“Khoảng lặng” để điều chỉnh lại văn hóa đi lễ
Giữ nét đẹp văn hóa đi lễ chùa |
Thay đổi thói quen đi lễ hội đầu năm
Mùa xuân là mùa cao điểm của các lễ hội, nhưng trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, không chỉ Hà Nội mà nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã hạn chế đến mức thấp nhất hoặc dừng tổ chức các hoạt động lễ hội, tạm thời đóng cửa các di tích, cơ sở thờ tự, tôn giáo, tránh tập trung đông người để giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh, bảo vệ an toàn sức khỏe người dân và cộng đồng.
Chùa Phúc Khánh chấp hành nghiêm việc thực hiện phòng, chống Covid-19. Ảnh Đ.Đ |
Tiếp tục bảo vệ sự an toàn của người dân, ngày 4/3 vừa qua, Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội đã ban hành Thông báo số 15/TB-BCĐ về kết luận của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng, trong đó yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã: Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, để người dân nắm rõ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và phối hợp thực hiện, tránh tâm lý lơ là chủ quan, xác định công tác phòng, chống dịch còn lâu dài...
Đối với việc mở cửa trở lại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, các điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung,… Ban Chỉ đạo thành phố giao Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, Trưởng ban Tôn giáo thành phố (Sở Nội vụ), Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố và các địa phương, căn cứ vào sự chuẩn bị của các di tích lịch sử, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung, cấp thành phố, cấp quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn để chủ động quyết định thời gian mở cửa trở lại, đón khách nhưng tuyệt đối không tổ chức các hoạt động lễ hội,…
Trước quyết định trên của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, nhiều người bày tỏ sự tiếc nuối, bởi bao đời nay việc tổ chức lễ hội luôn được xem là một trong những hoạt động lưu giữ giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, được các thế hệ chắt chiu, gìn giữ. Thậm chí, việc lễ hội tạm hoãn còn gây ảnh hưởng đến thu nhập không chỉ của người dân, mà còn ảnh hưởng đến kinh tế địa phương. Tuy nhiên, trái ngược với sự hụt hẫng của nhiều người, không ít ý kiến lại tỏ ra đồng tình với việc tạm dừng tổ chức các lễ hội, đặc biệt là trong thời điểm dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.
Bà Trương Thu Hà ở (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, năm nào cũng vậy, cứ tới mùa lễ hội đầu năm ở Gò Đống Đa, chùa Hương (Mỹ Đức) hay lễ cầu an ở chùa Phúc Khánh (Đống Đa) bà Hà cùng với người thân trong gia đình lại tất bật sắm lễ, trẩy hội. Thế nhưng, năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, gia đình bà Hà đã thay đổi hoàn toàn thói quen đi lễ hội so với những năm trước đây.
“Năm nay chính quyền thành phố Hà Nội chỉ đạo dừng tổ chức tất cả các lễ hội, thậm chí, tại các điểm di tích, đình, chùa cũng được yêu cầu đóng cửa nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân, tránh tụ tập đông người,… điều này đã giúp gia đình tôi thay đổi quan niệm về việc đi lễ hội, hay đi lễ chùa. Bởi thực tế, phật tại tâm và phúc đức cũng từ tâm mà ra. Do đó, khi tâm mình cảm thấy được bình an thì mọi việc cũng sẽ hanh thông, gia đình ấm no, hạnh phúc”, bà Hà chia sẻ.
Đồng quan điểm với bà Hà, chị Nguyễn Thị Liên ở La Khê, Hà Đông cho rằng, năm nay việc không tổ chức các lễ hội đầu xuân, hay việc tạm đóng cửa các điểm di tích, cơ sở thờ tự, tôn giáo nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã giúp nhiều người có cách nhìn nhận lại bản thân mình, nhìn nhận lại cách tiếp cận với tín ngưỡng thờ tự, qua đó điều chỉnh lại hành vi văn hóa đi lễ hội của mỗi người.
“Một mùa xuân “khác lạ” và bị xáo trộn vì đại dịch Covid-19, nhiều lễ hội, nhiều cơ sở thờ tự, di tích phải đóng cửa, nhưng đây lại chính là thời điểm để chúng ta ngồi lại, cùng nhau suy ngẫm về những điều đã qua khi không phải mất thời gian chạy lăng xăng qua các lễ hội, chùa chiền,… và đó cũng là quãng thời gian để mỗi chúng ta xem xét, chăm sóc lại nội tâm của mình, thay vì mải mê chạy theo ngoại cảnh”, chị Liên nói.
“Khoảng lặng” cần thiết
Theo ghi nhận của phóng viên, thời điểm này tại các điểm di tích, cơ sở tín ngưỡng ở thủ đô Hà Nội, hàng loạt các lễ hội lớn thu hút du khách thập phương mỗi dịp đầu xuân như: Lễ hội Gò Đống Đa, lễ hội chùa Hương, lễ hội Gióng, lễ cầu an ở chùa Phúc Khánh,… đã dừng tổ chức hoặc không khai hội, do đó, số lượng du khách thập phương đến chiêm bái, cúng lễ giảm hẳn so với ngày thường, thậm chí không gian tại các điểm di tích, cơ sở thờ tự, tôn giáo cũng trở nên yên ắng, tĩnh lặng.
Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, việc các lễ hội văn hóa tâm linh hạn chế tổ chức, đương nhiên người dân ít nhiều sẽ bị thiệt thòi trong việc tiếp cận, tham dự các sinh hoạt văn hóa tâm linh. Nhưng cần thấy rằng, chính hoàn cảnh dịch bệnh hôm nay, lại là một cơ hội để cho người dân nhìn nhận lại mình sau một quá trình quá tải về lễ hội đầu xuân như dư luận vẫn thường nói và trở thành dịp để người ta trở về nhà, nối kết với gia đình,...
Có thể thấy, việc được tham gia các lễ hội đúng dịp đầu xuân cũng tốt. Nhưng không vì thế chúng ta coi thường sự an nguy của bản thân, bất chấp phải đi lễ bằng mọi giá. Trong khi đó, về Phật giáo, những lễ hội liên quan đến Phật giáo không được tổ chức trong hoàn cảnh dịch bệnh thì không có nghĩa về mặt ước nguyện và năng lượng lành hạn chế, không lan tỏa.
Việc thực hiện các nghi lễ tại các cơ sở thờ tự vẫn được thực hiện đồng thời đảm bảo an toàn phòng, chống Covid-19 |
Và để đáp ứng nhu cầu người dân, cũng như thích nghi với thời đại công nghệ số, đặc biệt là việc đảm bảo giữ gìn nét văn hóa đặc sắc của dân tộc; sau khi có chỉ đạo dừng tổ chức lễ hội đầu xuân, tại một số cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, di tích,… các nghi lễ, đại lễ cầu an vẫn được tổ chức nhưng không tổ chức phần hội. Đặc biệt, nhiều cơ sở tín ngưỡng chuyển đổi sang hình thức cầu an trực tuyến phát trực tiếp qua fanpage và kênh Youtube riêng của nhà chùa,… Qua đó, giúp người dân mặc dù ở nhà những vẫn có thể theo dõi, thực hiện nghi lễ cầu an bình thường.
Liên quan đến việc tạm dừng tổ chức các lễ hội, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn (Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam), việc đi lễ đầu năm là một phong tục tốt đẹp vì nó giúp cho chúng ta có tâm an, hướng con người đến Chân - Thiện - Mỹ, giúp giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, có ích cho sự phát triển văn hoá chung của đất nước. Khi không thể đi lễ hội, đến với các cơ sở thờ tự chắc chắn sẽ khiến không ít người bị ảnh hưởng tâm lý. Dù vậy, do tất cả đều là niềm tin tâm linh, tín ngưỡng, mang tính chủ quan và trải nghiệm cá nhân nên chúng ta có thể thay đổi những hình thức thực hành tín ngưỡng sao cho phù hợp với bối cảnh xã hội hiện tại./.
Đạt Đỗ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Văn hóa 24/11/2024 08:32
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46