Quản lý, sử dụng nhà chung cư ở Thủ đô: Những gam màu sáng – tối

Kỳ 2: Không để phát sinh “điểm nóng”

(LĐTĐ) Có thể thấy, công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư từ năm 2019 đến nay đã và đang được cấp ủy, chính quyền các quận quan tâm chỉ đạo thường xuyên, tổ chức thực hiện công khai, dân chủ, rõ ràng. Những kiến nghị, phản ánh của nhân dân liên quan đến nhà chung cư đều được xem xét, giải quyết, không để hình thành các “điểm nóng” về an ninh trật tự.    
Quản lý, sử dụng nhà chung cư ở Thủ đô: Những gam màu sáng - tối
Hà Nội: Tăng cường kiểm tra công tác quản lý chung cư

Quản lý, sử dụng chung cư dần đi vào nền nếp

Theo thống kê, hiện nay, chỉ tính riêng trên địa bàn 6 quận trung tâm là: Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long Biên, Hoàng Mai, tổng số nhà chung cư đang sử dụng gồm: Chung cư cũ (tập thể cũ): 780 chung cư; chung cư thương mại: 279 chung cư; chung cư Tái định cư và mini: 95 chung cư; Nhà ở xã hội: 19 chung cư; đã thành lập Ban Quản trị chung cư: 269 chung cư (68.4%); đã bàn giao hồ sơ, kinh phí bảo trì nhà chung cư: 155 chung cư (39.4%); đã bàn giao diện tích sử dụng chung, riêng: 109 chung cư (27.7%).

Trên địa bàn 6 quận trung tâm, hầu hết các nhà chung cư, khu tập thể cũ quy mô từ 2-5 tầng được xây dựng từ những năm 1960-1980 không có phòng sinh hoạt cộng đồng, hệ thống phòng cháy chữa cháy không đảm bảo, không có quỹ bảo trì. Đa phần các chung cư đã xuống cấp, đặc biệt có một số chung cư đã xuống cấp trầm trọng, nguy hiểm đến đời sống của các hộ gia đình. Mặc dù vậy, đa số các chủ đầu tư đều quan tâm, thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về xây dựng, quản lý chất lượng công trình, vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác quản lý vận hành nhà chung cư trong giai đoạn chưa bàn giao cho Ban Quản trị.

Hầu hết các Ban Quản trị nhà chung cư thực hiện tốt các quyền và trách nhiệm của mình đúng theo quy định tại Điều 104 Luật Nhà ở năm 2014; Điều 41 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15/2/2016 của Bộ Xây dựng; chủ động tham gia phối hợp của chính quyền địa phương, tổ dân phố, khu phố để đảm bảo an ninh, trật tự tại các nhà chung cư, do đó tình hình quản lý, sử dụng tại các nhà chung cư dần đi vào ổn định.

2809 img20200711072225 1
Việc quản lý, sử dụng chung cư dần đi vào nền nếp (Ảnh minh họa: H.D)

Các Ban Quản trị sau khi được Ủy ban nhân dân quận công nhận bước đầu đã hoạt động tương đối hiệu quả, là cầu nối giữa nhân dân sinh sống tại các nhà chung cư với chính quyền địa phương và chủ đầu tư, đơn vị quản lý nhà chung cư trong việc phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, đảm bảo cảnh quan khu đô thị, làm tốt công tác hòa giải khi phát sinh các tranh chấp. Cư dân tại các nhà chung cư từng bước nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức xây dựng đời sống văn minh, an toàn, giữ gìn vệ sinh môi trường, thân thiện…tạo thành một cộng đồng đoàn kết, gắn bó. Việc quản lý, sử dụng nhà chung cư đã từng bước đi vào nề nếp, khắc phục được cơ bản những tồn tại trước đây, góp phần giải quyết các vướng mắc tranh chấp, từng bước tạo nếp sống văn minh, hiện đại tại các đô thị…

Tại quận Ba Đình, trong quá trình đô thị hóa, xây dựng và phát triển Thủ đô, trên địa bàn 14 phường của quận đều hình thành các khu nhà tập thể cũ và các khu chung cư mới được xây dựng nằm xen trong các khu dân cư, đường phố, trong đó có những khu tập thể được xây dựng sớm nhất của Hà Nội như Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh. Tính đến hiện nay, trên địa bàn quận Ba Đình có tổng số 259 nhà tập thể, chung cư; trong đó có 211 nhà tập thể cũ, 26 nhà tái định cư và 22 chung cư thương mại.

Về thực tế công tác quản lý và vận hành tại các khu nhà tập thể và chung cư trên địa bàn quận Ba Đình trong thời gian qua, theo ông Nguyễn Ngọc Tân - Phó trưởng Ban Dân vận Quận ủy Ba Đình: Quận Ba Đình đã thành lập và công nhận 13 ban quản trị tòa nhà tại 22 chung cư thương mại đã hoàn thành đưa vào sử dụng, 10 Ban Quản trị tại 23 khu nhà tái định cư. Các Ban Quản trị được bầu cử dân chủ, hoạt động minh bạch, hiệu quả, theo đúng các quy định của pháp luật và nội quy chung; chưa có phát sinh mâu thuẫn, bất đồng dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện nào giữa Ban Quản trị, chủ đầu tư và các hộ dân cư của tòa nhà.

Đối với các nhà tập thể cũ đều là những chung cư thấp tầng, không có thang máy, được khuyến khích áp dụng các quy định tại Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15/02/2016 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư, song phần lớn đều không thành lập ban quản trị khu nhà; các công tác quản lý, vận hành tại đây vẫn theo nếp cũ là sinh hoạt cùng tổ dân phố. Các tổ dân phố nơi có các nhà tập thể sẽ có trách nhiệm quản lý, nắm bắt dân cư, vận động các hộ dân cùng duy trì việc tổng vệ sinh cầu thang, lối đi chung, đóng góp tiền điện chiếu sáng, sửa chữa không gian chung… khi có vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền thì tổ dân phố thông báo, đề nghị Ủy ban nhân dân phường và các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết theo quy định. Tại một số nhà tập thể khác, bên cạnh việc vẫn tham gia các sinh hoạt cùng tổ dân phố thì các hộ dân còn thống nhất chọn cử ra một cá nhân (thường được gọi là trưởng khu nhà) hoặc một số thành viên (thường được gọi là ban quản lý khu nhà) để giúp các hộ dân thu các khoản kinh phí sử dụng chung, giải quyết sửa chữa nhỏ, nhắc nhở việc giữ vệ sinh chung trong khu nhà, thăm hỏi, khai báo tạm vắng, tạm trú…

Hiệu quả trong công tác tuyên truyền

Được biết, ngay sau khi có Nghị quyết 26-NQ/TU, ngày 28/6/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố” của Thành ủy, cấp ủy, chính quyền một số quận trung tâm đã kịp thời ban hành các Chỉ thị, Kế hoạch thực hiện, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân.

Theo Phó trưởng Ban Dân vận Quận ủy Hai Bà Trưng Ngô Hồng Anh: Nhằm huy động toàn bộ hệ thống chính trị tham gia vào công tác quản lý nhà nước đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn quận, quận đã đưa nội dung chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật hàng năm của quận về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, đặc biệt là các quy định pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư quản lý, vận hành, sử dụng chung cư vào để triển khai đồng bộ, thường xuyên tới các cấp, các ngành, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Ủy ban nhân dân quận đưa vào nội dung chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật hàng năm của quận để triển khai đồng bộ, thường xuyên tại các phường các cơ quan đơn vị, tổ chức, các nhân có liên quan đồng thời đưa nội dung này vào Kế hoạch kiểm tra, rà soát công tác quản lý, sử dụng, vận hành chung cư định kỳ hàng năm để đoàn kiểm tra liên ngành của quận trực tiếp tuyên truyền hướng dẫn đến từng chủ đầu tư dự án, Ban Quản trị và đơn vị quản lý, vận hành nhà chung cư.

Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo Quận ủy chủ trì, phối hợp với phòng Văn hóa - Thông tin quận huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền, vận động, tăng cường phổ biến, tuyên truyền bằng các hình thức phù hợp khác nhau (như tập huấn, buổi truyền thông, bảng tin), thông tin kịp thời, đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động quản lý, vận hành, sử dụng chung cư tới các chủ đầu tư, cư dân ngay từ khi giải quyết các thủ tục về góp ý quy hoạch, thiết kế, góp vốn, mua bán, quản lý vận hành sử dụng nhà chung cư; nhất là phổ biến, tuyên truyền đối với người dân các thông tin cần thiết về quản lý vận hành sử dụng trước khi ký hợp đồng mua nhà vào ở chung cư.

1441 4316 102290922 560197804686160 3187059701065653733 n
Việc tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật về quản lý, vận hành chung cư là rất quan trọng. (Ảnh: K.T)

Gần đây nhất, ngày 26/6/2020, Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng đã tổ chức hội nghị tập huấn phổ biến kiến thức, hướng dẫn về công tác, quản lý, sử dụng, phòng cháy chữa cháy và tìm kiếm cứu nạn nhà chung cư cao tầng năm 2020 cho 131 học viên là thành viên Ban Quản trị và các đối tượng liên quan của các nhà chung cư trên địa bàn quận nhằm tăng cường tuyên truyền phổ biến kiến thức về quản lý, sử dụng nhà chung cư cao tầng đến tận cơ sở…

Tại hội nghị tọa đàm “Kinh nghiệm thực hiện Quy chế dân chủ trong công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn các quận trung tâm” mới đây, bà Nguyễn Thị Minh Hiền - Trưởng Ban Dân vận Quận ủy Đống Đa, Cụm trưởng Cụm thi đua Ban Dân vận các quận trung tâm, cho biết: Công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật về quản lý, vận hành nhà chung cư luôn được các quận trung tâm quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội tại địa bàn nơi có nhà chung cư hoạt động.

Các quận trung tâm đều xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật hàng năm của quận về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, đặc biệt là các quy định pháp luật của Nhà nước (Luật Nhà ở, Nghị định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn, quy chuẩn, tiêu chuẩn… của Bộ Xây dựng, Văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố) trong lĩnh vực đầu tư quản lý, vận hành, sử dụng chung cư vào để triển khai đồng bộ, thường xuyên tới các cấp, các ngành, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Hướng dẫn Ban Quản trị lập quy chế hoạt động, quy chế thu chi tài chính, nội quy quản lý sử dụng chung cư được triển khai có hiệu quả, đảm bảo công khai, minh bạch tuân thủ đúng các quy định của pháp luật; Khuyến khích thành lập Tổ kiểm tra, giám sát cùng với Ban quản trị để kiểm tra sổ sách và việc thu, chi tài chính của Ban quản trị; việc tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu và các lần tiếp theo để kiện toàn Ban quản trị.

Bước đầu xây dựng Quy chế phối hợp giữa Chủ đầu tư, Ban Quản trị, đơn vị quản lý vận hành với Ủy ban nhân dân phường, Công an phường, hệ thống chính trị cơ sở. Đồng thời tăng cường công tác nắm bắt tình hình nhân dân, chủ trì tổ chức đối thoại giữa Chủ đầu tư, Ban Quản trị, đơn vị quản lý vận hành, cư dân để giải quyết những các phản ánh kiến nghị, tranh chấp, bất đồng, các tồn tại, khó khăn vướng mắc. Không để xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự, khiếu kiện phức tạp, tập trung đông người, kéo dài tại các khu chung cư.

H.Duy

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

(LĐTĐ) Những vị trí sạt lở gây ảnh hưởng trực tiếp đến 427 hộ dân. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở ban ngành và địa phương thực hiện hiện các công trình chống sạt lở cũng như các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

(LĐTĐ) Quy hoạch sẽ cho thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hình thành phân khu đô thị phía Tây, tăng diện tích công viên cây xanh - không gian mở, đất khu trung tâm công cộng - thương mại dịch vụ đô thị, đất giao thông.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng ngừa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tại khu vực chợ đầu mối Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, qua Quốc lộ 32 vẫn còn tình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh sử dụng phương tiện ô tô, xe máy chở hàng, người bán hàng lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô), một số ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ thế nào là “trường hợp cần thiết”; đồng thời xem xét kỹ về “thẩm quyền áp dụng”.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

(LĐTĐ) Những phát hiện, thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua trang Zalo của người dân chính là "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Cảnh sát giao thông có được thông tin vi phạm, làm căn cứ để kiểm tra, xác minh, xử lý.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Xem thêm
Phiên bản di động