Chọn Lịch sử là môn thi thứ 4 kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10:

Học sinh không nên quá lo lắng

(LĐTĐ) Ngoài Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, học sinh thi vào lớp 10 Trung học phổ thông công lập không chuyên tại Hà Nội sẽ phải thi thêm môn thứ tư là Lịch sử. Thời điểm hiện tại, học sinh cần bình tĩnh, lên kế hoạch học tập và ôn luyện cho môn Lịch sử nói riêng và cả 4 môn thi nói chung một cách hợp lý.
Rà soát hồ sơ xác định chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 các trường ngoài công lập Giáo viên tư vấn cách ôn tập hiệu quả môn Lịch sử Hà Nội chọn Lịch sử là môn thi thứ tư vào lớp 10

Theo Tiến sĩ Lê Thị Thu Hương (Giáo viên môn Lịch sử tại Hệ thống Giáo dục Hocmai), trong chương trình phổ thông, môn học nào cũng quan trọng. Nhiệm vụ của học sinh là phải học đều các môn, không được chủ quan và bỏ qua môn học nào.

Vì vậy, việc Lịch sử được chọn là môn thi thứ tư tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông công lập không chuyên tại Hà Nội năm học 2021 - 2022 có chút ít bất ngờ với một số học sinh nhưng không gây khó khăn cho đại đa số, có chăng chỉ khó khăn với các em chủ quan, học lệch từ đầu năm.

Học sinh không nên quá lo lắng
Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông năm học 2020 - 2021 tại Hà Nội. Ảnh: P.T

Với kinh nghiệm nhiều năm dạy ôn thi cho học sinh, Tiến sĩ Lê Thị Thu Hương cho hay, để có kết quả tốt môn Lịch sử trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, học sinh cần có tâm thế thoải mái, tránh lo nghĩ quá mức. Bên cạnh đó, học sinh cần điều chỉnh kế hoạch học tập và ôn luyện phù hợp với lượng kiến thức hiện có của 4 môn thi, nhất là với các em chủ quan từ đầu năm lớp 9 chưa tập trung học môn Lịch sử thì cần ưu tiên thời gian cho bộ môn này.

Ngoài ra, học sinh cần đọc kĩ sách giáo khoa để nắm được kiến thức cơ bản của mỗi bài học, cần hiểu các sự kiện lịch sử, chú ý trả lời các câu hỏi cuối mục, cuối bài. Sau mỗi chương, cần luyện tập bằng việc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm do giáo viên cung cấp hoặc từ các tài liệu tham khảo chính thống, các nhà xuất bản có uy tín.

Học sinh cũng cần phân bố thời gian học cho từng phần của môn Lịch sử tương ứng với kết cấu đề thi. Kiến thức phần Lịch sử Việt Nam chiếm nhiều điểm trong bài thi hơn phần Lịch sử Thế giới nên tập trung thời gian ôn tập nhiều hơn. Hai tuần trước khi thi, học sinh tập trung luyện đề tổng hợp cả kiến thức Lịch sử Thế giới và Lịch sử Việt Nam.

“Nhìn chung, môn Lịch sử không khó. Còn thời gian hơn hai tháng nữa mới thi nên nếu các em học nghiêm túc, phân bổ thời gian học các môn hợp lý sẽ đạt kết quả cao” - Tiến sĩ Lê Thị Thu Hương chia sẻ.

Không nên quá lo lắng cũng là lời nhắn nhủ của Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Trinh (Giáo viên môn Lịch sử tại Hệ thống Giáo dục Hocmai) với học sinh. Lấy dẫn chứng thực tế từ kỳ thi vào lớp 10 năm 2019, Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Trinh cho biết phổ điểm của môn Lịch sử trong kỳ thi này khá cao.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Trinh, học sinh cần chú trọng vào phương pháp ôn tập hiệu quả, sử dụng các phương pháp như sơ đồ tư duy để ghi nhớ tổng thể, khái quát tiến trình lịch sử; học theo công thức 5W1H (What - Where - When -Why - Who - How, tạm dịch: Cái gì - Ở đâu - Khi nào - Tại sao - Là ai - Làm thế nào) để ghi nhớ, hiểu bản chất sự kiện, lập các công thức để ghi nhớ các loại kiến thức như nguyên nhân sự kiện, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm...; luyện tập với đề thi tham khảo, đề thi chính thức năm 2019 để nắm rõ cấu trúc đề, tham khảo thêm các khóa học online để củng cố lại các kiến thức đã bỏ lỡ.

“Thời gian còn lại là đủ để học sinh hệ thống lại kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới. Khi có phương pháp ôn tập tốt, học sinh sẽ ôn tập nhanh, hiệu quả và tự tin làm bài” - Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Trinh nhấn mạnh.

P.T

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động