Khách sạn phố cổ vẫn “đóng cửa cài then” sau khi được mở cửa du lịch
Người dân Hà Nội và khách du lịch hào hứng với phố đi bộ Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý buồng cho ngành du lịch |
Khoảng 3 năm qua, từ khi Covid-19 bùng phát, ngành Du lịch đặc biệt kinh doanh khách sạn là nhóm ngành phải chịu tác động đầu tiên và ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch. Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, hầu hết khách sạn phải tạm đóng cửa hoặc tranh thủ sửa chữa, bảo trì trong giai đoạn ngưng vận hành, nhiều tài sản trong số đó bắt đầu rao bán.
Do không có một dự báo chính xác cho thời gian kết thúc dịch bệnh, vì vậy, nhiều khách sạn ghi nhận báo cáo lỗ liên tục và tính đến phương án chuyển nhượng để cắt giảm việc "đốt tiền mặt" và hoàn thành các nghĩa vụ vay với ngân hàng.
Khách sạn phố cổ vẫn “đóng cửa cài then” sau khi được mở cửa du lịch |
Sau rất nhiều nỗ lực của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch cũng như sự chỉ đạo quyết liệt của Văn phòng Chính phủ, ngày 15/3, Việt Nam đã chính thức mở cửa trở lại hoạt động du lịch, đây là tin vui cho ngành Du lịch, cho những người làm du lịch. Các phương án mở cửa như miễn thị thực cho 13 quốc gia đã cho thấy sự thông thoáng để du khách quốc tế có thể nhập cảnh vào Việt Nam dễ dàng hơn.
Việc mở cửa đón khách quốc tế với hi vọng phục hồi kinh tế và bắt đầu giai đoạn “bình thường mới”. Sau khi Chính phủ cho phép du lịch được mở cửa hoàn toàn trở lại, một số khách sạn ở phố cổ Hà Nội đã bắt đầu rục rịch kinh doanh và thực hiện giảm giá phòng để tìm kiếm các khách du lịch, tuy nhiên vẫn còn nhiều thử thách.
Từ ngày 15/3, Việt Nam mở cửa đón khách quốc tế song nhiều khách sạn nhà nghỉ khu vực trung tâm Hà Nội vẫn đóng cửa im lìm. |
Theo ghi nhận của phóng viên tại một số tuyến đường thuộc quận lõi trung tâm Thành phố như: Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Bè, Mã Mây… nhiều khách sạn vẫn chưa sẵn sàng quay trở lại, một số khác tuy mở cửa nhưng lượng khách tới check-in, đặt phòng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Để kích cầu trở lại các khách sạn, nhà nghỉ khu vực phố cổ đã triển khai loạt chương trình ưu đãi, khuyến mại, giảm giá phòng… Theo đó, giá phòng hiện tại đã giảm mạnh từ hơn 1.000.000 đồng/đêm xuống còn 400.000 đồng/đêm, có phòng giá trong khoảng 200.000-300.000 đồng/đêm.
Nằm ở vị trí đắc địa, từng được coi là những “con gà đẻ trứng vàng” trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, các khách sạn ở phố cổ thường được định giá từ vài chục tỷ đến hàng trăm tỷ đồng. Nhưng ngay cả khi du lịch đã được mở cửa trở lại vẫn không thể trụ được, mặt tiền nhiều nơi treo đầy biển in số điện thoại liên hệ cho thuê hoặc bán.
Một số khách sạn mở cửa nhưng hoạt động kinh doanh ảm đạm, khách thuê phòng chỉ đếm trên đầu ngón tay. |
Theo kế hoạch phục hồi, du lịch Hà Nội phấn đấu năm 2022 đón và phục vụ từ 9-10 triệu lượt khách, trong đó có 1,2-2,0 triệu lượt khách quốc tế. Tổng thu từ khách du lịch dự kiến từ 27,84-35,84 nghìn tỷ đồng.
Trong tháng 2/2022, khách du lịch đến Hà Nội đạt khoảng 800 nghìn người, tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng 2,23 nghìn tỷ đồng. Hai số liệu này đều tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Nhiều khách sạn đã rao bán cả năm nhưng vẫn chưa tìm được chủ mới. |
Để thực hiện kế hoạch phục hồi, thời gian tới đây, Thành phố sẽ tổ chức nhiều hoạt động du lịch, tổ chức các sự kiện để làm ấm dần thị trường du lịch cũng như thu hút khách du lịch đến với Thủ đô. Hà Nội đã có các chương trình quảng bá như: Tham gia các hội nghị, diễn đàn về du lịch quốc tế trong nước, tuyên truyền trên các kênh truyền hình, báo chí trong khu vực, thực hiện quảng bá trên CNN (Mạng tin tức truyền hình cáp) với lượng phủ song cao.
Vừa qua, Hà Nội cũng đã mở lại không gian đi bộ đi bộ Hồ Gươm và vùng phụ cận, tiếp đó là Hội chợ Quốc tế Hà Nội dự kiến được tổ chức vào tháng 4 và tháng 5 sẽ diễn ra sự kiện thể thao SEA Games 2022. Những điều này kỳ vọng giúp số lượng du khách đến với Hà Nội nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi để các khách sạn Hà Nội mở cửa hoạt động trở lại nhanh hơn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42