Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật; trong đó, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là hợp lý, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành nghề lao động đặc biệt.
Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, ngày 5/11, phát biểu thảo luận, đại biểu Bế Minh Đức (Đoàn đại biểu tỉnh Cao Bằng) khẳng định, việc ban hành luật nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng đội ngũ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh, đáp ứng yêu cầu đến năm 2025 cơ bản xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc để phấn đấu đến năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Việc sửa đổi, bổ sung một số chính sách trong luật còn nhằm thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đại biểu Quốc hội: Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp
Đại biểu Bế Minh Đức phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH)

Một trong những nội dung sửa đổi đáng chú ý trong dự thảo luật lần này là Điều 13 quy định về tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan. Theo đó, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam quy định hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm như sau: Cấp úy: 50; Thiếu tá: 52; Trung tá: 54; Thượng tá: 56; Đại tá: 58; Cấp tướng: 60.

Cùng với đó, dự thảo luật cũng quy định, khi Quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này không quá 5 năm; sĩ quan là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2, dược sĩ chuyên khoa 2, tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành, sĩ quan được đào tạo chuyên sâu, đặc thù hoặc trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Đại biểu Quốc hội: Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp
Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)

Nêu quan điểm, đại biểu Tô Văn Tám (Đoàn đại biểu tỉnh Kon Tum) cho rằng, việc tăng như vậy là hợp lý, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành nghề lao động đặc biệt và cũng phù hợp với xây dựng quân đội trong giai đoạn hiện nay. Hiện tại, các sĩ quan từ Trung tá trở xuống theo Luật Bảo hiểm xã hội đến tuổi nghỉ hưu chưa đủ 35 năm đóng bảo hiểm nên không đủ 75% lương hưu.

Theo đại biểu Tô Văn Tám, việc tăng tuổi là nhằm tiệm cận với quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội để các sĩ quan khi về nghỉ hưu được hưởng đủ chế độ, mặt khác việc nâng tuổi nghỉ hưu còn nhằm thu hút nhân tài phục vụ trong quân đội.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn đại biểu tỉnh Lạng Sơn) cũng cho rằng, việc tăng tuổi với sỹ quan phục vụ tại ngũ từ 1 - 5 tuổi, sẽ tăng thêm thời gian cũng như mức đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội, làm gia tăng sự tích lũy đối với quỹ bảo hiểm xã hội, góp phần thực hiện nguyên tắc đóng - hưởng trong các chế độ Bảo hiểm xã hội dài hạn.

Đại biểu Quốc hội: Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp
Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH)

Đối với việc nâng hạn tuổi với cấp tướng, dự thảo luật đang quy định cao nhất là 60 tuổi, đại biểu Nguyễn Đại Thắng (Đoàn đại biểu tỉnh Hưng Yên) đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, xem xét điều chỉnh tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan cấp tướng quân đội lên 62 tuổi để đảm bảo tính thống nhất giữa các lực lượng vũ trang, bảo đảm trọng dụng nhân tài và tương quan giữa hai lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân. Vì lộ trình tăng hạn tuổi phục vụ tại ngũ cấp tướng công an là 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 cũng phù hợp với lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu của Bộ luật Lao động hiện hành, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi (Đoàn đại biểu tỉnh Bến Tre) cho rằng cùng là sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam nhưng tính chất, môi trường làm việc, địa bàn công tác, nhiệm vụ trong quân đội nhân dân tại các khu vực miền núi, vùng biên giới, hải đảo.... sẽ phức tạp, khó khăn, nguy hiểm hơn các khu vực khác, do đó, đề nghị Ban soạn thảo xem xét quy định hạn tuổi phục vụ cao nhất ở địa bàn miền núi, vùng biên giới, hải đảo... thấp hơn các khu vực khác, nhằm bảo đảm sĩ quan đủ điều kiện sức khỏe thể chất và tinh thần để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Đại biểu Quốc hội: Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp
Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH)

Còn theo đại biểu Thái Thị An Chung (Đoàn đại biểu tỉnh Nghệ An), việc nâng hạng tuổi đã được Bộ Quốc phòng tính toán kỹ lưỡng trên cơ sở các phương án tăng tuổi. Phương án đề xuất trong dự thảo luật vừa phù hợp với tính chất, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của quân đội, vừa phù hợp với thực tiễn và thống nhất với các quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, đại biểu Thái Thị An Chung cho rằng điều kiện kéo dài tuổi phục vụ thêm 5 năm như quy định tại khoản 2 Điều 13, đó là khi quân đội có nhu cầu sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt, còn chung chung và chưa rõ.

“Để phù hợp với chủ trương phân cấp và phù hợp với thực tiễn, tôi đề nghị trong dự thảo luật nên phân cấp cho Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc kéo dài độ tuổi của sĩ quan tại ngũ trong trường hợp đặc biệt cần thiết”, đại biểu Thái Thị An Chung kiến nghị.

Đại biểu Quốc hội: Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp
Đại tướng Phan Văn Giang tiếp thu giải trình ý kiến của đại biểu. (Ảnh: QH)

Các đại biểu cũng thống nhất dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 8 theo trình tự, thủ tục rút gọn là phù hợp.

Tiếp thu giải trình ý kiến của đại biểu về quân hàm cấp úy tăng 46 lên 50 tuổi, Đại tướng Phan Văn Giang - Bộ trưởng Quốc phòng, cho biết, các sĩ quan ra trường khoảng 10-12 năm sẽ lên đến đại úy. Đến năm 50 tuổi mà chỉ lên đại úy thì năng lực phải xem lại.

Theo Đại tướng Phan Văn Giang, thực tế tuổi cấp đại úy nghỉ hưu là không nhiều, gần như không có... Sĩ quan quân đội phải rèn quân thế nào để “khi có tình huống là phải xử lý được” và phải đáp ứng được yêu cầu "ngày càng nhanh, ngày càng cao” về chuyên môn.

Về đề xuất tăng tuổi hưu của sĩ quan cấp tướng quân đội lên 62 tuổi, Đại tướng Phan Văn Giang chia sẻ, do đặc thù riêng trong công tác tổ chức, chỉ huy trong quân đội, nên mong Quốc hội cho phép giữ nguyên tuổi nghỉ hưu đối với sĩ quan cấp tướng như trong dự thảo đề xuất là 60 tuổi.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự

Nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự

(LĐTĐ) Ngày 2/12, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Thứ trưởng Mai Lương Khôi và Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Nguyễn Quang Thái đồng chủ trì Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ Thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) năm 2025.
Hạ tầng số - nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững

Hạ tầng số - nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững

(LĐTĐ) Báo cáo về kinh tế số năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho thấy, chỉ số phát triển kinh tế số của Hà Nội là 17,5%, trong đó, chỉ số kinh tế số lõi là 11,9%, như vậy, xét về kinh tế số Hà Nội đã triển khai khá tốt.
Thành phố thông minh, quản trị, điều hành linh hoạt dựa trên dữ liệu

Thành phố thông minh, quản trị, điều hành linh hoạt dựa trên dữ liệu

(LĐTĐ) Chiều 2/12, hội thảo “Thành phố thông minh: Quản trị, Điều hành linh hoạt dựa trên dữ liệu” đã diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Thành phố Thông minh Việt Nam - châu Á 2024.
Việt Nam được xếp vào nhóm 1 tại vòng loại cuối Asian Cup 2027

Việt Nam được xếp vào nhóm 1 tại vòng loại cuối Asian Cup 2027

(LĐTĐ) Ngày 2/12, theo thông báo của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC), đội tuyển Việt Nam được xếp vào nhóm hạt giống số 1 tại vòng loại cuối Asian Cup 2027.
Tươi tắn đón Giáng sinh với Trà Dr Thanh

Tươi tắn đón Giáng sinh với Trà Dr Thanh

(LĐTĐ) Một tháng trước lễ Giáng sinh và tết Dương lịch là khoảng thời gian nóng như lửa đốt với nhiều người trẻ bởi áp lực deadline, KPI. Để đảm bảo công việc về đích trước giờ “G”, nhiều người nỗ lực cày ngày, đêm và không quên thanh lọc, làm mát cơ thể để tươi tắn tận hưởng không khí lễ hội cuối năm.
Bình Dương đưa Trung tâm phục vụ hành chính công “một cấp” vào hoạt động

Bình Dương đưa Trung tâm phục vụ hành chính công “một cấp” vào hoạt động

(LĐTĐ) Việc ra mắt Trung tâm phục vụ hành chính công nhằm đạt mục tiêu 100% hồ sơ tiếp nhận được số hóa trước khi giải quyết, giải quyết thành công được lưu trữ và có giá trị tái sử dụng.
Cử tri quận Thanh Xuân mong muốn cải tạo, chỉnh trang đô thị

Cử tri quận Thanh Xuân mong muốn cải tạo, chỉnh trang đô thị

(LĐTĐ) Ngày 2/12, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai cùng các đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 7) đã tiếp xúc cử tri quận Thanh Xuân trước Kỳ họp thứ 20 HĐND Thành phố.

Tin khác

Hạ tầng số - nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững

Hạ tầng số - nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững

(LĐTĐ) Báo cáo về kinh tế số năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho thấy, chỉ số phát triển kinh tế số của Hà Nội là 17,5%, trong đó, chỉ số kinh tế số lõi là 11,9%, như vậy, xét về kinh tế số Hà Nội đã triển khai khá tốt.
Cử tri quận Thanh Xuân mong muốn cải tạo, chỉnh trang đô thị

Cử tri quận Thanh Xuân mong muốn cải tạo, chỉnh trang đô thị

(LĐTĐ) Ngày 2/12, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai cùng các đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 7) đã tiếp xúc cử tri quận Thanh Xuân trước Kỳ họp thứ 20 HĐND Thành phố.
Dữ liệu - nguồn lực cốt lõi để thúc đẩy Hà Nội phát triển thành đô thị thông minh

Dữ liệu - nguồn lực cốt lõi để thúc đẩy Hà Nội phát triển thành đô thị thông minh

(LĐTĐ) Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng, mục tiêu của Hà Nội là phát triển Thủ đô hài hòa, theo hướng “Văn hiến - Văn minh - Xanh - Thông minh - Hiện đại” vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; xây dựng nền tảng chính quyền số minh bạch, hiệu quả; xây dựng nền tảng hạ tầng thông tin đô thị thông minh…
Bàn giải pháp phát triển đô thị thông minh, kinh tế số bền vững

Bàn giải pháp phát triển đô thị thông minh, kinh tế số bền vững

(LĐTĐ) Với chủ đề xuyên suốt: “Thành phố thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững”, hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 là diễn đàn lớn để Hà Nội và các địa phương khác tại Việt Nam và quốc tế cùng thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ các giải pháp chuyển đổi số và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, hướng đến một tương lai đô thị thông minh, hiện đại, phát triển bền vững.
Siết chặt kỷ luật, kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật

Siết chặt kỷ luật, kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật

(LĐTĐ) Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp, với nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, Quốc hội đã nhấn mạnh yêu cầu đổi mới trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Chính phủ chưa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh

Chính phủ chưa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh

(LĐTĐ) Liên quan đến điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh chịu thuế thu nhập cá nhân, ông Vũ Tuấn Anh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách cho hay, nội dung này Chính phủ chưa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét điều chỉnh.
Quốc hội cho thí điểm làm nhà ở thương mại trên toàn quốc với 4 trường hợp

Quốc hội cho thí điểm làm nhà ở thương mại trên toàn quốc với 4 trường hợp

(LĐTĐ) Với đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) biểu quyết tán thành, chiều 30/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Quốc hội yêu cầu không để biến động giá vàng ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô

Quốc hội yêu cầu không để biến động giá vàng ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô

(LĐTĐ) Quốc hội yêu cầu triển khai các giải pháp quản lý nhằm ổn định thị trường vàng; nâng cao vai trò quản lý và điều tiết thị trường vàng của Nhà nước theo đúng quy định; không để biến động giá vàng ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô.
Quốc hội đồng ý lập Trung tâm dữ liệu quốc gia thuộc Bộ Công an

Quốc hội đồng ý lập Trung tâm dữ liệu quốc gia thuộc Bộ Công an

(LĐTĐ) Kết quả biểu quyết điện tử chiều 30/11, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV cho thấy, có 451/458 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,15% tổng số đại biểu. Quốc hội đã thông qua Luật Dữ liệu.
Luật Điện lực (sửa đổi): Quy định chung về quy hoạch phát triển điện hạt nhân

Luật Điện lực (sửa đổi): Quy định chung về quy hoạch phát triển điện hạt nhân

(LĐTĐ) Chiều 30/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, với 439/463 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, bằng 91.65% tổng số đại biểu, Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi).
Xem thêm
Phiên bản di động