương kể.
Cùng tâm lý như chị Hương, chị Đỗ Ngọc Anh (ở Tô Hiệu, Hà Đông) tỏ ra hối hận vì đã dùng YouTube để “trông” cậu con trai gần 3 tuổi vài tháng nay để rảnh tay quản lý cửa hàng quần áo. “Nó trở nên lười nói, lười giao tiếp hơn trước, suốt ngày chỉ chăm chăm vào mấy clip siêu nhân đánh nhau. Có lần, nó dúi ngã và định đánh thằng bé tầm tuổi bên hàng xóm giống trò chiến đấu trên mạng”, chị Ngọc Anh chia sẻ. Những câu chuyện mà chị Hương và chị Ngọc Anh chia sẻ là minh chứng rõ ràng nhất cho những hệ lụy tất yếu xảy ra khi để trẻ tiếp cận với YouTube mà không có sự kiểm tra, giám sát của phụ huynh.
Phụ huynh nên cùng truy cập Internet với con, giám sát chặt chẽ nội dung con đang xem để tránh các nội dung nhạy cảm. Các phương tiện truyền thông miễn phí hiện nay có bộ lọc rất kém nên trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi nội dung không phù hợp. Cũng theo ông Vũ, trong bối cảnh mỗi ngày có hàng trăm, nghìn video xuất hiện trên mạng xã hội tiểm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ em đòi hỏi trách nhiệm và hành động thực tế của tất cả các bên liên quan bao gồm cả Nhà nước, gia đình, nhà trường, doanh nghiệp và truyền thông để có thể bảo vệ trẻ em an toàn trên môi trường mạng. |
Hiện nay, với những ứng dụng tìm kiếm thông minh, chỉ cần gõ một từ khóa trên Google hay YouTube thì lập tức trên mạng xã hội sẽ tự động đề xuất cho người xem một loạt clip tương tự, kể cả những trò chơi tiêu cực, phản cảm. Riêng đối với các trang dành cho trẻ em các trò chơi, video này thông thường sẽ là bài hát, nhân vật hoạt hình như bình thường, rồi sau đấy là những hành động bạo lực mà background vẫn là nhạc hoạt hình nên cha mẹ nếu không ngồi xem cùng con mà chỉ nghe tiếng sẽ không đoán biết được. Với hình thức và thủ đoạn tinh vi như vậy, ngay cả trang YouTube hay Google cũng không thể kiểm soát được các trò chơi, video tiêu cực, dạy các bé tự tử.
Trước những sự phát triển của các video phản cảm, tiêu cực trên mạng xã hội mà đối tượng được nhắm tới là trẻ em, Tiến sỹ tâm lý học Trần Thành Nam nhận định: Vì các bạn nhỏ chưa phân biệt được các hành động nguy hại nên phụ huynh phải là người định hướng. Bởi thậm chí, phim hoạt hình siêu nhân cũng có thể gây ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ.
Những video mà trẻ xem hằng ngày sẽ từ từ đi sâu vào tiềm thức, khi trẻ bị kích thích thì trẻ sẽ hành động theo tiềm thức có sẵn và dễ gây nguy hiểm cho chính bản thân cũng như những người xung quanh. Vì vậy, khi cho trẻ xem hay học trên YouTube phụ huynh phải định hướng rõ ràng.
Đồng tình với tiến sĩ Nam, Ông Ngô Trần Vũ, giám đốc Công ty bảo mật Nam Trường Sơn, hiện nay rất nhiều phụ huynh đang “thả cửa” cho con em chơi bằng cách giao cho máy tính và máy tính bảng để con khỏi nghịch, dễ quản lý. Theo ông Vũ, cha mẹ cần phải quy định thời gian dùng Internet trong ngày của con, cho con đi dã ngoại hoặc tham gia các lớp huấn luyện kỹ năng sống.
Phụ huynh nên cùng truy cập Internet với con, giám sát chặt chẽ nội dung con đang xem để tránh các nội dung nhạy cảm. Các phương tiện truyền thông miễn phí hiện nay có bộ lọc rất kém nên trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi nội dung không phù hợp. Cũng theo ông Vũ, trong bối cảnh mỗi ngày có hàng trăm, nghìn video xuất hiện trên mạng xã hội tiểm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ em đòi hỏi trách nhiệm và hành động thực tế của tất cả các bên liên quan bao gồm cả Nhà nước, gia đình, nhà trường, doanh nghiệp và truyền thông để có thể bảo vệ trẻ em an toàn trên môi trường mạng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Trật tự đô thị 23/11/2024 14:49
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34