Kỳ 1: Phát huy vai trò của người Việt Nam ở nước ngoài
Chuyển đổi số mở “luồng xanh” trong xúc tiến xuất khẩu Nhìn từ một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài |
Sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước
Trong các chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc, từ những năm tháng đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước cho đến khi bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế sâu rộng, cộng đồng NVNONN đều có những đóng góp quan trọng. Công tác về NVNONN đã trở thành một trụ cột trong công tác đối ngoại của đất nước ta, luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Ngày 29/11/1993, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về chính sách và công tác đối với NVNONN (Nghị quyết 08). Đây là Nghị quyết đầu tiên của Bộ Chính trị trong lĩnh vực này, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức trong toàn Đảng, các cấp, các ngành và địa phương về công tác NVNONN. Những quan điểm cơ bản của Nghị quyết khẳng định NVNONN là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Chính sách đại đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài bắt nguồn từ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Cơ sở của sự đoàn kết, hòa hợp là ý thức dân tộc và lòng yêu nước của mọi người Việt Nam hướng vào mục tiêu độc lập dân tộc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh…
Tiếp đó, ngày 26/3/2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về công tác NVNONN (Nghị quyết 36). Quan điểm chỉ đạo chính của Nghị quyết gồm: Công tác đối với NVNONN cần thể hiện đầy đủ truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc. NVNONN là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước.
Đồng thời công tác đối với NVNONN cần mang tính đồng bộ, kết hợp việc xây dựng cơ chế, chính sách với công tác vận động, kết hợp các hoạt động trong nước với các hoạt động ở nước ngoài. Công tác NVNONN là trách nhiệm của toàn bộ hệ thông chính trị và của toàn dân…
Công tác về NVNONN luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. |
Ngày 19/5/2015, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối với NVNONN trong tình hình mới (Chỉ thị 45). Chỉ thị 45 có những điểm đáng chú ý như: Về công tác đại đoàn kết, bổ sung quan điểm: “Đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung”, “chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc”, đồng thời nhấn mạnh “Tiếp tục quan tâm, sớm có giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trên tinh thần cởi mở, chân thành, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai. Kiên trì vận động, thuyết phục những người còn giữ định kiến, mặc cảm”.
Đồng thời, Chỉ thị nhấn mạnh việc tập trung tháo gỡ những vướng mắc trong vấn đề thể chế hóa các chủ trương, phương hướng và nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết 36 (sớm cấp lại quốc tịch cho những người có đủ điều kiện, tạo thuận lợi hơn nữa trong việc sở hữu nhà ở tại Việt Nam...), dạy và học tiếng Việt (sớm triển khai chương trình dạy tiếng Việt qua mạng phù hợp với từng địa bàn), thông tin đối ngoại (tranh thủ, phát huy các phương tiện truyền thông của cộng đồng; thông qua NVNONN, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền và vận động bạn bè quốc tế), hỗ trợ hội đoàn (nghiên cứu xây dựng chính sách, hỗ trợ các tổ chức hội đoàn, lực lượng nòng cốt trong cộng đồng; nghiên cứu thí điểm công nhận các chỉ hội NVNONN là thành viên của Mặt trận Tổ quốc VN, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam...).
Bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam
Nhìn lại 16 năm thực hiện Nghị quyết 36 và 5 năm thực hiện Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị, có thể thấy “sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị” chính là sức mạnh tạo nên thành công của công tác về NVNONN để chủ trương “cộng đồng NVNONN là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam” thực sự đi vào đời sống của người dân Việt Nam cả trong và ngoài nước.
Năm 2020, khi dịch Covid-19 phức tạp, 219 công dân Việt Nam từ Guinea Xích Đạo được đưa về nước. |
Trong đó, công tác đại đoàn kết, vận động NVNONN hướng về quê hương đã đạt được những bước đột phá quan trọng. Trong các chuyến đi công tác nước ngoài hoặc trong những dịp kiều bào về nước, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đều rất quan tâm, dành thời gian gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của cộng đồng NVNONN. Kiều bào được tạo điều kiện tham gia đóng góp ý kiến vào những vấn đề quan trọng của đất nước.
Bên cạnh đó, các hoạt động thường niên do Ủy ban Nhà nước về NVNONN tổ chức như “Xuân Quê hương”, đoàn kiều bào dự Giỗ Tổ Hùng Vương, thăm quân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DKI, Trại hè dành cho thanh niên, sinh viên kiều bào... thường xuyên được đổi mới về nội dung và hình thức, thu hút sự tham gia của đông đảo kiều bào.
Với những nỗ lực trên, đồng bào ta ở nước ngoài ngày càng tin tưởng vào đường lối, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước. Nhiều kiều bào, kể cả những người trước đây từng có định kiến, đã có những bài viết và phát ngôn tích cực về tình hình đất nước, trực tiếp phản bác những luận điệu sai trái.
Về việc hỗ trợ NVNONN có địa vị pháp lý vững chắc, ổn định cuộc sống ở nước sở tại cũng là vấn đề luôn được lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm sâu sắc. Đặc biệt, khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới, mặc dù trong nước còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn rất quan tâm đến đồng bào ở nước ngoài. Các cơ quan trong và ngoài nước đã phối hợp triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều biện pháp như tích cực vận động và phối hợp chặt chẽ với chính quyền sở tại hỗ trợ và tạo điều kiện để đồng bào ổn định cuộc sống, tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau hay tổ chức các chuyến bay đưa công dân bị mắc kẹt về nước an toàn…
Các cơ quan trong và ngoài nước cũng chú trọng tăng cường hợp tác với cơ quan an ninh của nước bạn nhằm ngăn chặn tình trạng vi phạm luật pháp sở tại của NVNONN, đồng thời chú trọng công tác bảo hộ công dân, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam ở nước ngoài.
Kỳ 2: Đi đâu cũng hướng về quê hương
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Xã hội 24/11/2024 13:32
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19