''Nỗi lo" sạt lở ở Hà Tĩnh:

Kỳ 1: Khi sạt lở nguy cơ ngày càng tăng

(LĐTĐ) Để ứng phó tình trạng sạt lở đất ven sông, ven biển, thời gian qua tại tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều công trình được xây dựng để gia cố hệ thống đê và phi công trình được áp dụng nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Theo các chuyên gia, để giải quyết tình trạng này, tỉnh Hà Tĩnh cần khảo sát, điều tra, đánh giá một cách tổng thể, khoa học về nguyên nhân sạt lở nhằm có những giải pháp mang tính đồng bộ hơn.
Hà Tĩnh: Mưa lớn gây sạt lở núi, ách tắc giao thông trên Quốc lộ 8A Hà Nội chủ động phòng, chống thiên tai và sạt lở đê điều TP.HCM di dời người dân khỏi vùng có nguy cơ sạt lở

Sạt lở bủa vây

Qua tìm hiểu thực tế, CTV báo Lao động Thủ đô ghi nhận tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh tình trạng hồ đập xuống cấp đang tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sạt lở, lún sụt thân hoặc nền đập, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho vùng hạ du khi mưa bão ập đến ở mức đáng báo động.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hương Khê, tính đến năm 2022, địa bàn có trên 26 công trình hồ, đập có nguy cơ mất an toàn cần được sửa chữa, nâng cấp. Tuy nhiên, theo tính toán tổng kinh phí vượt quá khả năng của địa phương nên chưa thể triển khai đồng bộ các công trình phòng chống sạt lở được .

Tại huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh), tình trạng sạt lở bờ sông Ngàn Trươi, đoạn qua Thị Trần Vũ Quang tại tổ dân 4 ảnh hưởng đến diện tích vườn hộ và các công trình phụ trợ, công trình chăn nuôi của hộ dân. Đoạn qua xã Quang Thọ tại điểm cầu Chợ Quánh, sạt lở nghiêm trọng khoảng 200m, ảnh hưởng đến đường giao thông và mố cầu Treo.

Kỳ 1: Khi sạt lở nguy cơ ngày càng tăng
Sạt lở nghiêm trọng khoảng 100m sát đường sắt Bắc - Nam tại thôn Liên Hòa, xã Đức Liên, huyện Vũ Quang

Sạt lở bờ sông Ngàn Sâu: Đoạn qua xã Đức Liên, huyện Vũ Quang (sạt lở nghiêm trọng khoảng 100m sát đường sắt Bắc - Nam tại thôn Liên Hòa). Đoạn qua xã Đức Bồng (Sạt lở tại thôn 1,2 xã Đức Bồng, ảnh hưởng đến đất sản xuất, nhà ở và công trình phụ, nhà ở của hộ dân). Đoạn quan xã Đức Giang (nghiêm trọng đoạn qua thôn 2 Văn Giang - Đức Giang dài khoảng 500m ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến giao thông ngõ xóm và nhà ở, công trình phụ và đất vườn của 8 hộ dân).

Ngoài ra, tình trạng sạt lở đất đồi tại địa phương này đang là nỗi lo cho hàng chục hộ dân. Cụ thể, sạt lở đất đang xảy ra tại 2 địa phương. Tại xã Quang Thọ, huyện Vũ Quang sạt lở nghiêm trọng ở điểm 54 khu dân cư thôn Kim Quang ảnh hưởng trực tiếp đến nhà ở, công trình phụ và diện tích vườn của 11 hộ dân. Tại thị trấn Vũ Quang nguy cơ sạt lở đất cao tại tổ dân phố 3 dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh (liên quan 8 hộ dân).

Còn tại huyện Đức Thọ, gần 1km bờ sông Ngàn Sâu (đoạn qua thôn Đông Xá, xã Hòa Lạc), cũng bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều diện tích đất nông nghiệp của người dân đang bị “ăn mòn” hàng năm, tương tự, tại làng Soi xã Tùng Ảnh sông La đang ăn lấn dần vào nhà dân và đất nông nghiệp. Ngoài ra, tại địa bàn huyện Hương Sơn và Kỳ Anh… cũng xảy ra tình trạng sạt lở đất do các trận mưa lũ vừa qua gây ra, đến nay việc khắc phục sửa chữa còn gặp nhiều khó khăn.

Tại huyện Cẩm Xuyên, hệ thống kè biển chắn sóng, ngăn nước mặn xâm thực vào đất liền ở xã Cẩm Nhượng được xây dựng từ năm 2003 với tổng chiều dài hơn 1km. Sau gần 20 năm đưa vào sử dụng, thời gian gần đây, tuyến kè biển bắt đầu xuất hiện những điểm sạt lở, sụt lún, tiềm ẩn nhiều rủi ro đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của người dân, nhất là vào mùa mưa bão sắp đến.

Điều đáng nói, tuyến kè biển này có vai trò đặc biệt quan trọng, là thành lũy chắn sóng vững chắc bảo vệ cho hơn 1.000 hộ dân các thôn Phúc Hải, Xuân Bắc, Xuân Nam, Hải Bắc, Hải Nam và thôn Chùa. Tuy nhiên, sau nhiều năm chịu áp lực của triều cường, tuyến kè này đã xuống cấp và hư hỏng nhiều, chính quyền và người dân đã nhiều lần sửa chữa nhưng không thể khắc phục dứt điểm.

Kỳ 1: Khi sạt lở nguy cơ ngày càng tăng
Sông lấn làng Soi, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh)

Bên cạnh đó, tình trạng sạt lở tại bờ sông Rác (khu vực xã Cẩm Lạc, huyện Cẩm Xuyên), hàng năm cướp đi nhiều diện tích đất nông nghiệp, hiện vẫn chưa có giải pháp khắc phục khiến người dân địa phương lo lắng trước thực trạng đất sản xuất bị thu hẹp.

Tại huyện Nghi Xuân, bờ sông Lam đoạn qua xã Xuân Lam, mỗi năm bị sạt lở thêm 5 - 7m với chiều dài sạt lở khoảng 1,5km làm mất nhiều ha đất canh tác của hàng chục hộ dân nơi đây. Tình trạng sạt lở vẫn tiếp tục hiện hữu mỗi ngày vì nơi đây chưa có bờ kè chống sạt lở.

Theo ông Trần Đức Liên, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Lam: “Tình trạng sạt lở dọc sông Lam qua địa bàn diễn ra nhiều năm nay, bình quân mỗi năm sạt lở sâu vào thêm khoảng 5 - 7m, nhất là những năm có lũ lụt lớn đã thu hẹp đất sản xuất hoa màu của khoảng 50 - 60 hộ dân. Khoảng 5 năm trở lại đây, đất màu của người dân ở khu vực này đã bị sạt lở, sông lấn vào khoảng 3 đến 4 ha”.

Loay hoay kinh phí khắc phục sạt lở đến bao giờ?

Để chủ động ứng phó với những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập các đoàn kiểm tra, chỉ đạo các sở ban ngành liên quan phối hợp với các địa phương chủ động triển khai các phương án, tổ chức kiểm tra, đánh giá thực trạng của các hồ, đập và một số điểm sạt lở nghiêm trọng trên địa bàn. Nhưng đến nay, các giải pháp khắc phục hậu quả do bão lụt gây ra tại địa bàn Hà Tĩnh còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về nguồn kinh phí để đầu tư, nâng cấp, tu bổ các công trình đã xuống cấp hư hỏng nặng.

Tại huyện Cẩm Xuyên, hai bên bờ sông Rác đoạn chảy qua xã Cẩm Lạc, đang xảy ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng. Đặc biệt, là hồ chứa nước Sông Rác điều tiết nước để xả lũ khiến hai bên bờ sông Rác bị sạt lở nhiều hơn. Tình trạng sạt lở đã đe dọa nhiều diện tích đất nông nghiệp tại thôn Lạc Thọ và đất ở của người dân thôn Hà Văn (xã Cẩm Lạc).

Trước sự mất an toàn do sạt lở bờ sông Rác ở thôn Hà Văn, xã Cẩm Lạc, huyện Cẩm Xuyên. Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hà Tĩnh đã giao cho UBND huyện Cẩm Xuyên triển khai dự án xây dựng bờ kè dài hơn 500m với chi phí hơn 13,8 tỷ đồng, nhằm bảo vệ đất sản xuất, đất vườn, nhà ở cho các hộ dân thôn này. Riêng tình trạng sạt lở ảnh hưởng đến đất nông nghiệp tại cánh đồng Tùng thuộc thôn Lạc Thọ, xã Cẩm Lạc hiện vẫn chưa có giải pháp khắc phục.

Kỳ 1: Khi sạt lở nguy cơ ngày càng tăng
Để khắc phục sạt lở phải tốn hàng trăm tỷ đồng để xây dựng bờ kè kiên cố

Ông Hưng, người dân thôn Lạc Thọ cho biết: "Hàng năm, cây cối và nhiều khối đất lớn dọc bờ sông bị cuốn trôi xuống lòng sông Rác. Dù chính quyền địa phương đặt biển cảnh báo người dân, nhưng tình trạng này không được xử lý dứt điểm, khiến người dân không khỏi lo lắng".

Ông Võ Kim Diệp, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Lạc cho biết: “Cánh đồng Tùng (thôn Lạc Thọ) có khoảng 20ha đất sản xuất nông nghiệp. Mùa mưa lũ năm 2021 tình trạng sạt lở trở nên nghiêm trọng hơn với 3 điểm, mỗi điểm dài khoảng 100m, sâu 25 - 30m. Do nền đất khá yếu nên khi nước sông chảy mạnh, cuốn trôi phần đất cát dẫn tới việc sạt lở, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu quả thì nguy cơ bờ sông Rác “nuốt” đất sản xuất luôn hiện hữu và trở thành nỗi bất an cho người dân, nhất là khi mùa mưa lũ năm nay đang đến gần".

"Để khắc phục tình trạng sạt lở như hiện nay cần nguồn kinh phí rất lớn, ước tính lên tới hàng chục tỷ đồng trong khi nguồn ngân sách của địa phương hạn hẹp. Hiện địa phương đã kiến nghị lên cấp trên để sớm có phương án xử lý", ông Diệp thông tin thêm.

Ông Lê Ngọc Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên cho biết: "Trước mắt huyện đang lên phương án di dời 5 hộ dân bị ảnh hưởng bởi tình trạng sạt lở tại xã Cẩm Lạc. Còn khắc phục tình trạng sạt lở ảnh hưởng đến đất sản xuất, huyện sẽ tiếp tục bàn phương án…".

Được biết, tỉnh Hà Tĩnh đã lập kế hoạch thực hiện đề án phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 với kinh phí dự kiến 715 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh cũng đã đề nghị Chính phủ có chương trình hỗ trợ ngân sách chống sạt lở bờ sông, bờ biển để hỗ trợ thêm để xử lý các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm với kinh phí ước tính 250 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay kế hoạch này chưa được thực hiện.

Theo tìm hiểu, từ năm 2020 - 2022, Hà Tĩnh đã trích 27,5 tỷ đồng từ nguồn quỹ phòng chống thiên tai (PCTT) hỗ trợ các địa phương sửa chữa, nâng cấp các công trình PCTT. Bên cạnh đó, năm 2020 và năm 2021, Hà Tĩnh đã được Trung ương hỗ trợ 300 tỷ đồng để khôi phục hạ tầng bị thiệt hại sau mưa lũ, tỉnh đã phân bổ kịp thời cho các địa phương, đơn vị để khôi phục, nâng cấp cơ sở, hạ tầng PCTT.

Đến nay, các giải pháp khắc phục hậu quả do bão lụt gây ra tại địa bàn Hà Tĩnh còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về nguồn kinh phí để đầu tư, nâng cấp, tu bổ các công trình đã xuống cấp hư hỏng nặng, vì vậy, về lâu dài chưa có thể ứng phó với những tác động từ thiên nhiên, vẫn còn đó những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và tài sản của người dân.

(Còn nữa)

Nguyễn Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11, trời nhiều mây, đêm và sáng sớm trời lạnh, ngày nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 22/11, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3, đêm và sáng sớm trời rét.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 21/11 tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam

(LĐTĐ) Dự báo ngày 20/11, khu vực Hà Nội ít mây, đêm không mưa, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2-3.
“Vùng phát thải thấp” - Đột phá cho môi trường Thủ đô

“Vùng phát thải thấp” - Đột phá cho môi trường Thủ đô

(LĐTĐ) Dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định “vùng phát thải thấp” (LEZ) trên địa bàn Hà Nội dự kiến sẽ được xem xét thông qua tại kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố vào tháng 12/2024 và sẽ có hiệu lực từ 1/1/2025. Việc xây dựng những “vùng phát thải thấp” ở thời điểm hiện tại là cần thiết đối với Thủ đô.
Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông

Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 9 đang ở trên khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12. Di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15-20km/h.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 19/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Xem thêm
Phiên bản di động