'Báo động đỏ' thiếu hụt lao động sau dịch

Kỳ 1: Doanh nghiệp ngấm 'đòn' dịch bệnh

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đang chứng kiến cuộc “di tản” của người lao động lớn nhất trong lịch sử bởi dịch bệnh Covid-19 bùng phát gây ảnh hưởng sâu rộng. Dòng người từ các đô thị công nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh… đang ồ ạt hồi hương trú ẩn dịch bệnh. Hiện tượng này đang đẩy các doanh nghiệp sản xuất, các xí nghiệp, nhà máy ở đô thị "báo động đỏ" về sự thiếu hụt nhân sự trong và cả sau dịch.
Đoàn viên, người lao động huyện Gia Lâm ấm lòng đón nhận “Túi An sinh Công đoàn” Gần 275.000 lao động được hưởng các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ Không để đoàn viên, người lao động khó khăn bị bỏ lại phía sau

Mặc dù dịch Covid-19 đã xuất hiện từ cuối năm 2019, thế nhưng sự bùng phát trở lại mạnh mẽ từ đầu năm 2021 cùng với những biến chủng của vi rút này khiến cả hệ thống từ chính quyền đến doanh nghiệp, người lao động trở tay không kịp.

Đối mặt những đợt dịch liên tiếp

Lần bùng dịch vào tháng 5/2021 là lần thứ 4, sự quay trở lại của vi rút Covid-19 lần này khốc liệt hơn khi mang theo nhiều biến chủng nguy hiểm. Chiến dịch truy vết, khoanh vùng giúp khống chế được dịch, nhưng đi kèm đó cũng là những tác động khiến nhiều ngành nghề kiệt sức, hàng loạt doanh nghiệp phá sản và công nhân mất việc phải hồi hương.

Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch cũng vừa duy trì sản xuất, các đô thị công nghiệp ở phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh,… đã áp dụng biện pháp “3 tại chỗ”, “1 cung đường - 2 địa điểm”. Mặc dù chính quyền các địa phương đã đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ và doanh nghiệp cũng tích cực để đảm bảo sản xuất, vừa khống chế dịch nhưng tác động nặng nề là không tránh khỏi.

Theo số liệu từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm 2021, có 70.200 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, trung bình mỗi tháng có 11.700 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Phần lớn các doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh và đã giải thể là những doanh nghiệp mới thành lập dưới 5 năm, quy mô nhỏ, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Đây đều là các doanh nghiệp liên tiếp chịu tác động từ những đợt bùng phát dịch bệnh trong thời gian qua. Trong khi các doanh nghiệp tuyên bố giải thể, tình trạng thiếu việc làm trong 6 tháng đầu năm 2021, đặc biệt là ở quý 2/2021 cũng tăng khá cao.

Kỳ 1: Doanh nghiệp ngấm 'đòn' dịch bệnh
Thành phố Hồ Chí Minh cùng các tỉnh phía Nam đang trải qua giai đoạn cao điểm của dịch bệnh.

Theo báo cáo của Cục Việc làm - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong quý 2/2021, cả nước có 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm, giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,…

Đáng chú ý, sự bùng phát nhanh, mạnh, khó kiểm soát hơn của dịch Covid-19 lần này đã làm tỷ lệ thiếu việc làm, thất nghiệp của lao động ở khu vực thành thị tăng cao hơn so với khu vực nông thôn. Có 21,9% lao động khu vực thành thị bị ảnh hưởng xấu, trong khi đó con số này ở nông thôn là 14,3%. Xu hướng này khác biệt với xu hướng thường thấy qua các năm trước, với tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn thường cao hơn so với khu vực thành thị.

Tính riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, trong 6 tháng đầu năm 2021, Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực thực hiện khảo sát 4.140 doanh nghiệp, với tổng số 332.301 người lao động. Kết quả, 125.277 người lao động bị mất việc, tạm nghỉ, giãn việc,…

Thông tin từ Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến hết 31/5/2021, số lao động báo không tham gia bảo hiểm xã hội do nghỉ việc là 143.000 người (không tính số người nghỉ không lương hoặc không tham gia bảo hiểm xã hội).

Ngoài ra, theo các đợt thống kê hỗ trợ từ Sở Lao động - thương binh và xã hội thành phố Hồ Chí Minh, đến nay thành phố có gần 590.000 người lao động, lao động tự do, hộ kinh doanh trong diện hỗ trợ vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Kỳ 1: Doanh nghiệp ngấm 'đòn' dịch bệnh
Số lượng lao động thất nghiệp trong Quý 2/2021 cao hơn vì sự bùng dịch mạnh mẽ hơn.

Bình Dương hiện có 50.000 doanh nghiệp với hơn 1,2 triệu lao động đến từ hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước. Do ảnh hưởng của dịch, số lượng lao động thất nghiệp đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong quý 2/2021 là 28.364 người, tăng 15.938 người so với quý 1/2021. Lượng lao động thất nghiệp có sự gia tăng do đây là thời điểm lao động chuyển đổi công việc nhưng gặp phải tình hình dịch bệnh bùng phát trở lại, các doanh nghiệp tạm thời giảm số lượng tuyển dụng, lao động gặp khó khăn hơn trong việc tìm kiếm việc làm.

Ông Trần Triệu Vỹ, Giám đốc Công ty LSS cho biết, doanh nghiệp ông có khối thiết kế, thi công ở thành phố Hồ Chí Minh và nhà xưởng sản xuất đồ nhựa tại Bình Dương. Cả hai địa điểm này đều đang có nguy cơ thiếu hụt nhân sự trầm trọng khi dịch bệnh căng thẳng như thời gian qua.

"Chúng tôi vừa đang chống chọi với khó khăn từ dịch bệnh mang lại trong công việc kinh doanh sản xuất, vừa phải gồng gánh với bài toán giữ chân nhân sự cả trong và sau dịch. Người lao động, đặc biệt là ở khối lao động phổ thông, họ là thành phần nhạy cảm nhất trong ảnh hưởng dịch bệnh chung hiện nay khi đối mặt với chi phí sinh hoạt và điều kiện sống ở đô thị trong dịch bệnh gia tăng. Dù các phương án về nhân sự cũng đã được tính tới nhưng đúng là chúng tôi cũng trở tay không kịp, đáng nói là sau dịch doanh nghiệp đang căng đầu vì câu chuyện nhân sự", ông Vỹ nói.

Nỗ lực dập dịch của Chính phủ và chính quyền thành phố Hồ Chí Minh rất quyết liệt, Chính phủ cũng đã chỉ đạo Thành phố phấn đấu đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới sau 15/9. Và đây cũng là một mốc quan trọng để doanh nghiệp dự liệu bài toán kinh doanh và nhân sự.

Doanh nghiệp kiệt sức trong "3 tại chỗ"

Trong lúc dịch bệnh lan rộng ngoài cộng đồng, để duy trì hoạt động, nhiều doanh nghiệp ở các tỉnh phía Nam đã chọn mô hình "3 tại chỗ" gồm sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ; hoặc “1 cung đường - 2 địa điểm”, chỉ duy nhất 1 cung đường vận chuyển tập trung công nhân từ nơi sản xuất đến nơi ở của công nhân (có thể chọn ký túc xá, khách sạn, chỗ ở tập trung cho công nhân).

Theo báo cáo của thành phố Hồ Chí Minh, tại 17 khu công nghiệp, khu chế xuất của thành phố Hồ Chí Minh đã có 589 doanh nghiệp với 56.000 lao động ký hoạt động theo phương châm “3 tại chỗ”.

Tại tỉnh công nghiệp Bình Dương, có 3.900 doanh nghiệp với hơn 400.000 lao động đăng ký và đủ điều kiện thực hiện các phương án trên để sản xuất.

Tại Đồng Nai, có 1.156 doanh nghiệp với 136.700 người lao động trong 32 khu công nghiệp đăng ký hoạt động “3 tại chỗ”, chiếm hơn 70% số doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp.

Dù nỗ lực nhưng thực tế thời gian qua đã xuất hiện các ca bệnh trong các doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến” khiến việc duy trì hoạt động, sản xuất của doanh nghiệp gặp khó khăn.

Kỳ 1: Doanh nghiệp ngấm 'đòn' dịch bệnh
Người lao động ở lại trong các công ty để thực hiện "3 tại chỗ".

Điển hình, Công ty cổ phần kỹ nghệ gỗ Long Việt (phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An, Bình Dương) có tổng hơn 800 công nhân thực hiện “3 tại chỗ”. Thế nhưng mới chỉ được 10 ngày, công ty này test nhanh, sau đó xét nghiệm PCR, kết quả phát hiện 248 ca F0 và 40 F1. Công ty Timberland (phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên) có hơn 1.300 người ở lại công ty sản xuất "3 tại chỗ" nhưng tới ngày 27/7 đã phát hiện 233 ca F0.

Không chỉ là vấn đề dịch bệnh, áp lực tài chính khi thực hiện các giải pháp sản xuất trong bối cảnh hiện nay đã khiến không ít chủ doanh nghiệp cảm thấy mệt mỏi. Đặc biệt là chi phí xét nghiệm Covid-19 5 ngày/lần đối với nhân sự làm việc "3 tại chỗ" cũng khiến các doanh nghiệp đuối sức.

Trước những khó khăn này, Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến làm việc với các doanh nghiệp, hiệp hội hội doanh nghiệp và địa phương về giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19.

Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đề nghị Bộ Y tế hoàn thiện Bộ quy tắc và tổ chức huấn luyện cho các tỉnh và các doanh nghiệp thực hiện "y tế tại chỗ". Bộ Y tế cần hướng dẫn xử lý kịp thời đối với các doanh nghiệp trong thực hiện “3 tại chỗ” như phát hiện F0 để kiểm soát các nguồn lây nhiễm, giảm tổn thất cho doanh nghiệp và bảo đảm sinh kế cho công nhân, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho toàn nhà máy.

Bên cạnh đó, đại diện VASEP đề xuất cần có hướng dẫn thống nhất trong toàn quốc về việc thực hiện “1 cung đường - 2 địa điểm”, kết hợp tuân thủ quy định 5K và các quy định về phòng dịch của doanh nghiệp và của cơ quan y tế địa phương.

Kỳ 1: Doanh nghiệp ngấm 'đòn' dịch bệnh
Việc ở lại các nhà xưởng để vừa sinh hoạt, vừa sản xuất về lâu dài đã bộc lộ nhiều hạn chế.

Đồng thời, các doanh nghiệp cũng nhất trí quan điểm giải pháp cấp bách nhất hiện nay là đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin Covid-19, nhằm đạt miễn dịch cộng đồng, trong đó ưu tiên cho nhóm đối tượng là người lao động, chuyên gia làm việc tại các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ trong việc mua vắc xin.

Thủ tướng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các cơ quan liên quan chắt lọc, tiếp thu tất cả những ý kiến của doanh nghiệp để hoàn thành, trình Chính phủ ban hành một Nghị quyết về phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết sẽ làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam xem xét giảm giá điện cho các doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ”. Về vấn đề lưu thông hàng hóa, Bộ Công Thương đề nghị các địa phương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ trên tinh thần hàng hóa nào cũng là thiết yếu, chỉ trừ hàng cấm. Đặc biệt, không đặt ra các điều kiện, yêu cầu khác biệt, gây ách tắc lưu thông hàng hóa, nhất là các mặt hàng nông sản.

Kỳ 2: Cuộc “tháo chạy” bất đắc dĩ

Tân Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.
Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn chiều nay (20/9) đã tăng 700 nghìn đồng mỗi lượng, lên từ 79,10 - 80,20 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.
Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

(LĐTĐ) Vinamilk và FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.

Tin khác

Khó khăn bủa vây lao động trung niên tìm việc

Khó khăn bủa vây lao động trung niên tìm việc

(LĐTĐ) Dù có lợi thế hơn so với lao động trẻ về mặt kinh nghiệm, song lao động trung niên lại bị “vướng” định kiến là có năng suất làm việc kém hơn, hoặc khó thích nghi với những thay đổi và công nghệ mới. Điều này dẫn đến việc họ ít có cơ hội được phỏng vấn và tuyển dụng, nên gặp khó khăn khi tìm kiếm việc làm.
Cảnh báo lừa đảo lao động đi làm việc tại Hàn Quốc

Cảnh báo lừa đảo lao động đi làm việc tại Hàn Quốc

(LĐTĐ) Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) mới đây đã đưa ra khuyến cáo người lao động cảnh giác với thông tin giả mạo về việc phái cử lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc (Chương trình EPS).
Giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến

Giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), mặc dù quy mô đào tạo giáo dục nghề nghiệp tăng, đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ của Việt Nam, tuy nhiên, trình độ học vấn của lực lượng lao động qua đào tạo ở nước ta vẫn còn thấp, chủ yếu là trung học cơ sở; trình độ đào tạo sơ cấp, dưới 3 tháng còn chiếm tỷ lệ cao (80%).
Thị trường lao động tiếp tục phục hồi và tăng trưởng

Thị trường lao động tiếp tục phục hồi và tăng trưởng

(LĐTĐ) Việc thành phố Hà Nội đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tăng cường thu hút FDI cùng với sự tăng trưởng mạnh của hoạt động công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch lữ hành, hoạt động kinh doanh bất động sản, bán buôn bán lẻ... sẽ tạo điều kiện cho tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố tăng trưởng ổn định trong thời gian tới. Đây cũng là điều kiện để thị trường lao động Hà Nội tiếp tục đà phục hồi, tăng trưởng.
Cơ hội cho 1.000 lao động ngành nông nghiệp làm việc tại Australia

Cơ hội cho 1.000 lao động ngành nông nghiệp làm việc tại Australia

(LĐTĐ) Trong năm 2024, tối đa 1.000 lao động Việt Nam sẽ được sang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Australia. Họ có thể làm công việc ngắn hạn từ 6 đến 9 tháng, hoặc dài hạn từ 1 đến 4 năm... Ngoài những quyền lợi về thu nhập, đây cũng là cơ hội để người lao động Việt Nam tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc.
8 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 164 ngàn người

8 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 164 ngàn người

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, thời gian qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động luôn được thành phố Hà Nội coi trọng, đạt kết quả tích cực.
Nhiều rào cản tìm việc đối với lao động trẻ

Nhiều rào cản tìm việc đối với lao động trẻ

(LĐTĐ) Đa số lao động trẻ mới ra trường thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế trong ngành hoặc vị trí mà họ quan tâm, trong khi các nhà tuyển dụng thường ưa chuộng ứng viên có kinh nghiệm làm việc. Cùng với đó, việc các doanh nghiệp yêu cầu ngày càng cao về bằng cấp, chứng chỉ cũng như một số ngành, nghề đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt mà lao động trẻ chưa có… đó là những rào cản đối với lao động trẻ trong quá trình tìm việc hiện nay.
Người lao động có thể được hưởng đến 490% lương nếu đi làm dịp lễ Quốc khánh 2/9

Người lao động có thể được hưởng đến 490% lương nếu đi làm dịp lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, người lao động đi làm có thể được hưởng tổng cộng 490% lương.
Kiếm tiền triệu mỗi ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9 ở Thủ đô

Kiếm tiền triệu mỗi ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9 ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thợ chụp ảnh, người giao hàng, tài xế công nghệ, giúp việc nhà, nhân viên bán hàng,... có thể thu nhập từ 1 - 2 triệu đồng mỗi ngày dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay.
Tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động

(LĐTĐ) Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động do có các vi phạm về ký không đúng mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chậm đóng tiền vào quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước…
Xem thêm
Phiên bản di động