Hôm nay (7/11), Quốc hội thảo luận về dự án Luật Điện lực (sửa đổi)
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH) |
Buổi chiều, các đại biểu thảo luận ở hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Trước đó, chiều 21/10, Quốc hội nghe cơ quan soạn thảo và thẩm tra báo cáo về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: Luật Điện lực năm 2004 được sửa đổi, bổ sung qua 4 lần vào các năm 2012; năm 2018; năm 2022 và năm 2023 (mới có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024).
Tuy nhiên, sau gần 20 năm triển khai thi hành, đến giai đoạn hiện nay còn tồn tại một số vấn đề mà các quy định tại Luật Điện lực hiện hành chưa đáp ứng được, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng và các chính sách mới của Nhà nước, đồng thời đảm bảo sự phù hợp với các luật đối với lĩnh vực năng lượng nói chung và điện lực nói riêng, mục tiêu nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phát triển điện lực với tính chất là ngành kết cấu hạ tầng kỹ thuật quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, phát triển bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu mọi nguồn lực, với chất lượng ổn định, an toàn và kinh tế, dịch vụ văn minh, bảo vệ môi trường, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật, phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; khắc phục các khó khăn, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Luật Điện lực năm 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung).
Trên cơ sở nhận diện các cơ sở chính trị và tổng kết các tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong thi hành Luật Điện lực thời gian, vừa qua, Chính phủ đã trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) với 6 chính sách lớn bao gồm: (1) Quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực nhằm bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước; (2) Phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới; (3) Hoàn thiện các quy định về điều kiện hoạt động điện lực và việc cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực (4) Quản lý hoạt động mua bán điện theo hướng thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị trường; (5) Quản lý, vận hành hệ thống điện, chú trọng khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, tăng cường thực hiện giải pháp quản lý nhu cầu điện và điều chỉnh phụ tải điện; (6) An toàn sử dụng điện sau công tơ và bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy điện trong giai đoạn xây dựng và vận hành công trình thủy điện. Theo đó, Dự thảo Luật do Chính phủ trình đã bám sát vào 6 chính sách nêu trên và không bổ sung chính sách mới.
Thay mặt cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Điện lực (sửa đổi). Hồ sơ dự án Luật cơ bản đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8. Đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo cung cấp thêm thông tin, bổ sung tài liệu có liên quan; tiếp tục rà soát dự thảo Luật để bảo đảm phù hợp với 6 chính sách đã được thông qua; nghiên cứu thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự
Hạ tầng số - nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững
Thành phố thông minh, quản trị, điều hành linh hoạt dựa trên dữ liệu
Việt Nam được xếp vào nhóm 1 tại vòng loại cuối Asian Cup 2027
Tươi tắn đón Giáng sinh với Trà Dr Thanh
Bình Dương đưa Trung tâm phục vụ hành chính công “một cấp” vào hoạt động
Cử tri quận Thanh Xuân mong muốn cải tạo, chỉnh trang đô thị
Tin khác
Hạ tầng số - nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững
Thời sự 02/12/2024 22:19
Cử tri quận Thanh Xuân mong muốn cải tạo, chỉnh trang đô thị
Sự kiện 02/12/2024 19:04
Dữ liệu - nguồn lực cốt lõi để thúc đẩy Hà Nội phát triển thành đô thị thông minh
Thời sự 02/12/2024 13:59
Siết chặt kỷ luật, kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật
Sự kiện 02/12/2024 06:19
Chính phủ chưa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh
Sự kiện 30/11/2024 20:01
Quốc hội cho thí điểm làm nhà ở thương mại trên toàn quốc với 4 trường hợp
Sự kiện 30/11/2024 16:36
Quốc hội yêu cầu không để biến động giá vàng ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô
Sự kiện 30/11/2024 16:34
Quốc hội đồng ý lập Trung tâm dữ liệu quốc gia thuộc Bộ Công an
Sự kiện 30/11/2024 16:30
Luật Điện lực (sửa đổi): Quy định chung về quy hoạch phát triển điện hạt nhân
Sự kiện 30/11/2024 15:17
Vinh danh 23 công trình, giải pháp, sản phẩm sáng tạo
Sự kiện 30/11/2024 15:01