Hiệu quả từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy Đông Anh, toàn huyện đã tập trung đẩy mạnh phát triển văn hóa, xã hội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp
Chú trọng nâng cao đời sống văn hóa cho đoàn viên Công đoàn
Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân

Báo cáo của Huyện ủy Đông Anh về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVIII (nhiệm kỳ 2015-2020) cho thấy, trong nhiệm kỳ qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, toàn huyện đã tập trung đẩy mạnh phát triển văn hóa, xã hội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Theo đó, phong trào thể dục thể thao quần chúng trên địa bàn huyện đã có sự phát triển sâu rộng, có trên 42% người dân tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, vượt chỉ tiêu Đại hội XXVIII đề ra là 37,3%. Thể thao truyền thống, thể thao thành tích cao tiếp tục được huyện quan tâm đầu tư, duy trì và phát triển mạnh. Đông Anh đã cung cấp nhiều vận động viên tiêu biểu cho đội tuyển Thành phố và quốc gia; nhiều vận động viên tham gia thi đấu trong nước và quốc tế đạt thành tích cao.

soi noi vong chung ket giai bong chuyen hoi khoi cac truong hoc nam 2018
Phong trào thể dục thể thao quần chúng trên địa bàn huyện Đông Anh đã và đang có sự phát triển sâu rộng (Ảnh Mai Quý)

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa được huyện chú trọng và quan tâm, nhiều công trình văn hóa được đầu tư tu bổ, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Hệ thống di sản văn hóa phi vật thể được khôi phục, bảo tồn, phát huy và khai thác có hiệu quả. Trên địa bàn huyện hiện có 25 câu lạc bộ nghệ thuật trình diễn dân gian và môn thể thao truyền thống hoạt động đúng quy chế; huyện cũng đã đầu tư hỗ trợ các câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống như ca trù, múa rối nước, chèo, tuồng và việc tuyển chọn năng khiếu cho 5 bộ môn: Vật, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông và bóng đá.

Trong 5 năm qua, hệ thống thiết chế văn hóa từ huyện đến thôn, tổ dân phố được quan tâm đầu tư xây dựng theo hướng đạt chuẩn, quản lý, khai thác ngày càng hiệu quả. Toàn huyện có 8/24 (33,3%) xã có Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã; 100% thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa hoặc điểm sinh hoạt cộng đồng, trong đó có 148/155 (95,5%) nhà văn hóa thôn, 22/30 (73,3%) nhà văn hóa tổ dân phố đạt tiêu chuẩn.

Công tác xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đạt kết quả đáng ghi nhận: Chất lượng công tác xây dựng, bình xét các mô hình văn hóa ở cơ sở được nâng cao. Dự kiến ​​đến hết năm 2020: Tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt 90%; 149/155 thôn, làng đạt danh hiệu “Làng văn hóa”, đạt 96%; 38/40 đạt 95% tổ dân phố đạt danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa”.

Nhiều phong trào thi đua yêu nước gắn với việc thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được duy trì và đi vào nền nếp; công tác tuyên truyền, vận động, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng gương người tốt, việc tốt được triển khai kịp thời; việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy chế nếp sống văn hóa, thực hiện việc cưới, việc tang văn minh và lễ hội trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là việc thực hiện tang lễ văn minh, bãi bỏ hoàn toàn các hủ tục, tỷ lệ người chết được đưa đi hỏa táng đạt kết quả cao với 93,63%, tăng 41% so với năm 2015.

Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước từng bước đi vào cuộc sống, có những tác động tích cực, được cán bộ và nhân dân đồng tình, hưởng ứng. Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo được tăng cường chặt chẽ. Các hoạt động tôn giáo được thực hiện theo quy định của pháp luật và phù hợp với nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.

Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới, Huyện ủy Đông Anh sẽ tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đẩy mạnh phát triển sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao gắn với xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, xây dựng người Đông Anh thanh lịch văn minh.

Cụ thể, huyện tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển Văn hóa - Thể thao huyện Đông Anh giai đoạn 2020 - 2025; trong đó thừa kế thành quả và tiếp tục huy động mọi nguồn lực tập trung thúc đẩy thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy các bộ môn văn hóa, thể thao truyền thống trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2018-2020 và các năm tiếp theo" và Đề án "Xây dựng, quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động của nhà văn hóa - khu thể thao thôn, tổ dân phố huyện Đông Anh giai đoạn 2017-2020".

Huyện tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đẩy mạnh nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện toàn bộ về cả thể chất và tinh thần; Đầu tư đồng bộ và nâng cao, phát huy hiệu quả công tác quản lý, đầu tư và khai thác các thiết chế văn hóa từ huyện đến cơ sở. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy các di sản văn hóa và bản sắc văn hóa, các loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của huyện.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động