Hồi sinh nghệ thuật ca trù ở vùng đất ven đô

Ca trù Thượng Mỗ là một trong những loại hình văn hóa đặc sắc và là niềm tự hào của người dân Đan Phượng. Trải qua thăng trầm lịch sử, nghệ thuật ca trù có thời từng bị quên lãng. Tuy vậy, với sự nỗ lực của nhiều nghệ nhân, người dân Thượng Mỗ cùng sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, nghệ thuật ca trù vùng đất ven đô đang hồi sinh từng ngày...
Người làm đẹp cảnh quan “ngôi nhà” của những anh hùng liệt sĩ Chuyện ở những miền quê đáng sống

Say mê nghệ thuật truyền thống

Những ngày giữa tháng 9/2023, chúng tôi đến Ủy ban nhân dân (UBND) xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng, bất ngờ bắt gặp những gương mặt háo hức, vui tươi của các học viên (cả người trung niên lẫn các em thiếu nhi) dự lớp bồi dưỡng nghệ thuật ca trù huyện Đan Phượng.

Bà Phạm Thị Thuyết (thôn Đại Thần, xã Đồng Tháp) cho biết, tham gia lớp bồi dưỡng có gần 50 học viên đến từ 16 xã, thị trấn, đây là những hạt nhân văn nghệ của huyện Đan Phượng. Bà Thuyết đã quen hát chèo từ nhiều năm nay nên cảm thấy rất yêu thích các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

“Tôi cũng thường xuyên nghe ca trù nên biết thông tin huyện mở lớp dạy ca trù, tôi đăng ký học ngay. Ban đầu, học khổ ca đàn và gõ phách, tôi thấy hơi khó nhưng tôi nghĩ rằng nếu mình học tập nghiêm túc, tìm hiểu về ca trù sẽ thấy được nét độc đáo của nghệ thuật này", bà Thuyết cho hay.

Bên trong hội trường, Nghệ nhân nhân dân ca trù Nguyễn Thị Tam trong bộ áo dài màu đỏ mận quý phái tất bật chuẩn bị phách, lời bài hát cho học viên. Sau hai tiết mục trình diễn “Đào hồng, đào tuyết” và “Tắm mát trên dòng sông đào” do ca nương Mai Phương, ca nương Minh Thúy và nghệ nhân Nguyễn Thị Tam trình bày, lớp học chính thức bắt đầu.

Trên sân khấu, các học viên trải chiếu ngồi xung quanh nghệ nhân Nguyễn Thị Tam. Gương mặt ai cũng thể hiện sự nghiêm túc, nắm bắt từng chỉ dẫn của nghệ nhân và sự say mê với môn nghệ thuật truyền thống này. Nghệ nhân Nguyễn Thị Tam giảng giải từng câu từ, nhịp phách, vần điệu để mỗi học viên nắm bắt được tinh thần của ca trù mà không cảm thấy nản vì khó. Học đến đâu, nghệ nhân hỏi lại học viên đến đó để nắm bắt được tinh thần cũng như sự tiếp thu của mỗi người.

Hồi sinh nghệ thuật ca trù ở vùng đất ven đô
Tiết mục “Đào hồng, đào tuyết” do ca nương Mai Phương, nghệ nhân Nguyễn Thị Tam trình diễn.

“Ca nương nhí” Nguyễn Mai Phương (thôn Cổ Ngõa Hạ, xã Phương Đình) theo học ca trù được 5 năm, hiện đã có thể trình diễn được 10 điệu ca trù chia sẻ, còn nhớ vào một ngày hè cách đây vài năm, tình cờ được xem nghệ nhân Nguyễn Thị Tam biểu diễn, em thấy yêu thích ca trù, nên xin bố mẹ đăng ký cho theo học. Ban đầu học ca trù rất khó nhưng càng học lại càng thấy hay. Mỗi khi địa phương có lớp bồi dưỡng nghệ thuật hát ca trù, em đều xin tham gia, vừa để trình diễn mẫu, vừa ôn luyện lời ca, ngón đàn, nhịp phách cho thuần thục hơn.

Theo nghệ nhân Nguyễn Thị Tam, các em nhỏ ở Thượng Mỗ rất yêu ca trù và cũng tiếp thu rất nhanh nghệ thuật độc đáo mà cha ông để lại. Để có thể hát đúng nhịp phách, ngân, rung đã khó nhưng khó hơn cả là làm sao hiểu được ý nghĩa từng câu hát để truyền cho đúng tinh thần ca trù. Phải mất 3 năm để các học trò của bà từ cảm được ca trù đến ngâm hơi, nhả chữ thành thục...

Là người đã có nhiều năm kinh nghiệm đứng lớp bồi dưỡng nghệ thuật hát ca trù cho các hạt nhân văn nghệ của huyện Đan Phượng, nghệ nhân Nguyễn Thị Tam cho biết, bà sẵn sàng dạy tại nhà cho bất cứ ai yêu thích ca trù, muốn tìm hiểu, học về nghệ thuật truyền thống này. Qua đó nhân lên những hạt giống ca trù ở khắp các địa phương trên địa bàn huyện Đan Phượng, đưa ca trù đến với đông đảo người dân, làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân.

Hồi sinh nghệ thuật ca trù

Theo các học viên, Nghệ nhân nhân dân Nguyễn Thị Minh Tam là người tâm huyết truyền dạy tới người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, ca nương trẻ về ca trù. Nghệ nhân đã truyền dạy cho các học viên trong câu lạc bộ ca trù xã Thượng Mỗ và người yêu ca trù các xã, thị trấn trên địa bàn huyện kỹ năng hát các làn điệu cơ bản của nghệ thuật hát ca trù như hát nói, hát miễu; luyện ngón, phách; khớp phách, đàn đáy, trống chầu; hợp luyện hát, đàn, trống, phách…

Được biết, hiện nay câu lạc bộ ca trù Thượng Mỗ có tổng số 45 hội viên. Cứ mỗi thứ bảy, chủ nhật hàng tuần, câu lạc bộ lại tổ chức các buổi đào tạo ca trù với sự tham gia của đông đảo học viên ở nhiều lứa tuổi, trong đó có các em thiếu nhi thực sự đáng quý. “Bảo tồn, phát triển loại hình nghệ thuật ca trù không dễ dàng nhưng tôi tin rằng, ca trù sẽ từng bước đi vào đời sống đương đại và khẳng định được sức sống mãnh liệt của nghệ thuật truyền thống dân tộc", nghệ nhân Nguyễn Thị Tam chia sẻ.

Hồi sinh nghệ thuật ca trù ở vùng đất ven đô
Lớp bồi dưỡng nghệ thuật ca trù nhằm nhân lên những hạt giống ca trù trong các xã, thị trấn của huyện Đan Phượng.

Từ khi thành lập câu lạc bộ đến nay, nghệ nhân Nguyễn Thị Tam đã dạy hơn 100 học trò, trong đó 45 người trở thành ca nương, có thể hát, biểu diễn nhiều lối hát ca trù cổ. Câu lạc bộ ca trù Thương Mỗ luôn duy trì trên 30 thành viên, độ tuổi trải rộng từ 6 đến 50. Cứ vào tối thứ bảy, chủ nhật hằng tuần, nhà bà Tam lại rộn ràng tiếng hát. Mấy năm nay, người dạy kép đàn là ông Sách đã mất, bà Tam lại thay ông trực tiếp hướng dẫn học viên kỹ thuật đánh đàn, cầm trống chầu, giữ nhịp phách...

Theo các chuyên gia văn hóa, ca trù là loại hình nghệ thuật quý của cha ông để lại, đã đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật và văn học. Tuy nhiên, trong thời gian dài, loại hình nghệ thuật này bị lãng quên, thậm chí vắng bóng, vì vậy, việc bảo vệ, phát huy nghệ thuật hát ca trù là công việc lâu dài nhưng cấp bách nhằm ngăn chặn tình trạng mai một.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Quang Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Đan Phượng, cho biết, việc Trung tâm Văn hóa thành phố Hà Nội phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao Đan Phượng mở lớp bồi dưỡng nghệ thuật hát ca trù cho các hạt nhân văn nghệ tại huyện Đan Phượng cũng là một trong những giải pháp quan trọng nhằm gìn giữ, phát huy nghệ thuật hát ca trù.

Theo lãnh đạo Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Đan Phượng, hiện nay, với chèo tàu Tân Hội, hội diều Bá Giang, ca trù Thượng Mỗ là một trong những loại hình văn hóa đặc sắc và là niềm tự hào của người dân Đan Phượng. Tương truyền, ca trù xuất hiện ở Thượng Mỗ từ thế kỷ XVII. Trải qua thăng trầm lịch sử, nghệ thuật ca trù có thời từng bị quên lãng. Tuy vậy, với sự nỗ lực của nhiều nghệ nhân, người dân Thượng Mỗ cùng sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, nghệ thuật ca trù vùng đất ven đô đang hồi sinh từng ngày...

Dẫu biết việc bảo tồn, phát triển loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo này không hề dễ dàng nhưng người dân Thượng Mỗ luôn tin rằng, khi các em nhỏ còn yêu thích và theo học thì ca trù sẽ khó mai một.

Năm 2009, nghệ thuật ca trù đã được UNESCO đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Từ đó đến nay, ca trù đã có sự trở lại mạnh mẽ, nhờ sự chung tay của cả cộng đồng. Nghệ thuật trình diễn ca trù đã có những khởi sắc hơn, thể hiện qua mức độ thực hành di sản được duy trì thường xuyên, sự mở rộng về số lượng người tham gia và số lượng các câu lạc bộ. Hiện nay, Hà Nội đã có gần 20 nhóm, câu lạc bộ ca trù sinh hoạt, biểu diễn đều đặn, lưu giữ được trên 30 thể cách, điệu múa cổ và phát triển thêm hàng chục làn điệu mới; hơn 50 người có khả năng truyền dạy cùng hàng trăm người theo học.

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

Nhằm phát huy giá trị không gian di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, UBND thành phố Hà Nội là quyết định nghiên cứu quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết một số khu vực xung quanh hồ theo hướng tăng cường không gian mở, phục vụ cộng đồng, vấn đề này đang nhận được những ý kiến tán đồng cao của các chuyên gia đô thị, cũng như người dân.
HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

Sáng 28/2, HĐND huyện Hoài Đức khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ Mười sáu, Kỳ họp chuyên đề để xem xét và quyết nghị một số nội dung liên quan đến phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện Hoài Đức.
Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội được biết tới là một trong những ngôi làng cổ còn giữ nguyên nét truyền thống từ xa xưa. Nằm bên bờ sông Nhuệ yên bình, làng Cự Đà mang đậm dấu ấn của làng quê Bắc Bộ Việt Nam với những mái đình, cổng làng, cây đa, đặc biệt là lối kiến trúc kiểu Pháp còn sắc nét.
Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Dưới bàn tay thoăn thoắt khéo léo của người nghệ nhân, những cục bột màu sắc dần hiện lên thành những con giống với hình thù xinh xắn, đa dạng: đây Tôn Ngộ Không, đây Siêu nhân Gao, có cả những nhân vật rất “bắt trend” như chuột lang nước Capybara, công chúa Disney,... Những đứa trẻ tò mò, thán phục vây xung quanh ngắm nhìn người nghệ nhân tạo những nhân vật chúng yêu thích. Nhìn khung cảnh vui vẻ, nhộn nhịp ấy, đâu ai nghĩ rằng đã một khoảng thời gian nghề tò he truyền thống tưởng như đứt đoạn.
Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025, mới đây, huyện Ứng Hòa đã tổ chức gặp mặt, động viên, tặng quà tân binh chuẩn bị nhập ngũ năm 2025 và quân nhân xuất ngũ tiêu biểu.
Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Xem thêm
Phiên bản di động