Người dân xóm Xuân Thịnh, xã Nghi Đức, thành phố Vinh:

Khổ sở vì "đợi chờ" sổ đỏ đến bao giờ?

Ở ổn định hàng chục năm, thực hiện nghĩa vụ đầy đủ, tuy nhiên nhiều hộ dân ở xóm Xuân Thịnh (xã Nghi Đức, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Không những vậy, những hộ ở đây còn bị “quản thúc” về xây dựng, hạ tầng điện, đường đều phải “tự túc”.
Nghệ An: Giãn cách xã hội toàn huyện Quỳnh Lưu theo Chỉ thị 15 từ 19 giờ ngày 28/7 Nghệ An: Những cư dân không làng Nghệ An sẵn sàng đón công dân ở tâm dịch thành phố Hồ Chí Minh về quê

Dựng nhà khi “vắng” chủ đất

Đầu năm 1990, đơn vị xăng dầu quân đội chuyển đi nơi khác để lại một khu đất trống (người dân địa phương quen gọi là khu đất 7112) trên địa bàn xóm Xuân Thịnh. Nhiều hộ dân của xã Nghi Đức (lúc đó xã Nghi Đức đang thuộc huyện Nghi Lộc, chưa nhập về thành phố Vinh) thiếu đất ở nên đến đây xây dựng nhà mà không bị ai ngăn cản.

Đầu tiên, chỉ có 5 hộ dân nhưng sau đó thêm hàng chục hộ khác cũng đến làm nhà ở. Mới đầu, cuộc sống rất vất vả, các hộ dân phải cải tạo đất từ móng nhà cũ và lấp nhiều hố sâu do nạn đào trộm đất ở đây. Những năm sau đó, họ còn phải góp tiền tự kéo đường dây điện về dùng và tự làm đường giao thông để đi lại.

Khổ sở vì
Không được chính quyền cho phép xây dựng nhà kiên cố, nhiều hộ dân chỉ làm nhà cấp 4, nhà tạm

Ông Nguyễn Văn Triện (nguyên Bí thư Đảng ủy xã Nghi Đức giai đoạn 1987-1992) cho chúng tôi xem đơn xin đất ở viết tay của ông gửi Ủy ban nhân dân xã Nghi Đức năm 1992, có bút phê của Chủ tịch xã thời kỳ đó, đồng ý cho ông Triện được ở trên khu đất 7112. “Hồi đó, có giấy viết tay này gia đình tôi mới ra ở đây. Đến nay, muốn tách hộ cho con cũng không làm được vì không có sổ đỏ” - ông Triện nói.

Bà Nguyễn Thị Ngọc (Bí thư Chi bộ xóm Xuân Thịnh) cũng là một trong 5 người đầu tiên ra ở trên khu đất 7112. Năm 1991 khi ra ở, bà chưa sinh con đầu lòng, nay, bà đã có cháu ngoại nhưng nhà bà hiện vẫn chưa có sổ đỏ. “Trước năm 2008, huyện Nghi Lộc đã cho người xuống khảo sát đo đạc. Năm 2013, khi xã Nghi Đức đã nhập về Vinh, thành phố đã về khảo sát nhưng cũng chưa thấy gì. Nhiều hộ muốn tách thửa cho con, thế chấp ngân hàng cũng không được. Do nhu cầu bức thiết về sinh hoạt, nhiều hộ đã tự động cơi nới nhà, nhiều hộ không có công trình vệ sinh cũng xây trộm, xóm không thể nào ngăn được”, bà Ngọc chia sẻ.

Khổ sở vì
Theo những người dân ở đây, đường đi trong khu dân cư những hộ dân cũng tự bỏ tiền ra làm

Còn ông Lương Quang Hòa, có gần 200m2 đất nhưng 30 năm nay vẫn chưa được cấp sổ đỏ. Ông Hòa nói: “Hàng chục hộ dân ở đây, hàng năm đều hoàn thành mọi khoản thuế quỹ. Trong đóng góp xây dựng nông thôn mới, mọi gia đình đều đóng góp như những hộ dân trong xã nhưng đường không được làm, nhà vệ sinh cũng phải xây trộm. Nguyện vọng là được cấp sổ đỏ như những hộ dân khác”.

Được biết, trước đây, nhiều hộ ra ở trên khu đất 7112 nếu xây dựng nhà sớm thì có nhà ở. Từ năm 2008, xã Nghi Đức nhập về thành phố Vinh, việc quản lý xây dựng chặt hơn, nhiều hộ không xây dựng được nhà ở, phải sống trong những gian nhà tạm chật chội.

Cách đây mấy tháng, nhiều nhà trong khu dân cư mang danh ở “chui” này đã góp mỗi hộ 6 triệu đồng để rải khoảng 150m đường nhựa để tránh cảnh “nắng bụi, mưa bùn”.

Bộ Quốc phòng đã giao đất cho tỉnh Nghệ An

Năm 2013, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIII, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An đã chuyển ý kiến cử tri xóm Xuân Thịnh đến Bộ Quốc phòng về việc năm 1990, đơn vị xăng dầu Trung đoàn 662 chuyển đi và bán lại tài sản trên đất người dân, đề nghị Bộ Quốc phòng sớm có ý kiến về quỹ đất trên, tạo điều kiện trong việc quy hoạch, bố trí dân cư. Bộ Quốc phòng đã trả lời:

Khu đất quốc phòng nói trên, có diện tích khoảng 23.405m2, trước đây do Trung đoàn Xăng dầu 662 thuộc Cục Xăng dầu, Tổng cục Hậu cần quản lý; khi đơn vị di chuyển làm nhiệm vụ khác, một số hộ dân địa phương đã tự xây dựng nhà ở với diện tích khoảng 2.600m2.

Khổ sở vì
Khổ sở vì
Công văn của Bộ Quốc phòng trả lời Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An về khu đất 7112

Ngày 31/1/1997, Bộ Tổng tham mưu đã ra Quyết định số 46/QĐ-TM giao khu đất trên từ Cục Xăng dầu về Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô (gọi tắt là Công ty Lũng Lô) thuộc Binh chủng Công binh quản lý. Ngày 2/4/1997, Cục Xăng dầu đã giao cho Công ty Lũng Lô khu đất trên với diện tích thuộc chỉ giới mở đường 1.625m2; diện tích do Công ty Lũng Lô quản lý 19.180m2. Riêng phần diện tích đất quốc phòng (2.600m2), các hộ dân địa phương đã xây dựng nhà (Bộ Tổng tham mưu không đưa vào phần diện tích giao cho Công ty Lũng Lô) mà công nhận cho các hộ dân ở và chuyển lại cho địa phương quản lý.

Tuy nhiên, do các hộ dân trước đây làm nhà ở rải rác nên không được quy hoạch gọn vào một khu vực, gây khó khăn cho việc quản lý, sử dụng đất. Mặc dù, Công ty Lũng Lô đã làm việc với địa phương để vận động nhân dân quy hoạch gọn vào một khu vực nhưng không thành. Chưa kể, có thêm 19 hộ dân tiếp tục lấn chiếm càng khó khăn cho việc quản lý của đơn vị. Căn cứ vào thực trạng khu đất trên, các quy định của Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về cơ chế sử dụng đất quốc phòng, an ninh (tại Công văn số 2311/TTg-KTN ngày 9/12/2011), Bộ Quốc phòng thống nhất chuyển giao toàn bộ diện tích đất do Công ty Lũng Lô hiện đang quản lý cho địa phương quản lý để quy hoạch khu dân cư. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An hoàn tất các thủ tục quản lý đất đai theo quy định.

"Khắc khoải" đợi phương án xử lý

Ngày 15/5/2013, tỉnh Nghệ An đã có Quyết định thu hồi khu đất này. Đến ngày 11/9/2015, tỉnh Nghệ An có Quyết định số 4085/QĐ-UBND-XD cho phép xã Nghi Đức khảo sát lựa chọn địa điểm lập quy hoạch chi tiết xây dựng chia lô đất ở dân cư tại khu đất 7112, với diện tích 28.890m2. Thời gian thực hiện trong thời hạn trong 6 tháng.

Đến ngày 19/4/2018, thành phố Vinh có Thông báo số 166/UBND-TB giao cho xã Nghi Đức tăng cường quản lý trật tự xây dựng, không để phát sinh mới về việc xây dựng trái phép; rà soát trường hợp lấn chiếm, vây đất, khoanh đất xây dựng công trình từ sau ngày 1/7/2014 đến nay; lập biên bản xử lý và yêu cầu tháo dỡ các công trình vi phạm. Thành phố Vinh giao xã Nghi Đức tổ chức đo vẽ hiện trạng sử dụng khu đất 7112 trước ngày 30/4/2018 để thành phố Vinh báo cáo tỉnh Nghệ An xin tiếp tục gia hạn việc thực hiện Quyết định số 4085.

Ngoài ra, Thành phố cũng giao cho một số phòng chuyên môn phối hợp với xã Nghi Đức rà soát và đề xuất phương án giải quyết trước ngày 30/5/2018. Tuy nhiên, đến nay, xã mới hoàn thành việc đo đạc thực tế khu đất 7112. Ông Phạm Thanh Hải (Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nghi Đức) cho biết, hiện nay, chính quyền xã nhận được ý kiến của các hộ mong muốn sớm được cấp sổ đỏ. Hiện, xã đang chờ chỉ đạo của cấp trên để thực hiện những bước tiếp theo.

Tại công văn số 6415/UBND-TNMT ngày 5/11/2020 của thành phố Vinh trả lời kiến nghị của đại diện 40 hộ dân ở khu đất 7112 nêu rõ, trong quá trình thực hiện quy hoạch có nhiều vướng mắc do người dân không đồng thuận nên chưa thực hiện quy hoạch chia lô đất ở. Diện tích này từ trước tới nay đang là đất của cơ quan quản lý. Vì vậy, Thành phố tiếp tục xin chủ trường của tỉnh quy hoạch thành đất ở để đảm bảo chỉnh trang đô thị. Ông Nguyễn Văn Ngọc (Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Vinh) cho biết thêm, nguồn gốc đất khu đất 7112 là quốc phòng nên có thêm thủ tục theo Nghị định 167 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công. Hiện, thành phố Vinh đã báo cáo với Sở Tài nguyên và Môi Trường, Sở Tài chính để các Sở xin ý kiến của các Bộ, ngành liên quan để có phương án xử lý.

Cao Sơn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc kéo giảm ùn tắc giao thông như việc tối ưu hóa tổ chức giao thông, phát triển vận tải hành khách công cộng đến phân luồng giao thông, giảm xung đột giữa các làn xe và gần đây nhất là xén dải phân cách để mở rộng lòng đường. Thực tế, trong bối cảnh lượng phương tiện tăng quá cao so với phát triển hạ tầng thì việc linh hoạt các giải pháp sẽ trực tiếp kéo giảm các “điểm đen” ùn tắc.
Nhận định Girona vs Betis: Ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ

Nhận định Girona vs Betis: Ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ

Trận đấu giữa Girona vs Betis trong khuôn khổ vòng 32 La Liga sẽ diễn ra vào lúc 02h00 ngày 22/4. Ở vòng đấu này chứng kiến cuộc chạm trán tưởng chừng chênh lệch giữa Girona và Real Betis, nhưng lại ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ - đặc biệt trong giai đoạn nước rút của mùa giải.
Tỷ giá USD hôm nay (21/4): Giá USD thị trường tự do tăng cao

Tỷ giá USD hôm nay (21/4): Giá USD thị trường tự do tăng cao

Tỷ giá USD hôm nay (21/4), giá USD trên thị trường tự do đang tăng cao, theo dự báo của giới chuyên gia, tỷ giá USD/VND có thể tăng xấp xỉ 4% so với thời điểm cuối năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” thuộc chuỗi sự kiện, hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định bóng đá trận Tottenham vs Nottingham Forest trong khuôn khổ vòng 33 Ngoại hạng Anh sẽ diễn ra vào lúc 02h00 ngày 22/4. Trận đấu này nhiều khả năng sẽ có thế trận cởi mở, nhưng đội khách với khát khao và phong độ ổn định hơn có thể là những người nở nụ cười sau cùng.
Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Trận đấu giữa Parma vs Juventus diễn ra vào lúc 01h45 ngày 22/4 trong khuôn khổ vòng 33 Serie A 2024/25. Cuộc đối đầu diễn ra trong bối cảnh Juventus đang phải dàn trải lực lượng để chuẩn bị cho FIFA Club World Cup sắp tới, còn Parma lại ở thế chẳng còn gì để mất, cuộc so tài này hứa hẹn sẽ là một thử thách không hề dễ dàng cho đội khách.
Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Giá vàng hôm nay (21/4): Sau một tuần tăng giá mạnh liên tục rồi lao dốc tới 6 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước đã dần ổn định.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động