Người làm đẹp cảnh quan “ngôi nhà” của những anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nông dân Nguyễn Ngọc Tùng - người đã có 15 năm trông nom nghĩa trang liệt sĩ, ông dành 15 năm ấy để tạo nên cảnh quan cho “ngôi nhà” của các liệt sĩ. Nghĩa trang liệt sĩ Hạ Mỗ - Thượng Mỗ - Hồng Hà giờ đây trở thành công viên xanh với cây cối xum xuê, hương thơm tỏa ngát, hoa nở bốn mùa, trái ngọt trĩu nặng…
Người lan tỏa hạnh phúc trong trường học Người công nhân trao gửi những yêu thương thầm lặng Cây sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của ngành điện Chuyện về những người hiến đất

Vào những ngày hè nóng nực, bà con xung quanh nghĩa trang liệt sĩ ba xã Hạ Mỗ - Thượng Mỗ - Hồng Hà (huyện Đan Phượng, Hà Nội) lại nô nức đến thả bộ, thưởng ngoạn. Vào dịp hè, hoa sen nở rộ từ 2 hồ nhật - nguyệt đầy hương thơm chạy xa tít ven đê, bên cạnh những hàng mít, ổi, nhãn, xoài… Mùa nào thứ đó, không phụ người chăm sóc, trái cây đua nhau ra quả sai trĩu, chín mọng. Các loại hoa hồng, đào, rơn, mẫu đơn… cũng đua nhau khoe sắc quanh năm. Cảnh sắc nơi đây thật ấm áp, tươi đẹp và bình yên.

Người làm đẹp cảnh quan “ngôi nhà” của những anh hùng liệt sĩ
Mùa nào thức đó, không phụ người chăm sóc, cây trái đua nhau ra quả sai trĩu, chín mọng.

Đã gần 15 năm, kể từ ngày ông Nguyễn Ngọc Tùng (sinh năm 1969), một nông dân sống ở cụm 3 xã Hạ Mỗ xung phong nhận trông nom khuôn viên nghĩa trang liệt sĩ Hồng Hà. Vốn bản tính nông dân cần mẫn, chịu khó ông lên kế hoạch cải tạo những đám ruộng hoang dày đặc cỏ lùng, cỏ lác, cỏ tranh… ở khu vực nghĩa trang. Người ta thấy ông kiên trì gỡ từng đám cỏ, san từng ụ đất, đắp từng đoạn lối đi.

Có dạo, ông xin ý kiến lãnh đạo địa phương để quy hoạch từng ô, từng góc nghĩa trang, rồi lựa chọn giống, cây trồng thích hợp. Để tạo cảnh quan môi trường, ông vận động xã hội hóa được hàng chục chậu hoa các loại. Để rồi năm này qua năm khác, những đóa hoa xinh xắn đua nhau khoe sắc bên phần mộ các anh hùng liệt sĩ đã nói lên cái tâm đức của người chăm sóc.

Đặc biệt, ông Tùng trồng rất nhiều hoa giấy quanh khuôn viên nghĩa trang. Theo ông Tùng, hoa giấy là loài hoa dễ sống, dễ sinh sôi lại cho ra hoa nở rộ, màu sắc đẹp. Mùa hoa cũng kéo dài tô điểm cho cảnh sắc càng thêm ấm áp. Chim muông, ong, bướm thường xuyên về làm tổ, sinh sôi nảy nở.

Ông Tùng tìm hiểu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để đảm bảo cho các loài cây hoa, cây ăn quả phát triển tốt, không dùng vật tư hóa chất, giữ gìn môi trường luôn an lành. Những cây ăn quả như nhãn, xoài, táo,... được ông Tùng nghiên cứu kỹ cách trồng, quanh năm cho ra quả sai trĩu cành. Bên cạnh còn có một ao sen nở rộ tỏa hương thơm ngát, thanh tịnh.

Người làm đẹp cảnh quan “ngôi nhà” của những anh hùng liệt sĩ
Nhờ bàn tay chăm sóc của ông Tùng, các loại hoa cũng đua nhau khoe sắc quanh năm.

Sáng, chiều, nhân dân 3 xã cũng thường xuyên thả bộ thư thái khiến nơi đây giống như một công viên vùng ngoại ô. Bà Trần Thị Hà, một người dân ở xã Hạ Mỗ chia sẻ: "Thường thì người ta ít đến nghĩa trang để đi dạo, nhưng ở đây, người dân lại thích đến bởi không khí trong lành, ấm áp như một khu vườn nhà. Ông Tùng đã tạo cảnh quan bằng chính mồ hôi, công sức của mình trên từng tấc đất, để các chiến sĩ có một "ngôi nhà" đẹp, người dân có một nơi linh thiêng để tưởng niệm".

Chăm sóc phần mộ luôn được ông Tùng coi trọng, các phần mộ được ông lau chùi sạch sẽ, trồng thêm những cây hoa nhỏ trên mộ. Những bông hoa nở tươi tựa như các anh hùng liệt sĩ luôn mỉm cười mãn nguyện trước sự phát triển của đất nước. Trong khuôn viên nghĩa trang linh thiêng, ông Tùng chau chuốt từng đồ ban thờ, đài tưởng niệm. Những việc làm tuy nhỏ được ông duy trì thường xuyên, đều đặn, đầy đủ những ngày tuần, tiết theo phong tục cổ truyền của dân tộc.

Những ngày đông đảo thân nhân gia đình liệt sĩ và nhân dân về làm lễ, ông từ tốn, hướng dẫn mọi người từ lúc gửi xe, đi nhẹ nói khẽ chốn linh thiêng, giúp các cụ cao tuổi đặt lễ, thắp nhang. Ông cũng còn hướng dẫn nghi thức khấn, lễ theo phong tục cho các cháu nhỏ, thanh niên. Trong khuông viên phần mộ, có ngôi chưa xác định danh tính, có ngôi nhiều năm không có người thân thăm viếng, biết con cháu, người thân của liệt sĩ đã cư trú nơi xa, chưa có điều kiện về thăm viếng, ông vẫn chăm lo đầy đủ nhang lễ, nải quả chu tất.

Người làm đẹp cảnh quan “ngôi nhà” của những anh hùng liệt sĩ
Nhân dân 3 xã cũng thường xuyên thả bộ thư thái khiến nơi đây giống như một công viên vùng ngoại ô.

Nói về tấm gương ông Nguyễn Ngọc Tùng, ông Nguyễn Qúy Hữu, cán bộ Lao động, thương binh và xã hội xã Hạ Mỗ xúc động chia sẻ: Ông Nguyễn Ngọc Tùng là một nông dân chịu khó, thật thà chất phác. Đã gần 15 năm, dù có được hỗ trợ kinh phí hay không, ông vẫn luôn tận tụy công việc. Từ quét dọn vệ sinh khuôn viên luôn sạch sẽ, các ban thờ được bao sái thường xuyên gọn gàng ngăn nắp; chăm sóc cây xanh cho quả bốn mùa, hương hoa tỏa ngát quanh năm. Khuôn viên nghĩa trang ngày càng xanh mát, nhân dân 3 xã thường xuyên đến thăm viếng, thưởng ngoạn. Ông Tùng luôn được mọi người quý mến.

Bằng sự tận tâm và lòng nhiệt tình, 15 năm qua, ông Nguyễn Ngọc Tùng đã biến nghĩa trang liệt sĩ hoang sơ thành một nơi có cảnh quan sinh động. Không chỉ có thế, vườn cây ăn quả do ông dày công học hỏi, chăm sóc, gieo trồng còn mang lại những "thức quà" ngon ngọt dâng lên các chiến sĩ và cho bà con thưởng thức. Ghi nhận sự cống hiến của ông Tùng, nhiều năm qua, Ủy ban nhân dân, Hội nông dân xã, huyện tặng nhiều giấy khen cho những việc làm ý nghĩa ấy. Ông cũng là một trong những nông dân tiêu biểu của huyện Đan Phượng.

Các nghĩa trang thường vắng lạnh, nhưng nghĩa trang liệt sĩ 3 xã Hạ Mỗ - Thượng Mỗ - Hồng Hà luôn ấm cúng. Đất nước đang phát triển phồn vinh, hạnh phúc, quê hương đang đổi mới từng ngày, nhờ có những người như ông Tùng mà nhân dân gần hơn bên các anh hùng liệt sĩ, gìn giữ ngọn lửa hồng để lan tỏa những giá trị nhân văn tốt đẹp.

Diệp Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

(LĐTĐ) “Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương...”, đó là lời khen mà người dân Cụm dân cư số 5, phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) dành cho bà Nguyễn Thị Chung - người luôn nặng lòng với công tác xã hội, từ thiện.
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương… là những nhận xét của nhiều người khi nói về chị Nguyễn Thị Quân - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Vài, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội), anh Nguyễn Hữu Minh đã luôn nỗ lực thực hiện tốt cả hai vai, cùng tập thể Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn nâng cao chất lượng dạy và học cũng như khẳng định vai trò của Công đoàn tại nhà trường.
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

(LĐTĐ) Với những cống hiến cho ngành Giáo dục của Thủ đô và đất nước, Nhà giáo ưu tú Phạm Thu Hương xứng đáng là giáo viên tiêu biểu của ngành và là tấm gương sáng để đồng nghiệp và các thế hệ học sinh học tập, noi theo như Nhà giáo dục Comenxki đã khẳng định: "Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học".
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

(LĐTĐ) Nhận thức rõ tác dụng của sáng kiến, cải tiến đối với nâng cao giá trị sản xuất, phát triển doanh nghiệp, những năm qua, anh Phạm Văn Tư - quản đốc xưởng lốp xe máy, Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam luôn chú trọng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến, thực hành tiết kiệm nhờ đó góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

(LĐTĐ) Tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu, cô giáo Phạm Thị Nam - Trường Tiểu học Cẩm Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã miệt mài, tận tâm dìu dắt các em học sinh đến với nguồn tri thức mới… đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Bà Nguyễn Thị Sen - Chủ tịch Hội Người khuyết tật huyện Thạch Thất (Hà Nội), luôn nhiệt tình, tận tâm và hết lòng vì những người kém may mắn, giúp họ từng bước hòa nhập cộng đồng. Không những tự mình đến động viên, bà còn tận tay trao tặng những món quà ý nghĩa cho người yếu thế, giúp họ có được sự cổ vũ lớn lao và niềm tin vào cuộc sống.
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

(LĐTĐ) Hơn 20 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Nghiêm Hồng Trung - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông (THPT) Phùng Khắc Khoan (huyện Thạch Thất, Hà Nội) được mọi người biết đến là một cán bộ quản lý giỏi, có nhiều sáng kiến hữu ích với công tác giáo dục.
Bí thư chi bộ hết mình với công việc

Bí thư chi bộ hết mình với công việc

(LĐTĐ) Mặc dù đã được nghỉ hưu nhưng do đặc thù của nghề y, bà Nguyễn Thị Liễu (ở phường Láng Thượng, quận Đống Đa) vẫn đang tham gia khám bệnh tại bệnh viện. Được lãnh đạo, đảng viên và nhân dân tín nhiệm, bà đã trúng cử vào vị trí là Bí thư chi bộ - Trưởng Ban công tác Mặt trận khu dân cư số 6, phường Láng Thượng. Bà Liễu luôn nhận thức sâu sắc về việc "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với nhiệm vụ của Ban công tác Mặt trận trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Vân Hòa là xã có số lượng đàn bò sữa lớn của huyện Ba Vì, Hà Nội, nghề chăn nuôi bò sữa được Vân Hòa xác định là trọng điểm để phát triển kinh tế ở địa phương. Nghề này mang lại nguồn thu ổn định, thậm chí có nhiều hộ đã vươn lên làm giàu. Trong đó chị Tạ Thị Năm là một trong số 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh.
Xem thêm
Phiên bản di động