Khi các bãi rác đã quá tải

(LĐTĐ) Người dân Hà Nội lại một lần nữa phải “nín thở” với việc rác thải ứ đọng trên nhiều tuyến phố khi các bãi rác lớn của Thành phố liên tiếp gặp sự cố, không thể tiếp nhận rác. Nguy cơ “vỡ trận” về đầu ra của rác thải lại lần nữa được nhắc đến với nhiều áp lực và hệ lụy.
Xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất: Người dân còn chịu ô nhiễm môi trường từ bãi rác đến bao giờ? Xử lý thí điểm thành công gần 100% mùi nước rỉ rác của bãi rác Nam Sơn

Bãi rác quá tải

Là một trong hai đô thị lớn nhất cả nước với khoảng 8 triệu dân, hằng ngày tại Hà Nội, lượng rác nói chung (rác sinh hoạt, rác thải rắn xây dựng, rác độc hại, rác công nghiệp…) thải ra môi trường rất lớn. Thế nhưng, hiện Thành phố chỉ có hai khu xử lý chất thải chính: Nam Sơn và Xuân Sơn và điều đáng nói cả hai khu này đều đang quá tải. Do thiếu chỗ xử lý rác, Hà Nội đang phải đối mặt với nhiều áp lực và hệ lụy từ rác.

Khi các bãi rác đã quá tải
Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội phun chế phẩm Posi-shell nhằm khử mùi, chống rác bay, ngăn nước mưa lẫn vào nguồn nước.

Thực tế, trong vài ngày trở lại đây, khi dịch Covid-19 vẫn còn đang diễn biến phức tạp, người dân một số quận, huyện Hà Nội lại phải chịu thêm một “phiền toái” nữa khi rác thải tồn đọng trên nhiều tuyến đường. Rác thải sinh hoạt không được mang đi xử lý kịp thời, tạo cảnh tượng hãi hùng, nhếch nhác cho bộ mặt đô thị. Nguyên nhân là do, hồ sinh học tại Khu xử lý chất thải rắn Nam Sơn xảy ra sự cố đang phải khắc phục và bãi phải tạm dừng tiếp nhận rác trong ít ngày.

Theo Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco) - đơn vị được giao vận hành bãi rác Nam Sơn, hơn một năm nay, khối lượng rác trung bình mỗi ngày đưa vào bãi là khoảng 4.700 tấn/ngày, tương đương 1.700.000 tấn/ năm. Trong đó riêng lượng nước rác phát sinh là khoảng 2.800-3.000 m3/ngày (chưa bao gồm lượng nước rác phát sinh do mưa). Do hoạt động nhiều năm, diện tích mở rộng không đáng kể lại sử dụng công nghệ chôn lấp nên các ô chứa, chôn lấp rác của bãi Nam Sơn đang trong tình trạng quá tải, vượt ngưỡng thiết kế ban đầu.

Điều đáng nói là ở phía Tây Hà Nội, bãi rác Xuân Sơn (Sơn Tây, Ba Vì) cũng trong tình trạng “ngập” trong rác và cũng vừa mới phải tạm dừng tiếp nhận rác cách đây hơn 1 tuần để khắc phục sự cố. Bãi rác Xuân Sơn có nhiệm vụ tiếp nhận rác từ 12 huyện gồm: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa và thị xã Sơn Tây. Khối lượng rác mỗi ngày được đưa vào đây khoảng 1.500 tấn, trong đó chôn lấp 1.400 tấn, còn lại xử lý đốt 100 tấn. Do bãi ngừng tiếp nhận rác, dẫn tới hiện tượng ùn ứ rác tại một số quận, huyện kể trên và Sở Xây dựng Hà Nội đã phải điều chỉnh phân luồng giảm tải sang bãi Nam Sơn.

Ngoài hai nơi kể trên, địa bàn Hà Nội cũng còn bãi rác Cầu Diễn (Nam Từ Liêm) có chức năng chủ yếu xử lý rác thải y tế và phân bùn bể phốt cho thành phố. Còn hai khu xử lý chất thải đã và đang tạm dừng hoạt động là Khu xử lý chất thải Kiêu Kỵ (Gia Lâm) đã đầy và không thực hiện tiếp nhận rác vào tháng 7/2018; Khu xử lý chất thải Phương Đình (Đan Phượng) được đưa vào vận hành từ năm 2014, tuy nhiên hiện nay đang phải tạm dừng để cải tạo, đổi mới công nghệ.

Có một thực tế đã được nhắc đến từ nhiều năm nay, đó là tất cả các Khu xử lý chất thải rắn đều đã quá tải từ nhiều năm trước nhưng vẫn chậm trễ chưa có phương án xử lý. Giờ đây, các đơn vị liên quan đều phải “ăn đong” từng ngày để rác thải không bị ùn ứ. Báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy, cơ quan này đã xây dựng “kịch bản” phân luồng rác một cách tỷ mỉ để rác có quãng đường di chuyển ngắn nhất, hạn chế phát sinh ô nhiễm trong quá trình đưa đến nơi xử lý.

Còn đó nỗi lo

Trước áp lực này, từ nhiều năm trước Hà Nội đã kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xử lý rác. Thực tế đã có 5 dự án được Thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư. Đó là, 2 dự án tại Khu xử lý chất thải Đồng Ké (huyện Chương Mỹ và Phù Đổng (huyện Gia Lâm); Dự án Nhà máy Điện rác Sóc Sơn (đặt tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn); Dự án Xử lý rác thu hồi điện Xuân Sơn; Dự án Khí hóa rác thải sinh hoạt thành điện năng. Tuy nhiên, đến nay, vì nhiều nguyên nhân, những dự án này vẫn mới chỉ nằm trên giấy hoặc chậm trễ trong triển khai.

Theo Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco) - đơn vị được giao vận hành bãi rác Nam Sơn, hơn một năm nay, khối lượng rác trung bình mỗi ngày đưa vào bãi là khoảng 4.700 tấn/ngày, tương đương 1.700.000 tấn/ năm. Trong đó riêng lượng nước rác phát sinh là khoảng 2.800-3.000 m3/ngày (chưa bao gồm lượng nước rác phát sinh do mưa). Do hoạt động nhiều năm, diện tích mở rộng không đáng kể lại sử dụng công nghệ chôn lấp nên các ô chứa, chôn lấp rác của bãi Nam Sơn đang trong tình trạng quá tải, vượt ngưỡng thiết kế ban đầu.

Tiếp đó, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2017, Hà Nội đã kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Kết quả, Công ty Cổ phần Năng lượng môi trường Thiên Ý Hà Nội (Công ty Thiên Ý) đã nhận được giấy chứng nhận đầu tư, xây dựng nhà máy đốt rác phát điện Thiên Ý vào cuối năm 2018. Dự án được xây dựng tại Khu Liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn, Sóc Sơn (Hà Nội) có tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng do nước ngoài đầu tư và vận hành. Nhà máy đốt rác phát điện trên có công suất xử lý 4.000 tấn rác/ngày được cho là lớn nhất Việt Nam hiện nay sẽ đi vào hoạt động năm 2020. Nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau, ghi nhận thực tế ở thời điểm đầu tháng 11/2021, nhiều hạng mục của dự án vẫn đang ở phần xây thô.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, hiện có 3 dự án đốt rác phát điện khác cũng đang trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư. Đó là nhà máy xử lý rác công suất 1.000 tấn/ngày của liên danh T&T và Hitachizonshen đang triển khai thủ tục; nhà máy xử lý rác của Công ty TNHH Indovin Power công suất 500 tấn/ngày đang ở bước tạm giao mặt bằng để nghiên cứu triển khai; nhà máy điện rác Seraphin công suất 1.500 tấn/ngày của Công ty Cổ phần Công nghệ môi trường xanh Seraphin đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục đầu tư, dự kiến khởi công trong nửa đầu năm nay. Các nhà máy đốt rác phát điện trên đều được thành phố Hà Nội phê duyệt, xây dựng tại khu vực thị xã Sơn Tây và Ba Vì.

Còn tại xã Việt Hùng (Đông Anh), nhà máy đốt rác công nghiệp công suất 500 tấn/ngày đêm được xây dựng từ năm 2016. Đến nay, nhà máy đã cơ bản hoàn thiện với 93% hạng mục được xây dựng, lắp đặt theo phê duyệt gồm: Hệ thống phân loại rác, ủ rác, sấy rác, lò đốt plasma, xử lý khói, xử lý nước thải, thu gom và xử lý mùi…, song nhà máy chưa thể hoạt động.

Thực tế, kể cả khi các nhà máy trên được đưa vào vận hành, thì cơn khủng hoảng rác vẫn chưa thể giải quyết được ngay khi mà bài học từ Nhà máy xử lý rác làm phân tại Cầu Diễn hay lò đốt NEDO vẫn còn đang hiện hữu.

Nhiều chuyên gia môi trường cho rằng, những giải pháp của Hà Nội, trong đó có việc xây dựng nhà máy đốt rác cũng chỉ là các biện pháp kéo dài thời gian cho các nhà máy rác thêm vài năm. Ở các nước phát triển, việc đốt rác phát điện rất hiệu quả do họ phân loại rác được từ đầu nguồn. Việc phân loại rác từ nguồn là giải pháp căn cơ để giải quyết “khủng hoảng rác” ở các đô thị lớn hiện nay

Việc phân loại rác ngay từ nguồn thải không khó, không tốn kém về tiền bạc, không mất nhiều thời gian, công sức. Ðiều quan trọng là làm sao để mỗi người dân thay đổi thói quen bỏ chung các loại rác vào một thùng bằng việc phân chia từng loại vào những thùng chứa khác nhau./.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11, trời nhiều mây, đêm và sáng sớm trời lạnh, ngày nắng.
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

(LĐTĐ) Những vị trí sạt lở gây ảnh hưởng trực tiếp đến 427 hộ dân. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở ban ngành và địa phương thực hiện hiện các công trình chống sạt lở cũng như các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Ban An toàn giao thông (ATGT) thành phố Hà Nội tổ chức thăm hỏi, động viên và trao quà đến các hộ gia đình có người thân là nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông. Đây là hoạt động thường niên đầy ý nghĩa nhằm chia sẻ một phần khó khăn với gia đình người bị nạn.
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Trì cho biết vừa triệu tập, tạm giữ hàng chục thanh, thiếu niên có hành vi gây rối trật tự trên địa bàn. Nhóm đối tượng trong độ tuổi từ 14-19, mang hung khí là tuýp sắt hàn dao phóng lợn di chuyển với tốc độ cao, hò hét gây khiếp sợ cho người dân...
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm

Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm

(LĐTĐ) Vụ hỏa hoạn tại nhà dân ở số 43, tổ 12 Thạch Bàn, quận Long Biên. Xác định có 2 nạn nhân mắc tại vị trí tầng 2 và tầng 3 của ngôi nhà, lực lượng chức năng đã nhanh chóng triển khai phương án cứu nạn; trong thời gian ngắn 2 nạn nhân đã được đưa đến nơi an toàn.
Xem thêm
Phiên bản di động