Không thể thiếu những mảng cây xanh
Trồng cây xanh dưới đường sắt trên cao: Khống chế chiều cao sẽ tạo mảng xanh cho đô thị | |
Hà Nội sẽ tiết kiệm 708 tỷ đồng duy tu, duy trì cây xanh | |
Những màu xanh đặc trưng của Hà Nội |
Theo Quyết định số 519 của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/3/2016 về Phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn 2050 thì toàn Thành phố có đến 8 tuyến đường sắt đô thị trung tâm (nội thành- PV; đấy là chưa kể các tuyến đường sắt đô thị nối trumg tâm với các huyện, thị xã, trung tâm công nghệ cao khác, với tổng chiều dài lên tới hàng trăm km. Ngoài ra còn có mạng lưới xe buýt nhanh (BRT) với 8 tuyến đường nội đô.
Để tiến hành thi công các công trình này, mặc dù đã hết sức cố gắng song vì sự phát triển chung của Thành phố, nên không ít tuyến phố (ví như Kim Mã) nơi có dự án đường sắt nội đô đi qua đã phải chấp nhận di chuyển các cây xanh đi vườn ươm để sau tiến hành trồng lại ở những địa điểm phù hợp.
Làm các công trình giao thông công cộng là để hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đô thị. Trồng mới các hệ thống cây xanh là để cải thiện môi trường sống. Đây là yếu tố không thể tách rời nhau.
Thử làm một phép tính đơn giản, trong vòng 10 - 15 năm tới, khi các tuyến đường giao thông nội đô (đường sắt trên cao, đường sắt dưới lòng đất, xe buýt nhanh) cơ bản đi vào hoạt động, đi kèm đó là một hệ thống khí thải (CO2) cũng như “hệ thống” tiếng ồn do các phương tiện vận tải mang lại tương đối lớn, nếu không có hệ thống cây xanh sẽ dẫn đến vấn nạn ô nhiễm môi trường.
Tính toán của các chuyên gia môi trường cho hay, nếu ở mỗi tuyến đường sắt, tuyến đường xe buýt được hoàn thiện hệ thống cây xanh đi kèm sẽ hút được khoảng 80% lượng khí CO2 và các loại khí khác do các phương tiện giao thông thải ra không khí; đồng thời góp phần giảm được trên 50% tiếng ồn. Đấy là chưa kể đến việc, trồng hệ thống cây xanh đi kèm sẽ làm cho cảnh quan đô thị thêm xanh - sạch hơn.
Do đó, việc trồng cây dưới tuyến đường sắt trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông một chủ trương đúng của Thành phố không ngoài mục đích nào hơn là góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường (môi sinh và tiếng ồn) cũng như góp phần tạo cảnh quan cho Thành phố đẹp hơn mà thôi.
H.Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Môi trường 24/11/2024 06:07
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Môi trường 23/11/2024 06:04
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Môi trường 22/11/2024 23:37
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/11/2024 06:09
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
Môi trường 21/11/2024 21:02
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3
Môi trường 21/11/2024 06:23
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam
Môi trường 20/11/2024 06:21
Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông
Môi trường 19/11/2024 06:44
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng
Môi trường 19/11/2024 06:07
Tin bão mới nhất: Bão số 9 vào Biển Đông, giật cấp 15
Môi trường 18/11/2024 07:03