Hướng đi nào cho những tuyến phố “kiểu mẫu”?

(LĐTĐ) Từ năm 2016, theo chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, một số quận, huyện, thị xã nghiên cứu, tính toán để thực hiện thí điểm các tuyến phố “kiểu mẫu”, văn minh đô thị như tuyến phố Lê Trọng Tấn, Đình Thôn, phố đi bộ Trịnh Công Sơn... Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian vận hành, thực tế ở các tuyến phố này đã bộc lộ nhiều bất cập, đòi hỏi các cơ quan chức năng, địa phương cần nghiên cứu, điều chỉnh theo đặc thù từng khu vực để có thể nhân rộng mô hình.
Hà Nội: Nhiều tuyến phố khang trang hơn sau khi lát đá vỉa hè Người Hà Nội thích thú với tuyến đường đi bộ xanh mát bên phố Thái Hà Không thể nhân rộng “tuyến phố kiểu mẫu”

Không còn nhận ra những tuyến phố “kiểu mẫu”

Năm 2016, tuyến phố Lê Trọng Tấn, quận Thanh Xuân, Hà Nội thu hút sự chú ý của người dân Thủ đô bởi sự đổi thay hàng loạt với hệ thống biển hiệu có thiết kế đồng bộ với chiều cao 1,1 m; chiều rộng tối đa bằng chiều rộng công trình, vị trí mép dưới biển hiệu từ 3 đến 3,2 m. Điểm nhấn là toàn bộ biển hiệu, biển quảng cáo được đồng bộ từ kích thước, cỡ chữ, màu sắc với 2 màu cơ bản: Xanh và đỏ.

Trở lại tuyến phố kiểu mẫu này tháng 9/2020, những hình ảnh “kiểu mẫu” đã thay đổi hoàn toàn, dọc theo tuyến phố chỉ còn lác đác vài ba biển hiệu vẫn giữ nguyên “chuẩn” cũ. Thay vào đó là hàng chục tấm bảng, biển quảng cáo đã được thay đổi cả về kiểu dáng, kích thước lẫn mầu sắc. Điển hình tại những vị trí như: Từ số nhà 94 - 134, 146 - 212… Một số hộ kinh doanh ngoài việc sử dụng biển quảng cáo treo ngang còn sử dụng những chiếc bảng di động đặt trên vỉa hè hoặc những bảng đèn Led gắn dưới khung biển chính.

Hướng đi nào cho những tuyến phố “kiểu mẫu”?
Nhiều tuyến đường trên địa bàn phố cổ đã được tiến hành chỉnh trang thiết kế lại để phù hợp với công năng sử dụng và tạo thêm không gian công cộng (ảnh: Tuấn Dũng).

Đánh giá về ý tưởng này, theo nhiều chuyên gia về kiến trúc, quảng cáo và quản lý đô thị, nguyên nhân là ở chỗ hệ thống biển quảng cáo đồng nhất ngoài việc không thể hiện được đặc trưng mặt hàng kinh doanh của từng cửa hàng thì còn làm mất đi tính sáng tạo, nhận diện độc quyền mà nhiều địa chỉ, thương hiệu đã phải vất vả gây dựng. Điểm nhấn duy nhất còn giữ lại có lẽ tuyến phố này không để xảy tình trạng mái che mái vẩy và vệ sinh môi trường trong khu vực vẫn được đảm bảo.

Tiếp theo, tuyến phố Đình Thôn, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, được coi là tuyến phố kiểu mẫu thứ hai do Ủy ban nhân dân phường Mỹ Đình 1 thực hiện theo Đề án “Thí điểm tuyến đường Đình Thôn là tuyến đường văn minh đô thị” giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030. Vậy nhưng, khi mới triển khai giai đoạn 1 của đề án, mô hình này đã nhận được không ít ý kiến trái chiều.

“Không ít người đang hiểu sai khái niệm kiểu mẫu. Tuyến phố kiểu mẫu phải là tuyến phố văn minh sạch sẽ, không rác bẩn, không rác trời, người dân đoàn kết, người bán hàng niềm nở trung thực, không bắt chẹt khách,… Có như thế thì mới xứng đáng là kiểu mẫu để phát triển rộng. Mặc cùng một bộ quần áo người ta gọi là đồng phục chứ không phải là kiểu mẫu” – Tiến sỹ Đào Ngọc Nghiêm - Phó chủ tịch Hội quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội.

Cụ thể, hàng cột sắt sơn đỏ gần 200 chiếc, cắm trên vỉa hè chật hẹp, nhằm để gắn biển hiệu đồng bộ kích thước cho các cửa hàng hai bên phố và treo cờ vào dịp lễ, Tết, nhưng thực tế loạt biển hiệu ở đây không đồng bộ, nhấp nhô, nhiều hộ dân còn lắp các loại bạt để tạo sự khác biệt. Thậm chí, có nhiều cột sắt được cắm sát mép vỉa hè cận kề lòng đường, cản trở lưu thông cho người đi bộ, ảnh hưởng tầm nhìn của người tham gia giao thông.

Nhận thấy những bất cập từ tuyến phố kiểu mẫu Đình Thôn, Uỷ ban nhân dân quận Nam Từ Liêm đã có văn bản yêu cầu UBND phường Mỹ Đình 1 dừng thực hiện đề án và không nhân rộng mô hình tuyến phố này.

Tương tự, tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn bắt đầu hoạt động từ 11/5/2018, đây là tuyến phố đi bộ thứ 2 của Thủ đô sau khu vực quanh Hồ Gươm quận Hoàn Kiếm. Sau 2 năm hình thành, phố đi bộ Trịnh Công Sơn phát triển thành không gian sinh hoạt văn hóa, ẩm thực có bản sắc riêng tại Hà Nội. Điểm nhấn đầu tiên của tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn chính là phố nằm sâu trong khu dân cư, vị trí ở ngay nơi có nhiều hồ đẹp tại quận Tây Hồ như Hồ Sen, Đầm Sen, tiếp đó là Hồ Tây rộng lớn.

Chính vì có vị trí thuận lợi về cảnh quan như vậy nên khi đến phố Trịnh Công Sơn, du khách được hưởng thụ không gian yên tĩnh, đầy trữ tình. Theo đánh giá của Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ, qua 2 năm đầu tổ chức, lượng khách đến với không gian đi bộ phố Trịnh Công Sơn khoảng 50.000 lượt khách/năm. Tuy nhiên, khách quan mà nói, các hoạt động trên phố đi bộ Trịnh Công Sơn vẫn chưa đạt được như kỳ vọng mà vẫn lệ thuộc nhiều vào các sự kiện do quận tổ chức.

Nguyên nhân chính khiến không gian đi bộ Trịnh Công Sơn không thu hút được du khách cũng đã được chỉ ra, đó là người dân sống xung quanh đứng ngoài dự án. Thậm chí, vào các ngày mở cửa phố đi bộ các ngôi nhà mặt đường phố Trịnh Công Sơn vẫn đóng cửa im ỉm, không có sự tương tác với không gian chung.

Nói về các tuyến phố kiểu mẫu, nhiều chuyên gia cho rằng, mỗi khu vực có vị trí và thế mạnh riêng để có thể phát triển thành “sản phẩm” hấp dẫn, tuy thế không thể nóng vội. Nhìn từ những bài học về tuyến phố kiểu mẫu vừa qua, Tiến sỹ Đào Ngọc Nghiêm - Phó chủ tịch Hội quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội cho rằng, chính quyền khi tham gia thiết kế tuyến phố phải có sự đồng thuận của người dân, không thể tùy tiện sáng tạo.

“Không ít người đang hiểu sai khái niệm kiểu mẫu. Tuyến phố kiểu mẫu phải là tuyến phố văn minh sạch sẽ, không rác bẩn, không rác trời, người dân đoàn kết, người bán hàng niềm nở trung thực, không bắt chẹt khách,… Có như thế thì mới xứng đáng là kiểu mẫu để phát triển rộng. Mặc cùng một bộ quần áo người ta gọi là đồng phục chứ không phải là kiểu mẫu” – Tiến sỹ Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh.

Được biết, hiện tại, cơ quan chức năng thành phố tiếp tục đề nghị các quận, huyện nghiên cứu, xây dựng tiêu chí tuyến phố kiểu mẫu riêng căn cứ theo bản sắc văn hóa đặc thù địa phương. Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội đã và đang tổ chức thiết kế đô thị đối với các tuyến phố như tuyến đường Vành đai 1, Vành đai 2, đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Trần Phú, Kim Mã… Quận Thanh Xuân cũng công bố công khai 3 đồ án thiết kế đô thị hai bên các tuyến đường: Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Ngụy Như Kon Tum, tỷ lệ 1/500, thuộc địa bàn 2 phường: Nhân Chính, Thanh Xuân Trung.

Đây là cơ sở do chính quyền địa phương quản lý quy hoạch, kiến trúc và tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, chỉnh trang mặt phố xây dựng các tuyến phố kiểu mẫu. Điều này cho thấy, việc hình thành các tuyến phố kiểu mẫu, văn minh, hiện đại sẽ được triển khai trong thời gian tới, nhưng mô hình nào là “kiểu mẫu” vẫn đang đem đến sự băn khoăn.

Nhìn từ thành công ban đầu ở quận Hoàn Kiếm

Là một trong những quận “lõi” của Thủ đô, quận Hoàn Kiếm ít chịu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa theo chiều rộng, áp lực của quận đến từ những mâu thuẫn giữa yêu cầu bảo tồn các giá trị văn hóa, kiến trúc truyền thống với yêu cầu phát triển thương mại của người dân phố cổ, phố cũ. Đến nay, những không gian văn hóa, sáng tạo trên địa bàn quận như phố sách 19/12, phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, trục phố “sáng tạo” Phùng Hưng... đã đã tạo nhiều điểm nhấn trong việc thu hút khách tham quan, du lịch trên địa bàn Thủ đô, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí lành mạnh của người dân.

Hướng đi nào cho những tuyến phố “kiểu mẫu”?
Ảnh minh họa: Tuấn Dũng

Trao đổi tại buổi tọa đàm “Chung tay xây dựng đô thị Hà Nội văn minh, hiện đại” ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận Hoàn Kiếm cho biết, quận Hoàn Kiếm nhận thức rõ những đặc điểm riêng của mình, do đó những năm qua, quận đã tiến hành từng bước chỉnh trang đô thị khu vực phố cổ, phố cũ điển hình như các dự án chỉnh trang đoạn phố Lãn Ông năm 2013; chỉnh trang 13 tuyến phố xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm năm 2016 và đầu năm 2017; cải tạo mặt tiền các khu nhà phố năm 2018, 2019; chỉnh trang khu vực hồ Hoàn Kiếm năm 2020... và trong thời gian tới, Quận sẽ tiếp tục chỉnh trang một loạt tuyến phố khác như Hàng Khay, Tràng Tiền, Tràng Thi…

“Quận Hoàn Kiếm có nhiều công trình có giá trị kiến trúc cảnh quan mặt phố đan xen phức tạp về sở hữu bởi có sự sở hữu công tư, nhiều hộ dân sở hữu chung một mặt tiền của nhà. Việc chỉnh trang sẽ tạo cảnh quan chung cho tuyến phố, cũng như góp phần bảo tồn các giá trị di sản vật thể và phi vật thể...” - ông Phạm Tuấn Long - Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm cho biết.

Lãnh đạo quận Hoàn Kiếm cho rằng, kinh nghiệm từ việc tổ chức không gian đi bộ trong khu phố cổ và quanh hồ Hoàn Kiếm cho thấy, khi đưa thêm chức năng hoạt động vào bên trong của đô thị đã giúp đạt được mục tiêu kép. Đó là tạo ra nơi sinh hoạt cho người dân ở địa bàn và tạo nên sự an toàn khi người dân tham gia trong không gian đi bộ, giảm khí thải, tiếng ồn, khói bụi trong khu vực trung tâm; tạo các điểm đến cho người dân thành phố, khách du lịch khi đến Hà Nội được vãn cảnh hồ Hoàn Kiếm cùng nhiều di tích khác.

Từ đó, người dân và du khách có điều kiện để hiểu thêm giá trị văn hóa Hà Nội. Đây là động lực thúc đẩy, phát triển lĩnh vực du lịch của quận, bởi từ hoạt động này, nhiều việc làm đã được tạo ra cho người dân ở quận và chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước của quận tăng mạnh trong những năm qua.

Đồng tình với quan điểm này, Kiến trúc sư Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư Hà Nội, cho rằng, để tránh hiện tượng “nghiệp dư” như thời gian vừa qua, có thể tham khảo cách làm thành công ở quận Hoàn Kiếm. Theo đó, trước khi chính quyền quận sửa sang đường phố, nhà cửa đều tham vấn cơ quan chuyên môn. Ban quản lý phố cổ Hà Nội thậm chí đưa phương án ra triển lãm để lấy ý kiến đồng thuận từ phía người dân và phải sau nhiều lần “phản biện” mới tiến hành triển khai thực tế.

Kết quả là, dù vẫn còn nhiều vấn đề nhưng về mặt tổng thể sau hơn 3 năm triển khai, công tác chỉnh trang bộ mặt phố Cổ Hà Nội đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Giờ đây đi qua nhiều tuyến phố như: Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Dầu, Đào Duy Từ, Mã Mây, Nhà Thờ, Nhà Chung, Hàng Trống… sự đổi thay được nhìn thấy rõ rệt.

Những ngôi nhà cổ được xây dựng từ trước năm 1954 vừa giữ được nét cổ kính, vừa không bị lọt thỏm với những kiến trúc mới. Các ngôi nhà được cải tạo sau này cũng được đổi màu sơn, để không quá đối lập với những ngôi nhà cũ, nhà cổ. Một số tuyến phố đã không còn những "ba lô, chuồng cọp" hay cơi nới ở ban công. Các con phố kinh doanh nhộn nhịp như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường… giờ cũng “gọn gàng” hơn.

Xây dựng tuyến phố “kiểu mẫu” về văn minh đô thị, về không gian sáng tạo là một trong những tiêu chí quan trọng của đô thị hiện đại, lại vừa trực tiếp phục vụ lợi ích của mỗi người dân địa phương. Việc xây dựng các tuyến phố “kiểu mẫu” rất cần sự đoàn kết chung tay với quyết tâm cao của cả chính quyền lẫn người dân, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi nhiều khâu đột phá của Thành phố./.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

(LĐTĐ) Sau thời gian dài, vướng mắc về cấp phép xây dựng, công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã được tháo gỡ.
Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

(LĐTĐ) Căn hộ chung cư là một phần không thể thiếu của các khu đô thị lớn, tuy nhiên đi đôi với sự bùng nổ của loại hình nhà ở này là câu chuyện về kiểm soát chất lượng. Những hình ảnh được chia sẻ rộng rãi sau cơn bão số 3 vừa qua cho thấy rõ việc thi công không đảm bảo quy trình, làm việc thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư một số dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

(LĐTĐ) Trong quá trình lập quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, đã xuất hiện nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc về không gian ngầm và việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

(LĐTĐ) Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản về việc phối hợp triển khai các biện pháp khắc phục, giải toả cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn Thành phố.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 đi qua, quận Hà Đông đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương, tổ dân phố tập trung lực lượng ứng trực và hỗ trợ người dân kịp thời khắc phục các hậu quả sau bão.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

(LĐTĐ) Bão số 3 với hình thái thời tiết và thiên tai bất lợi đã gây nhiều hư hại đến hệ thống cây xanh của Thành phố, ngay sau khi bão tan, trong sáng ngày 8/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.
Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, ngành Công an đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, trong đó 8 tháng năm 2024 đã giải quyết 476.993 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 99,01%.
Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Tính đến trưa 7/9, các sự cố cây gãy đổ do bão số 3 gây ra đã được địa phương của Hà Nội xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Các xí nghiệp thoát nước cũng đã triển khai lực lượng ứng trực tại các điểm tiềm ẩn úng ngập trên địa bàn.
Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Trong 3 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, từ 31/8 đến 2/9, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã phát hiện và xử lý 94 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó có 15 trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán, 12 trường hợp chiếm dụng vỉa hè trông giữ xe trái phép...
Xem thêm
Phiên bản di động