Hiệu quả từ phương thức vận tải hành khách công cộng tiên tiến
Bước chạy đà thành công
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có thể được xem như dấu mốc đầu tiên cho xu thế phát triển vận tải công cộng hiện đại của Hà Nội. Không khó để thấy, người dân Thủ đô đang có xu hướng dịch chuyển từ du xuân bằng phương tiện cá nhân sang tàu điện Cát Linh - Hà Đông.
Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động đã góp phần hoàn thiện “bức tranh” giao thông Thủ đô ngày một thông thoáng, văn minh. |
Thống kê của Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) cho thấy, trong ngày 4/2 (tức mùng 4 Tết), lượng khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông tăng kỷ lục so với những ngày trước đó.
Cụ thể, tính đến 21h ngày 4/2 (giờ đóng bến) tàu điện Cát Linh - Hà Đông đã phục vụ khoảng 40.000 lượt khách đi lại, tham quan và trải nghiệm. Đây là lượng khách đi lại kỷ lục kể từ ngày chính thức bán vé thương mại đến nay.
Điểm đáng chú ý, hiện hầu hết hành khách đến trải nghiệm hay sử dụng tàu điện để đi làm đều có chung ấn tượng mạnh mẽ là nhanh chóng và an toàn. Theo đơn vị vận hành, tàu điện có ưu điểm hơn so với các loại hình phương tiện khác, cả hành trình từ ga Yên Nghĩa đến Cát Linh tàu di chuyển chỉ mất 23 phút, tính gồm cả thời gian dừng đỗ đón khách.
Trong khi đó, nếu xét cùng quãng đường này di chuyển bằng xe ô tô cá nhân, với tình hình ùn tắc của Thủ đô thì phải mất hơn 1 giờ vào khung giờ cao điểm; di chuyển bằng xe máy cũng phải mất trên 30 phút.
Hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông. |
Nhìn ở góc độ tổng thể, với những đặc điểm riêng, đường sắt đô thị và xe buýt sẽ là những nhân tố tích cực, bổ sung cho nhau, tăng hiệu quả và thu hút người đi cho hệ thống vận tải hành khách công cộng trong đô thị.
Ông Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Hanoi Metro, cho rằng, mỗi một phương thức vận tải đô thị chỉ đáp ứng được một số đối tượng nhất định. Bởi vậy, cần có cả một hệ thống đa loại hình để bổ sung cho nhau.
“Một phương thức vận tải không thể giải quyết được hết và Cát Linh - Hà Đông mới chỉ là sự khởi đầu. Và với sự khởi đầu tốt đẹp như hiện nay thì chúng tôi hi vọng tới đây Hà Nội sẽ tiếp tục đưa các tuyến đường sắt đô thị khác đi vào hoạt động” - ông Vũ Hồng Trường nhấn mạnh.
Tháo gỡ điểm nghẽn ùn tắc
Giao thông vận tải với phương châm “đi trước một bước” luôn là yêu cầu cấp thiết của các đô thị, vừa tháo gỡ các điểm nghẽn, vừa tạo điều kiện bứt phá nhanh. Với Thủ đô cũng vậy, chỉ khi có kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối và đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách thì nền kinh tế mới có điều kiện tăng trưởng nhanh, bền vững.
Di chuyển bằng đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông người dân sẽ không còn phải chịu cảnh ùn tắc. |
Hiện Hà Nội cũng đang đi đúng lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân, giảm thiểu ùn tắc giao thông. Cụ thể, hạn chế phương tiện cá nhân trên địa bàn Hà Nội sẽ gồm 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1 là ưu tiên nguồn lực để phát triển vận tải hành khách công cộng để cải tạo hạ tầng cho người đi bộ. Đây thường được gọi là giai đoạn “mua” thói quen đi lại phương tiện công cộng.
Giai đoạn 2 là kiểm soát phương tiện cá nhân, hướng người dân đến các loại hình vận tải hành khách công cộng. Giai đoạn 3 là hạn chế, tiến tới dừng sử dụng phương tiện cá nhân nếu đủ điều kiện.
Với tiền đề trên, nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, đường sắt đô thị là bộ phận cấu thành quan trọng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật, là tiền đề cho sự phát triển của giao thông đô thị.
Và phát triển giao thông đô thị bền vững cũng chính là điều kiện để phát triển đô thị bền vững. Một mạng lưới đường sắt đô thị hoàn thiện sẽ gắn kết, giúp việc đi lại giữa các khu dân cư, khu công nghiệp, trường học, bệnh viện... cũng như giữa đô thị hạt nhân và các đô thị vệ tinh xung quanh trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Đường sắt đô thị góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các khu vực và đô thị dọc tuyến.
Một số tuyến buýt kết nối với đường sắt đô thị. |
Chính bởi những ưu điểm kể trên nên khi tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi vào khai thác đã được xem là bước ngoặt lớn của giao thông Hà Nội nói riêng và giao thông cả nước nói chung.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông được đưa vào khai thác cũng nhận được nhiều kỳ vọng đó là góp phần giảm ùn tắc giao thông, tạo diện mạo mới văn minh cho Thủ đô.
Tuy nhiên, thành công ban đầu của tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Ðông cũng cho thấy thách thức nhất định mà giao thông Thủ đô cần phải vượt qua đó là cần phải đồng bộ về hạ tầng kết nối với đường sắt đô thị.
Nói cách khác, Thành phố bên cạnh việc sớm tăng cường năng lực cho hệ thống vận tải công cộng thì cần sớm đưa vào vận hành, khai thác tuyến Nhổn - Ga Hà Nội, đảm bảo vận hành đúng thời gian đoạn trên cao từ Nhổn đến Cầu Giấy.
Thời gian qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng, thành phố Hà Nội đã dành nhiều nguồn lực lớn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là các tuyến đường Vành đai, đường hướng tâm và đường trục chính đô thị. Các công trình lớn này từng bước thay đổi diện mạo Thủ đô, góp phần giảm ùn tắc giao thông. Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 cũng xác định, mạng lưới đường sắt đô thị sẽ đóng vai trò tạo nên bộ khung xương sống hoàn chỉnh cho hệ thống giao thông Thủ đô, tạo cơ hội phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, văn hóa, chính trị. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34