Khi nào biến thể Delta sẽ trở nên “hung dữ nhất” và sau đó suy yếu dần?

Trước sự lan rộng của biến thể Delta ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Mỹ, các chuyên gia y tế đã đưa ra những dự báo về thời điểm biến thể này lây lan mạnh nhất và sau đó suy yếu dần.
Đối phó với những diễn biến mới của đại dịch Covid-19 WHO: Biến thể Delta nguy hiểm trên đà thống trị toàn cầu, nhiều nước lao đao

Khi biến thể Delta lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ vào tháng 12/2020, mối đe dọa của nó đối với Mỹ dường như vẫn là điều xa vời. Tuy nhiên, Delta hiện đang là biến thể chủ đạo tại Mỹ.

Trong vòng vài tháng, biến thể Delta đã lan rộng tới hơn 98 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như Scotland, Anh, Israel, Mỹ,… Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ tuần này cho biết, biến thể Delta đã chiếm 93% tổng số ca mắc Covid-19 mới tại nước này.

Biến thể Delta đã chiếm 93% tổng số ca mắc Covid-19 mới tại Mỹ. Ảnh: Getty Images
Biến thể Delta đã chiếm 93% tổng số ca mắc Covid-19 mới tại Mỹ. Ảnh: Getty Images

Theo dữ liệu mới nhất của CDC, tốc độ lây lan nhanh chóng của biến thể Delta đã khiến số ca mắc Covid-19, nhập viện và tử vong ở Mỹ tăng vọt. Sau khi số ca mắc trung bình trong 7 ngày giảm xuống khoảng 11.000 ca vào ngày 22/6, con số đã tăng vọt lên hơn 85.000 ca vào ngày 3/8.

Một số chuyên gia đã bày tỏ lạc quan khi số ca mắc Covid-19 gần đây đều giảm ở Anh và Ấn Độ, những nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến thể Delta. Số ca mắc bệnh mới tại Ấn Độ đã đạt đỉnh với hơn 40.000/ngày vào tháng 5 và đã giảm xuống còn khoảng 30.500 ca/ngày vào ngày 2/8.

Andy Slavitt, cựu cố vấn cấp cao của Nhà Trắng về ứng phó với Covid-19, cho rằng, nếu sự lây lan của biến thể Delta tại Mỹ hoạt động tương tự như ở Anh và Ấn Độ, số ca mắc bệnh sẽ có xu hướng tăng nhanh rồi sau đó giảm mạnh.

Khi nào biến thể Delta sẽ suy yếu?

Câu hỏi đang được quan tâm nhiều nhất đó là: Khi nào biến thể Delta sẽ suy yếu? Dưới đây là 5 dự đoán về thời điểm số ca nhiễm biến thể Delta sẽ đạt đỉnh điểm và sau đó giảm dần.

Giữa tháng 8: Scott Gottlieb, cựu Giám đốc Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ, đã đưa ra dự đoán lạc quan nhất về thời điểm số ca nhiễm biến thể Delta sẽ giảm. Ông Gottlieb cho rằng, số ca mắc bệnh sẽ giảm trong 2-3 tuần tới, từ ngày 11/8.

Giữa tháng 8 - giữa tháng 9: Giáo sư Ali Mokdad tại Đại học Washington, nói rằng: “Số ca bệnh tại Mỹ sẽ đạt đỉnh vào giữa tháng 8 và sau đó sẽ giảm”. Ông Mokdad đã trích dẫn các dự báo của Viện Đánh giá và Đo lường Sức khỏe (IHME). Theo đó, trong kịch bản “có khả năng xảy ra nhất”, IHME dự đoán số ca tử vong do Covid-19 sẽ đạt đỉnh khoảng 1.000 người/ngày vào giữa tháng 9, sau đó sẽ giảm xuống. Tính đến ngày 3/8, số ca tử vong hàng ngày trung bình tại Mỹ là 371 ca.

Tháng 9: “Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ vượt qua biến thể Delta vào tháng 9. Nhưng có thể, tôi đang quá lạc quan chăng?”, Eric Topol, Giám đốc Viện Nghiên cứu Scripps ở La Jolla, California, cho biết.

Giữa tháng 10: Các chuyên gia tại Trung tâm mô hình hóa kịch bản Covid-19, nơi tập hợp các nhà nghiên cứu từ các tổ chức hàng đầu, cho biết, số ca nhiễm biến thể Delta sẽ tiếp tục tăng trong suốt mùa hè và mùa thu, và đỉnh điểm là vào giữa tháng 10.

Chưa xác định được thời điểm: “Bởi không thể thống kê đầy đủ số ca mắc Covid-19, tôi không rõ khi nào chúng ta sẽ thấy đợt đỉnh điểm của số ca nhiễm biến thể Delta”, Tiến sĩ Amesh Adalja, một học giả cao cấp của Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, cho biết. Ông Adalja dự đoán số ca mắc bệnh sẽ giảm vì nhiều người bị nhiễm virus hơn sẽ phát triển khả năng miễn dịch cộng đồng.

Các dự đoán trên dựa vào các tình huống khác nhau và các yếu tố như hành vi của cá nhân, trách nhiệm của cộng đồng và tỷ lệ tiêm chủng đều có thể làm thay đổi các dự báo.

Tiêm chủng có thể tác động tới sự lây lan biến thể Delta?

Các chuyên gia cho rằng, tỷ lệ tiêm chủng tăng có thể thay đổi tất cả các mô hình dự đoán. Tính đến ngày 3/8, gần một nửa dân số Mỹ (49,7%) đã được tiêm chủng đầy đủ, theo dữ liệu của CDC.

Tuy nhiên, vẫn còn một chặng đường dài so với mốc 70-80% người dân miễn dịch để đạt được miễn cộng đồng. Ricardo Franco, bác sĩ y khoa tại Đại học Alabama, cho biết, biến thể Delta lan rộng có thể đẩy ngưỡng miễn dịch cộng đồng lên gần 90%.

Giáo sư Mokdad ước tính rằng, dựa trên tỷ lệ lây nhiễm hiện tại, vào ngày 1/11, 64% người ở Mỹ sẽ miễn dịch với một biến thể như Delta, tính cả những người đã mắc bệnh và những người đã tiêm chủng.

Theo Justin Lessler, nhà dịch tễ học tại Đại học Bắc Carolina, có thể ngăn chặn biến thể Delta nếu đủ số người được tiêm vaccine, tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng này sẽ khá cao.

“Tôi cho rằng nếu chúng ta có thể tiêm chủng cho khoảng 90% hoặc hơn 90% dân số, tình hình dịch bệnh sẽ dịu lại”, ông Lessler nói.

Liệu sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta có thúc đẩy nhiều người đi tiêm chủng hơn? “Điều này thật khó dự đoán”, ông Topol nói.

“Một số người chưa tiêm vaccine có thể cảm thấy lo sợ, đặc biệt nếu họ ở những bang bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh như Louisiana, và đi tiêm chủng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, có những người khi nghe về những trường hợp lây nhiễm đột phá, họ sẽ vội vàng kết luận rằng vaccine kém hiệu quả”, ông Topol nói thêm.

Vai trò của hành vi cá nhân

Bên cạnh việc đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, các hành vi của cá nhân có thể thay đổi kịch bản về biến thể Delta. Các chuyên gia cho biết, các bác sĩ nên khuyến cáo cả người đã tiêm vaccine rằng các biện pháp như giãn cách xã hội và đeo khẩu trang vẫn rất quan trọng trong việc phòng dịch.

Ông Topol lưu ý rằng, vaccine Covid-19 có hiệu quả tốt nhưng không hoàn hảo và khả năng bảo vệ của chúng sẽ ít hơn trong nhiều tháng sau khi tiêm chủng đầy đủ.

Đeo khẩu trang là biện pháp phòng dịch Covid-19 hiệu quả. Ảnh: Reuters
Đeo khẩu trang là biện pháp phòng dịch Covid-19 hiệu quả. Ảnh: Reuters

“Lời khuyên tốt nhất bây giờ là đeo khẩu trang ngay cả khi ở trong không gian kín. Khi ở ngoài trời, tùy thuộc vào mức độ tiếp xúc giữa mọi người, một chiếc khẩu trang vẫn là biện pháp phòng dịch hiệu quả”, ông Topol nói.

Giáo sư Mokdad cho rằng, khi số ca mắc bệnh tăng lên, người dân hãy quay lại thực hiện các biện pháp như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội.

“Thật không may, chúng ta đang có 2 nước Mỹ”, ông Mokdad nói, đề cập đến các biện pháp phòng dịch và khuyến cáo y tế công cộng khác nhau giữa các tiểu bang.

Mối nguy nào sẽ xuất hiện sau khi biến thể Delta “chìm xuống”?

Ông Topol và các chuyên gia khác cho biết, vấn đề hiện tại không phải là liệu có một biến thể khác sẽ xuất hiện sau biến thế Delta hay không, mà là khi nào nó sẽ xuất hiện.

Ngoài biến thể Lambda, sự xuất hiện của Delta Plus, một phiên bản của biến thể Delta, cũng khiến giới chuyên gia lo ngại. Hàn Quốc đã ghi nhận 2 ca đầu tiên nhiễm biến thể Delta Plus.

“Các biến thể trong tương lại thậm chí có thể dễ lây truyền hơn biến thể Delta. Điều này sẽ thật tồi tệ. Cho đến nay, Delta được xem là biến thể mạnh mẽ nhất. Virus SARS-CoV-2 vẫn sẽ tiếp tục phát triển. Cuộc chiến chống đại dịch của chúng ta vẫn chưa thể kết thúc”, ông Topol nhấn mạnh.

Theo ông Topol và Dennis R. Burton, Giáo sư miễn dịch học tại Viện nghiên cứu Scripps, điều cần thiết để đối phó với biến thể tiếp theo là một cách tiếp cận khác để phát triển vaccine.

Trong một bài báo đăng trên tạp chí Nature, 2 chuyên gia đã đề xuất sử dụng một loại kháng thể có khả năng bảo vệ đặc biệt, được gọi là kháng thể trung hòa diện rộng, để phát triển các loại vaccine mới. Sự thành công của các loại vaccine Covid-19 hiện tại là do vaccine có khả năng thúc đẩy cơ thể tạo ra các kháng thể trung hòa. Các protein này liên kết với virus và ngăn chúng lây nhiễm sang các tế bào của cơ thể.

Topol và Burton cho rằng, các kháng thể trung hòa diện rộng có thể hoạt động chống lại nhiều chủng virus khác nhau. Bằng cách tiếp cận này, các nhà khoa học có thể tạo ra vaccine có hiệu quả chống lại một họ virus, với mục tiêu ngăn chặn các căn bệnh bùng phát trong tương lai có nguy cơ trở thành đại dịch./.

Theo Mai Trang/vov.vn

https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/khi-nao-bien-the-delta-se-tro-nen-hung-du-nhat-va-sau-do-suy-yeu-dan-880448.vov

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 9 đồng, hiện ở mức 24.907 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng thế giới phá đỉnh 3.400 USD/ounce. Trong nước, nhà đầu tư lãi đậm sau một tháng mua vào. Trong nước, giá vàng miếng tăng tới 4 triệu đồng/lượng.
Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Ngày 21/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 đồng phạm do sai phạm trong việc phê duyệt dự án điện mặt trời, gây thiệt hại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hơn 1.043 tỷ đồng.
Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐ việt Nam và kế hoạch của LĐLĐ tỉnh, Tháng Công nhân năm 2025 được Công đoàn Hà Tĩnh triển khai từ ngày 15/4 - 31/5/2025 với nhiều nội dung thiết thực hướng tới đoàn viên, người lao động.
Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng trưởng tốt, nhiều doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh dẫn đến cần một nguồn lao động lớn, nhất là nguồn lao động chất lượng cao.
Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Nhiều lần đi dạo hồ Gươm tôi thường tự hỏi loài cây gì mà tán cao, quả to trông như cái mõ ở gần cây lộc vừng chín gốc? Cho đến một ngày, những bông hoa đỏ thẫm nhỏ xinh nơi công viên Bách Thảo dẫn lối tôi ngước nhìn lên và bắt gặp chiếc biển tên trên thân cây, tôi mới biết đó là cây trôm.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Để nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đoàn viên Công đoàn, thời gian qua, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội luôn chú trọng triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong toàn ngành.

Tin khác

Tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với 75 quốc gia, vùng lãnh thổ

Tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với 75 quốc gia, vùng lãnh thổ

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo hoãn thi hành thuế đối ứng trong 90 ngày với 75 quốc gia, vùng lãnh thổ "không trả đũa", thuế. Đồng thời, giảm thuế đối ứng xuống mức 10%. Riêng Trung Quốc bị tăng thuế tổng cộng lên 125%.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hàng chục nền kinh tế

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hàng chục nền kinh tế

Ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế nhập khẩu với hàng chục nền kinh tế.
Ông Elon Musk ra "tối hậu thư" cho toàn bộ nhân viên liên bang Mỹ

Ông Elon Musk ra "tối hậu thư" cho toàn bộ nhân viên liên bang Mỹ

Ông Elon Musk ngày 22/2 nói rằng các nhân viên liên bang phải giải trình những công việc đã làm trong tuần trước hoặc từ chức.
Tình hình sức khoẻ của Giáo hoàng Francis

Tình hình sức khoẻ của Giáo hoàng Francis

Tòa thánh Vatican đã đưa ra thông báo cập nhật vào sáng 23/2, theo đó Giáo hoàng Francis đã có một đêm yên bình sau khi trải qua cơn nguy kịch vào buổi sáng.
Israel hoãn thả hàng trăm tù nhân Palestine

Israel hoãn thả hàng trăm tù nhân Palestine

Israel ngày 23/2 tuyên bố hoãn việc thả hàng trăm tù nhân Palestine cho đến khi nhóm chiến binh Hamas đáp ứng các điều kiện. Động thái này một lần nữa cho thấy sự mong manh của thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza.
Australia ban hành lệnh cấm người nước ngoài mua nhà trong vòng 2 năm

Australia ban hành lệnh cấm người nước ngoài mua nhà trong vòng 2 năm

Ngày 16/2, Chính phủ Australia thông báo sẽ cấm các nhà đầu tư nước ngoài mua nhà đã xây dựng tại quốc gia này trong vòng 2 năm.
Giẫm đạp ở ga xe lửa tại Ấn Độ, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng

Giẫm đạp ở ga xe lửa tại Ấn Độ, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng

Ít nhất 15 người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp tại một nhà ga xe lửa ở thủ đô Ấn Độ khi đám đông chen chúc bắt tàu đến lễ hội hành hương.
Tổng thống Mỹ phê duyệt nhiều quy định thuế quan, một số nước vào "tầm ngắm"

Tổng thống Mỹ phê duyệt nhiều quy định thuế quan, một số nước vào "tầm ngắm"

Gần một tháng kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định áp thuế diện rộng đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, đánh thuế nhắm vào các ngành, khu vực hoặc quốc gia khác nhau, nhằm buộc đối tác thương mại phải đáp ứng yêu cầu về chính sách của ông.
Một chiếc máy bay đột ngột mất tích trên bầu trời Mỹ

Một chiếc máy bay đột ngột mất tích trên bầu trời Mỹ

Một chuyến bay chở 10 người đã biến mất trên bầu trời Alaska (Mỹ), làm dấy lên cuộc tìm kiếm điên cuồng.
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh trừng phạt Tòa án Hình sự quốc tế

Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh trừng phạt Tòa án Hình sự quốc tế

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh đóng băng tài sản, cấm nhập cảnh với quan chức Tòa Hình sự quốc tế vì điều tra "vô căn cứ" Mỹ và Israel.
Xem thêm
Phiên bản di động