Kiểm soát khí thải mô tô, xe gắn máy: Người dân phải “cõng” thêm phí ?
Loại bỏ dần phí, lệ phí để bớt gánh nặng cho dân | |
Đã đóng thuế thì phải loại bỏ dần phí, lệ phí |
Nỗi lo “phí chồng phí”
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, hiện cả nước có gần 40 triệu xe máy, trong đó 60% là tập trung ở các khu đô thị lớn. Trong đó, rất nhiều phương tiện đã cũ nhưng chủ phương tiện vẫn sử dụng gây ô nhiễm môi trường bởi lượng khí thải có các chất độc hại như PM10, CO, HC, Nox… đều vượt ngưỡng cho phép. Vì thế, việc kiểm soát khí thải xe máy là yêu cầu cấp thiết, dù không dễ nhưng buộc phải triển khai.
Trên thực tế, hàng chục triệu phương tiện đã và đang phải đóng hàng loạt các khoản phí hoặc được điều chỉnh tăng lên như phí bảo trì đường bộ; phí bảo vệ môi trường qua xăng… nên nguy cơ phải gánh thêm chi phí cho việc kiểm tra khí thải định kỳ, khiến nhiều người tỏ ý lo ngại tình trạng “trăm dâu đổ xuống đầu tằm”.
Ông Phạm Văn Phú (Minh Khai – Hà Nội) cho biết: “Gần đây là việc tăng giá xăng với lý giải đã bao gồm phí bảo vệ môi trường. Trong khi đó, việc kiểm soát khí thải của xe cũng là một hình thức ngăn chặn việc xả thải ra môi trường thì tại sao không trích từ phí bảo vệ môi trường đã tính vào giá xăng. Yêu cầu kiểm tra khí thải định kỳ dễ dấn tới phí chồng phí, làm khó cho người dân trong khi đời sống kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn”.
Xe máy khi kiểm định khí thải không đạt yêu cầu sẽ bị cấm lưu thông |
Anh Nguyễn Mạnh Hà (Kim Mã) lại tỏ ra băn khoăn: “Đây là chủ trương đúng nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên việc thực hiện công tác kiểm định này, có đảm bảo toàn bộ xe chạy trên đường sẽ không xả thải vượt ngưỡng cho phép?. Thực tế, việc xả thải này đâu chỉ do xe máy mà do hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp... chưa được xử lý kỹ thuật tốt gây nên”.
Cơ hội cho đại lý “làm mưa làm gió”
Năm 2010, Đề án kiểm soát khí thải xe môtô, gắn máy tham gia giao thông được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có hiệu lực thực hiện từ ngày 1-1-2011. Giai đoạn 2010-2013, mục tiêu đặt ra là kiểm soát được 20% xe môtô, xe gắn máy ở Hà Nội và TP.HCM - 2 thành phố lớn trên cả nước có lưu lượng xe môtô, gắn máy tham gia giao thông số lượng nhiều; xây dựng ít nhất 100 cơ sở kiểm định ở Hà Nội và 150 cơ sở ở TP.HCM; tập huấn cho ít nhất 500 cán bộ, quản lý, nhân viên nghiệp vụ tại 2 thành phố này. Tiếp đến là giai đoạn 2013-2015, mục tiêu đặt ra là 80-90% xe gắn máy tham gia giao thông tại Hà Nội và TP.HCM được kiểm định đạt tiêu chuẩn khí thải, mở rộng mạng lưới cơ sở để thực hiện kiểm định đạt tiêu chuẩn khí thải 60% xe gắn máy ở các đô thị loại 1 và 2. |
Trước lo ngại về việc phải tốn thêm một khoản chi phí cho nhân lực làm công tác kiểm định cũng như xây dựng các trạm đăng kiểm mới, ông Nguyễn Hữu Trí – Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, để hạn chế việc đầu tư xây dựng các trạm đăng kiểm khói xe máy, Bộ GTVT dự kiến giao cho các đại lý bán và bảo dưỡng xe của các hãng danh tiếng như; Honda, Yamaha, Suzuki… kiểm tra và dán tem.
Trong khi đó, theo một chủ cửa hàng bảo dưỡng xe máy trên đường Nguyễn Khánh Toàn (Hà Nội), nếu đề xuất này được thực hiện thì chẳng khác nào tạo điều kiện cho các đại lý “làm mưa làm gió” bởi trên thực tế, chỉ cần xác định về việc phải bảo dưỡng hay thay thế bộ lọc khí của xe cũng đã quyết định mức chi phí chênh lệch nhau khá xa cho các chủ xe.
Thông thường mức phí bảo dưỡng dao động từ 100 – 150 ngàn đồng/xe, còn việc thay thế phụ tùng hỏng hóc lại phụ thuộc vào từng loại xe. Chưa kể đến việc không phải chủ xe nào cũng nắm được giá phụ tùng nên sẽ có nguy cơ bị thổi giá. “Việc xe máy có khí thải thế nào có đủ tiêu chuẩn hay không phụ thuộc vào chất lượng xăng dầu, tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất xe máy của các hãng xe. Nếu có quy định phí kiểm soát khí thải xe máy thì người đóng phải là các hãng xe chứ không phải người dân - người chỉ biết mua xe, đổ xăng để vận hành” – chủ cửa hàng này cho biết.
Về vấn đề này, ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, lại tỏ ý đồng tình với một phần quan điểm của người dân khi cho rằng, hiện nay, một chiếc xe máy đang phải cõng rất nhiều loại phí nên nếu giờ thêm phí kiểm định khói xe nữa, sẽ dẫn đến tình trạng phí chồng phí, gây áp lực lên cuộc sống của người dân. Ông Liêm nhấn mạnh: “Chủ trương của đề án nhằm hạn chế tình trạng xả thải ra môi trường là hoàn toàn đúng đắn tuy nhiên cần nghiên cứu lại về thời điểm ban hành bởi sự thay đổi trên chủ yếu diễn ra ở tầm vĩ mô nên sẽ không có tác dụng thúc đẩy kinh tế xã hội.”
Trao đổi với phóng viên báo Lao động thủ đô, luật sư Quách Thành Lực – giám đốc công ty Luật Hà Nội Tinh Hoa cho biết, phí môi trường là khoản thu từ ngân sách nhà nước dành cho hoạt động bảo vệ môi trường, tính trên lượng phát thải của chất ô nhiễm và chi phí xử lý ô nhiễm hoặc khắc phục tác động tiêu cực do chất ô nhiễm gây ra với môi trường. Mục đích của phí môi trường nhằm ngăn ngừa xả thải ra môi trường các chất ô nhiễm có thể xử lý được. Vì vậy, phí môi trường cần mang lại kết quả thực tế, cụ thể là làm thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm và tăng nguồn thu nhập để chi trả cho những hoạt động cải thiện môi trường.
Theo đề án kiểm soát khí thải mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông thì phí kiểm định xe cơ giới trả cho việc thực hiện kiểm soát khí thải để các xe không xả khói đen ra môi trường. Nếu theo cách giải thích này thì không có tình trạng phí chồng lên phí. Vì vậy, việc kiểm tra phát hiện xe máy có xả khói đen hay không là công việc hành chính thuộc chức năng nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền. Đã là nhiệm vụ chức năng thì các cơ quan này đương nhiên phải thực hiện, chi phí cho hoạt động này đã nằm trong chi phí hoạt động, quỹ lương của đơn vị đó. Do vậy không thể yêu cầu người dân phải trả thêm phí cho hoạt động đã là chức năng của cơ quan đơn vị này.
“Nếu cứ theo cách lý giải trên thì sẽ phát sinh rất nhiều loại phí nữa liên quan đến xe máy như: phí lăn bánh, phí dừng đỗ, phí kiểm định chất lượng, an toàn xe máy chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng lạm thu. Vì vậy cần cân nhắc khi ban hành quy định này bởi đi ngược lại quyền lợi của người dân, có biểu hiện lạm thu, gây thêm gánh nặng cho cuộc sống của nhân dân vốn đã gặp quá nhiều khó khăn trong điều kiện kinh tế suy thoái hiện nay” – Luật sư Lực cho biết.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Môi trường 24/11/2024 06:07
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Phòng chống cháy nổ 23/11/2024 21:40
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Trật tự đô thị 23/11/2024 14:49
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Môi trường 23/11/2024 06:04
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Môi trường 22/11/2024 23:37
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:15
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:08