Huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Các cơ quan chủ quản, các nhà xuất bản cần tăng cường quảng bá, truyền thông sách, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển văn hóa đọc, xóa “vùng trắng” về văn hóa đọc.
Bộ sách thiếu nhi nổi tiếng "Những đứa trẻ kì diệu" ra mắt dịp Giáng sinh Khơi dậy tình yêu Thăng Long - Hà Nội qua những tiểu thuyết lịch sử Nối sợi dây giữa xưa và nay trong "Hà Nội bảo thế là thường"

Ngày 23/3, tại thành phố Hồ Chí Minh, Cục Xuất bản, in và phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022. Tham dự hội nghị có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn.

Vượt khó đạt nhiều kết quả nổi bật

Năm 2021 ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành xuất bản cũng đối mặt với nhiều khó khăn như: hoạt động xuất bản bị gián đoạn do thời gian giãn cách xã hội; sức mua giảm; các chi phí nguyên vật liệu tăng giá do khó khăn về nguồn cung cấp; tình trạng thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao; thiếu kinh phí hoạt động dẫn đến việc đầu tư cơ sở vật chất còn hạn chế…

Huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển văn hóa đọc
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm và Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn trao Cờ thi đua của Bộ Thông tin và Truyền thông cho các đơn vị

Tuy nhiên khi dịch được kiểm soát, các hoạt động của ngành được vực dậy, phát triển và đạt được những thành tựu khả quan. Tổng doanh thu và lợi nhuận của các nhà xuất bản đều tăng so với năm 2020. Tổng doanh thu toàn ngành đạt 2.996,667 tỷ đồng (tăng 12,4 %).

Điều này thể hiện nỗ lực rất lớn của các nhà xuất bản trong việc nắm bắt thị trường, nhu cầu của độc giả tới việc thích ứng nhanh nhạy để chuyển đổi các hình thức kinh doanh, tuyên truyền, quảng bá sách.

Bên cạnh đó, tổng số lao động của các nhà xuất bản vẫn cơ bản được giữ vững, không bị xáo trộn và ảnh hưởng đến tinh thần chung của các cán bộ, biên tập viên nhà xuất bản, góp phần làm cho hoạt động của nhà xuất bản được ổn định trong bối cảnh hết sức khó khăn như hiện nay.

Năm 2021 cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, bám sát các sự kiện, các nhà xuất bản đã tập trung thực hiện tốt việc khai thác, tổ chức bản thảo, xuất bản được nhiều xuất bản phẩm giá trị, phục vụ kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của đất nước, trong đó có xuất bản một số xuất bản phẩm tuyên truyền việc đưa Nghị quyết của Đại hội XIII và các Nghị quyết quan trọng khác của Đảng vào cuộc sống.

Nhiều xuất bản phẩm có giá trị, tuyên truyền bảo vệ chủ quyền, biển đảo; quảng bá hình ảnh, văn hóa con người Việt Nam; phục vụ phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, sách hướng dẫn kỹ năng khởi nghiệp được xuất bản.

Bên cạnh đó, các cuốn sách có nội dung liên quan đến việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19, ca ngợi tình cảm, nhiệt huyết của đội ngũ làm công tác phòng, chống dịch và việc phục hồi kinh tế thời dịch bệnh cũng được các nhà xuất bản chủ động khai thác và kịp thời xuất bản nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và động viên tinh thần bạn đọc.

Đặc biệt năm 2021, nhiều cuốn sách có giá trị được xuất bản đã nhận được đánh giá cao của dư luận xã hội. Một số cuốn sách thu hút được nhiều bạn đọc và được in với số lượng lớn, bước đầu thực hiện mục tiêu xuất bản sách có sức lan toả.

Qua công tác đọc, kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu cho thấy, mặc dù vi phạm về nội dung xuất bản phẩm chưa được khắc phục triệt để nhưng số lượng xuất bản phẩm vi phạm chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với tổng số xuất bản phẩm được xuất bản và tính chất, mức độ vi phạm cũng không có biểu hiện nghiêm trọng. Điều này phần nào thể hiện việc quản lý quy trình xuất bản của các nhà xuất bản đã tốt hơn, hạn chế được phần nào những sai sót về nội dung xuất bản phẩm của các năm trước.

Cùng đó, việc ứng dụng khoa học công nghệ cũng được các nhà xuất bản chú trọng hơn. Tổng số lượng nhà xuất bản được xác nhận đăng ký hoạt động xuất bản xuất bản phẩm điện tử đã tăng lên thành 12 nhà xuất bản (tăng 33%).

Một số nhà xuất bản dù chưa đăng ký xuất bản điện tử nhưng với sự quan tâm của cơ quan chủ quản đang triển khai các dự án đầu tư lớn về công nghệ gắn kế hoạch chuyển đổi số như: Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật…

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, ngành xuất bản cũng còn một số hạn chế. Số lượng ấn bản bình quân còn thấp, khoảng 11.000 bản/ấn phẩm, nếu trừ đi số lượng sách giáo khoa, số ấn bản bình quân đạt 4.300 bản/ấn phẩm. Cơ cấu sách chưa hợp lý, một số mảng sách quan trọng như: chính trị, pháp luật; khoa học, công nghệ; kinh tế tuy có tăng về số đầu sách nhưng vẫn còn chiếm tỉ lệ nhỏ so với tổng số đầu sách và số lượng in còn rất thấp.

Chất lượng sách nhìn chung chưa cao, vẫn còn xuất hiện nhiều sách “vô bổ”, sách có nội dung sai sót, sai phạm, buộc phải tự thu hồi, sửa chữa hoặc bị các cơ quan chức năng xử lý. Còn ít sách có giá trị cao, có sức lan tỏa, nhất là sách về khoa học chính trị, khoa học công nghệ.

Vẫn còn một số nhà xuất bản thiếu hụt chức danh Tổng Biên tập nhà xuất bản, gây ảnh hưởng đến công tác quản lý nội dung và sự ổn định của nhà xuất bản.

Năm 2021, việc ứng dụng công nghệ thông tin và đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật để phát triển xuất bản điện tử tuy đã được các nhà xuất bản chú trọng nhưng nhìn chung tình hình triển khai xuất bản điện tử trong hoạt động xuất bản chưa đều do còn hạn chế về nguồn lực đầu tư.

Huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển văn hóa đọc
Các tập thể, cá nhân thuộc các đơn vị xuất bản, phát hành nhận Bằng khen của Bộ Thông tin và Truyền thông

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình xuất bản, phát hành của nhiều nhà xuất bản chưa có sự bứt phá rõ rệt, số lượng nhà xuất bản đủ điều kiện thực hiện xuất bản phẩm điện tử tuy đạt và vượt mục tiêu (mục tiêu 15 - 20%) nhưng so với yêu cầu chiếm tỉ lệ còn thấp so với tổng số nhà xuất bản (12/57 nhà xuất bản, chiếm 21%).

Xóa “vùng trắng” về văn hóa đọc

Chúc mừng và đánh giá cao những kết quả mà ngành xuất bản đã đạt được trong năm 2021, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm chia sẻ: Năm 2021, một năm đầy những khó khăn và thách thức đối với hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm qua đó, càng khắc họa đậm nét những nỗ lực vượt bậc đầy tâm huyết, trách nhiệm của những người làm xuất bản, đề xuất nhiều giải pháp mới và sáng kiến nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của toàn ngành.

Phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm đề nghị trong năm 2022, những người làm công tác xuất bản phải đổi mới tư duy, bắt nhịp thời cuộc, nhạy bén xử lý những tình huống cụ thể, đồng thời phải giải quyết những vấn đề chiến lược của ngành, góp phần khẳng định xuất bản là lĩnh vực tư tưởng sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân để thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Xuất bản, In và Phát hành Sách Việt Nam.

Đồng thời, ngành xuất bản tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực xuất bản, tăng cường phối hợp, tạo sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động xuất bản.

Các cơ quan chủ quản, các nhà xuất bản thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền trong năm 2022, nâng cao năng lực hoạt động của các nhà xuất bản, nâng cao chất lượng xuất bản phẩm, quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, góp phần triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về xây dựng phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam.

Đồng thời tăng cường quảng bá, truyền thông sách, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển văn hóa đọc, xóa “vùng trắng” về văn hóa đọc. Cần quan tâm thích đáng đến mạng lưới phát hành sách ở miền núi, vùng sâu, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển, mức độ thụ hưởng và đời sống văn hoá giữa các vùng, miền.

Để thích ứng linh hoạt sau đại dịch Covid-19, ngành cần tăng cường tính tự chủ, chủ động trong phòng chống dịch, bảo đảm hài hòa chặt chẽ, hiệu quả giữa các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 với các biện pháp khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị theo tinh thần Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ.

Tính đến hết ngày 31/12/2021, tổng số xuất bản phẩm nộp lưu chiểu là 32.948 xuất bản phẩm (giảm 9%) với 400.610.118 bản (giảm 0,7%). Trong đó: Xuất bản phẩm dạng sách in đạt 29.274 cuốn (giảm 9%) với 350.000.000 bản (giảm 3,6%); Xuất bản phẩm dạng điện tử là 2.300 xuất bản phẩm (tăng 12,2%) với ước tính khoảng 25 triệu bản (tăng 16 lần). Xuất bản phẩm khác (đĩa DVD, tranh ảnh, bản đồ, lịch các loại...) đạt 1.374 xuất bản phẩm (giảm 31,6%) với 25.610.118 bản (giảm 34%).

Tổng doanh thu toàn ngành đạt 2.996,667 tỷ đồng (tăng 12,4 %); Nộp ngân sách 260,732 tỷ đồng (tăng 71,7%); Lợi nhuận (sau thuế) đạt 384,243 tỷ đồng (tăng 80,7%).

Tỷ lệ xuất bản phẩm bình quân đầu người đạt 4,08 bản/người/năm (giảm 1,2%).

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Xem thêm
Phiên bản di động