HoREA: Cần gỡ vướng thủ tục để "giải phóng" hàng ngàn nhà ở xã hội

Không ít doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh tha thiết được xây nhà ở xã hội, nhưng do vướng mắc trong khâu thực thi pháp luật nên nhiều dự án bị ách tắc chưa thể triển khai thực hiện.
Lễ viếng Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Lê Hoà Bình từ 13h ngày 31/3 Đẩy mạnh liên kết để phát triển du lịch Phó Chủ tịch UBND TP.HCM tử vong sau vụ tai nạn lật xe trên cao tốc

Doanh nghiệp gặp khó về thủ tục pháp lý

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA), hiện nay có nhiều doanh nghiệp ở Thành phố tự thương lượng giải phóng mặt bằng để có quỹ đất sạch và tự bỏ vốn (kể cả vay với lãi suất thương mại) để đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội, đặc biệt là các dự án nhà ở xã hội cho thuê như Công ty Lê Thành, Công ty Nam Long, Công ty Đầu tư Thủ Thiêm, Công ty Thiên Phát… Tuy nhiên, do vướng mắc trong khâu thực thi pháp luật nên một số dự án bị ách tắc chưa thể triển khai thực hiện.

Điển hình như tại Dự án nhà ở xã hội Lê Thành Tân Tạo 2 của Công ty Lê Thành, có diện tích 3.560,2 m2, tổng diện tích sàn xây dựng 29.553 m2 với 518 căn hộ. Công ty đã nộp hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư dự án tại Sở Kế hoạch và Đầu tư ngày 28/4/2021. Ngày 2/7/2021, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản đề nghị các sở ngành có ý kiến.

HoREA: Cần gỡ vướng thủ tục để
Dự án EHomeS Nam Sài Gòn tại Khu đô thị Mizuki Park, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh.

Dù Sở Quy hoạch - Kiến trúc và Ủy ban nhân dân quận Bình Tân đã có văn bản ủng hộ công ty thực hiện Dự án nhà ở xã hội Lê Thành Tân Tạo 2, nhưng vẫn phải điều chỉnh quy hoạch cục bộ theo quy định. Trước tình trạng này, Công ty Lê Thành đã đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo Sở Kế hoạch - Đầu tư sớm thực hiện thủ tục “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư” tại dự án trên.

Đối với dự án chung cư nhà ở xã hội Nam Lý tại số 91A Đỗ Xuân Hợp, phường Phước Bình, thành phố Thủ Đức của Công ty Cổ phần Địa ốc Thảo Điền, dù đã được  đã được chấp thuận đầu tư, công nhận chủ đầu tư, thẩm định thiết kế cơ sở pháp luật, nhưng hơn 10 năm nay vẫn chưa thể triển khai do chưa được giao đất để thực hiện dự án. Công ty Cổ phần Địa ốc Thảo Điền nhiều lần gửi đơn cầu cứu đến Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xem xét chấp thuận giao đất để thực hiện dự án nhằm cung cấp 291 căn nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động.

Một trường hợp khác là Công ty Nam Long, hiện đã thực hiện 8 dự án nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền từ Ehome 1 đến Ehome 8 và 2 dự án nhà ở xã hội là “Dự án EhomeS nhà ở xã hội” tại phường Phú Hữu, thành phố Thủ Đức và “Dự án Ehome5S nhà ở xã hội” tại Khu đô thị Mizuki Park, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh với tổng số 3.000 căn hộ nhà ở xã hội bán, cho thuê mua.

Mặc dù Công ty đã hỗ trợ cho người mua nhà ở xã hội 2% lãi suất trong 2 năm đầu tiên (chỉ phải trả 7%/năm thay vì 9%/năm) và đã bàn giao nhà cho người mua hơn 3 năm qua, nhưng đến nay vẫn chưa được xác định giá bán nhà ở xã hội nên Công ty Nam Long chưa thể làm được “sổ hồng” cho người mua nhà và cũng chưa quyết toán được công trình.

Tổng Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn (Saigonres) cũng kêu cứu khi Dự án chung cư nhà ở xã hội An Phú Đông, phường An Phú Đông, quận 12 có diện tích 4.200 m2 do công ty này làm chủ đầu tư, đã xây dựng tòa nhà 16 tầng với 320 căn hộ, được bàn giao đưa vào sử dụng từ tháng 12/2019.

Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay dự án vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở cho các hộ dân. Vướng mắc trên liên quan đến việc dự án chưa được Ủy ban nhân dân quận 12 chấp thuận phương án kết nối giao thông, đồng thời yêu cầu Chủ đầu tư phải sử dụng nguồn vốn tự có để đầu tư nâng cấp mở rộng tuyến đường hiện hữu bờ bao kênh Rạch Giá với quy mô mặt cắt ngang đường là 7m để kết nối vào dự án.

Saigonres cho rằng, đây là dự án nhà ở xã hội do doanh nghiệp tự đền bù đất và đầu tư xây dựng bằng kinh phí của doanh nghiệp nhằm đóng góp chung vào quỹ nhà ở xã hội cho người có thu nhập, đồng thời phải thực hiện theo đúng quy định về nhà ở xã hội về lợi nhuận tối đa của dự án (không quá 10%). Do đó việc yêu cầu Saigonres tiếp tục đầu tư kinh phí để nâng cấp hạ tầng đường giao thông kết nối vào dự án là không phù hợp với các quy định của nhà nước.

Gỡ vướng cho hơn 5.000 căn hộ nhà ở xã hội

Trước hàng loạt vuớng mắc của doanh nghiệp liên quan đến thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng, Ủy ban nhân dân Thành phố cần chỉ đạo quyết liệt để các Sở, ngành, quận, huyện, thành phố Thủ Đức phối hợp chặt chẽ và khẩn trương để tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục đầu tư xây dựng, hoặc điều chỉnh quy hoạch phân khu 1/2000, hoặc thủ tục giao đất cho các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội…để tăng thêm nguồn cung nhà ở xã hội trong thời gian tới.

Bởi chỉ riêng các dự án nhà ở xã hội Lê Thành - Tân Kiên (giai đoạn 1 và giai đoạn 2); dự án nhà ở xã hội Lê Thành - Tân Tạo 2; dự án nhà ở xã hội Nam Lý; dự án nhà ở xã hội cho thuê (giai đoạn 2) Khu chế xuất Linh Trung 2 nếu được các Sở, ngành, quận, huyện, thành phố Thủ Đức tháo gỡ các vướng mắc thì hoàn toàn có thể khởi công xây dựng các dự án nhà ở xã hội này trong 6 tháng đầu năm 2022, để có thêm 5.209 căn hộ trong năm 2024-2025.

HoREA: Cần gỡ vướng thủ tục để
Phối cảnh Dự án nhà ở xã hội Lê Thành Tân Kiên tại xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh.

Ngoài ra, ông Châu cũng đề nghị sớm tháo gỡ vướng mắc về thủ tục đầu tư xây dựng của các dự án bất động sản, nhà ở thương mại không thuộc diện bị rà soát pháp lý, không bị kiểm tra, thanh tra, điều tra để tạo điều kiện cho chủ đầu tư tiếp tục thực hiện dự án, được nộp tiền sử dụng đất, được cấp Giấy chứng nhận cho khách hàng mua nhà.

Các vướng mắc về thủ tục đầu tư xây dựng mà doanh nghiệp đề nghị được tháo gỡ như thủ tục “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư”; thủ tục “tính tiền sử dụng đất dự án; tính tiền sử dụng đất phát sinh (nếu có)”; thủ tục “phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 (có thể kết hợp điều chỉnh quy hoạch phân khu 1/2000)”; thủ tục cấp “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất” (hiện nay, còn khoảng hơn 20.000 căn hộ dự án nhà chung cư chưa được cấp “sổ hồng”)…

Đồng thời, ông Châu cũng đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố phối hợp hoặc đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sớm có kết luận đối với các dự án bất động sản, nhà ở thương mại thuộc diện phải rà soát về pháp lý hoặc phải kiểm tra, thanh tra, điều tra để các doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án biết rõ và thực hiện kết luận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Khi TOD trở thành chuẩn quy hoạch mới tại đô thị lớn, Masterise Homes cho thấy năng lực đón đầu hạ tầng, phát triển dự án theo xu hướng, mở ra dư địa tăng trưởng bền vững.
Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Kể từ khi bài toán chung cư cũ được nhắc đến, vô số ý tưởng đã được đưa ra và thực hiện, tuy nhiên đều chưa đạt được hiệu quả nhân rộng như mong muốn. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này, đó chính là cách nhìn nhận từ các góc độ khác nhau thay vì cùng nhau tìm giải pháp giải quyết. Giờ đây, với việc đặt “trách nhiệm của các bên” lên trước, phải làm tròn “nghĩa vụ” và “trách nhiệm” này rồi mới cân nhắc đến “lợi ích” sẽ là cơ sở để hài hoà giữa bài toán chung cư cũ và tái thiết đô thị.
Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 27/2025/QĐ-UBND về khung giá cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng cho các công trình không sử dụng vốn đầu tư công hoặc nguồn tài chính công đoàn. Quyết định này có hiệu lực bắt đầu từ ngày 14/4/2025, với mục tiêu đảm bảo tính công khai, minh bạch và giúp người dân dễ tiếp cận nhà ở xã hội.
Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Trước thực trạng giá bất động sản ngày một tăng chóng mặt, nhiều bạn trẻ đang có xu hướng chuyển sang ở trọ, thuê nhà trọn đời thay vì cố gắng sở hữu cho mình một ngôi nhà hay một căn hộ. Theo nhiều người, việc thuê nhà trọn đời sẽ giúp họ bớt áp lực về mặt tài chính và có điều kiện trải nghiệm không gian sống tốt hơn.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM  ​​​​​​​

Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​

Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài

Trong khi nhiều phân khúc bất động sản (BĐS) khác nóng lên từng ngày, thì BĐS nghỉ dưỡng vẫn im lìm “ngủ đông”. Không chỉ các chủ đầu tư lớn mà nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ mua loại hình BĐS này nhằm mục đích cho thuê cũng rơi vào tình cảnh ế ẩm.
Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản

Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản

Sau gần 2 năm thị trường đất nền “nằm im” vì lãi suất cao và tín dụng bị siết chặt thì đến quý đầu năm 2025, đất nền đã bắt đầu hồi phục và có dấu hiệu bật tăng khi Ngân hàng Nhà nước nới lỏng chính sách tiền tệ. Cơn “sốt ảo” này ngày càng có dấu hiệu vượt đỉnh trước các thông tin về việc sáp nhập địa giới các tỉnh, thành.
Sắp đấu giá 47 lô đất ở huyện Mỹ Đức, từ 3,5 triệu đồng/m2

Sắp đấu giá 47 lô đất ở huyện Mỹ Đức, từ 3,5 triệu đồng/m2

Vào ngày 3/4 tới, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng 47 lô đất thuộc 7 xã trên địa bàn huyện.
Thị trường đất nền Hòa Lạc đang "ấm" dần

Thị trường đất nền Hòa Lạc đang "ấm" dần

Những thông tin tích cực của hạ tầng khu vực đang tạo tiền đề cho sự tăng trưởng của thị trường đất nền Hòa Lạc.
Thanh Oai (Hà Nội): Thu ngân sách hơn 1.300 tỷ đồng từ đấu giá đất

Thanh Oai (Hà Nội): Thu ngân sách hơn 1.300 tỷ đồng từ đấu giá đất

Trong tháng 3 này huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã tổ chức 3 phiên đấu giá đất, thu về ngân sách 1.384 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động