“Cởi trói” không gian văn hóa công cộng ở Thủ đô

Kỳ cuối: Để không gian công cộng được “sống”

(LĐTĐ) Không gian công cộng vốn được biết đến như là “trái tim” của một thành phố, là “phòng khách” của một đô thị. Các không gian này đóng vai trò tối quan trọng cho sự tương tác của con người với con người, con người với thiên nhiên và tạo dựng nên các biểu tượng gắn với một thành phố. Tuy nhiên, việc bảo vệ, gìn giữ các không gian văn hóa công cộng hiện nay vẫn đang là một bài toán khó.
ky cuoi de khong gian cong cong duoc song Thúc đẩy du lịch Thủ đô qua kiến tạo không gian công cộng
ky cuoi de khong gian cong cong duoc song Hà Nội ứng dụng trông giữ xe Iparking: Giải quyết các bất cập
ky cuoi de khong gian cong cong duoc song Kiến tạo không gian công cộng: Vì một Hà Nội đáng sống
ky cuoi de khong gian cong cong duoc song
Người dân chung tay xây dựng thành phố thành nơi đáng sống

Công trình nghệ thuật vẫn bị xâm hại

Hà Nội vốn là nơi mà sự hội nhập kinh tế, du nhập văn hoá nhanh, mạnh, đòi hỏi sự giao tiếp, thông thương lớn nên nhu cầu về không gian công cộng càng cấp thiết với quy mô, chất lượng, thẩm mỹ cao hơn. Sự sang trọng, văn hóa, tính đại diện, tiêu biểu là niềm tự hào của cả một Thủ đô ngàn năm văn hiến. Những năm gần đây, Hà Nội đã có những dự án thành công trong việc thay đổi thẩm mỹ đô thị theo hướng văn minh, tiếp cận nghệ thuật thế giới với quy mô lớn như: Con đường gốm sứ sông Hồng (2010) được tổ chức Guinness thế giới công nhận là bức tranh gốm dài nhất thế giới; đoạn phố bích họa Phùng Hưng, những không gian cộng đồng đầy tính nghệ thuật…

Tuy nhiên, trên thực tế, tại Hà Nội vẫn còn rất nhiều không gian trống bị bỏ hoang, thường trở thành nơi đổ rác hoặc lui tới của những đối tượng xã hội phức tạp mà chúng ta có thể tận dụng những không gian đó để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật. Nhưng để làm được điều đó thì chúng ta phải tạo điều kiện cho nghệ thuật có thể được “sống”, được ra đời và tồn tại ở không gian đó. Trong các chính sách công của chúng ta hiện nay, dường như nghệ thuật chưa được chú trọng đúng mức. Bên cạnh đó, không ít những tác phẩm đẹp đã trở thành không đẹp bởi ý thức của người dân.

Mới đây, nghệ sĩ điêu khắc Mai Thu Vân thậm chí đã bật khóc khi nhắc tới “số phận” của tác phẩm nghệ thuật sắp đặt của chị mang tên Tháp, tác phẩm sắp đặt mô phỏng một tòa tháp nhiều màu, được lựa chọn trưng bày ở khu vực Hồ Gươm vào hồi tháng 10/2019. Chỉ sau khi được giới thiệu đến công chúng ít ngày, tác phẩm tâm huyết của chị đã bị một số người vô ý thức biến thành... nhà vệ sinh. Hành động này không chỉ làm tổn thương người nghệ sĩ, mà còn khiến cộng đồng hết sức phẫn nộ.

Đây không phải là lần đầu tiên các tác phẩm nghệ thuật công cộng bị chính những người thụ hưởng làm xấu đi. Trước đó, dự án nghệ thuật sắp đặt ánh sáng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2019, do nhóm tác giả của nghệ sĩ điêu khắc Mai Thu Vân thực hiện, cũng từng xuất hiện tình trạng người dân leo trèo, gây hỏng hóc. “Sau khi dự án hoàn thành, mọi người hưởng ứng rất tích cực với nét nghệ thuật sắp đặt kiểu mới, mà có lẽ bất cứ ai cũng đều có sự tôn trọng nhất định. Thế nhưng, tôi không hiểu tại sao bây giờ lại thành ra như thế. Sự tùy tiện của một bộ phận trở nên vô trách nhiệm với cộng đồng”, chị Vân chia sẻ.

Chung tay xây dựng Thành phố đáng sống

Hiện nay, việc hình thành, phát triển và bảo vệ các không gian văn hóa nghệ thuật công cộng rất cần sự ủng hộ của chính quyền và người dân, cần sự cởi mở hơn với nghệ thuật, tạo điều kiện tài chính và sự thông thoáng cho nghệ sĩ, cộng đồng có thể cùng tham gia với các nghệ sĩ và gìn giữ các tác phẩm nghệ thuật công cộng. Có như vậy, chất lượng cuộc sống, đời sống tinh thần của người dân mới ngày càng được nâng cao.

Theo nghệ sĩ Nguyễn Xuân Lam, một trong những nghệ sĩ sáng tạo nên con đường nghệ thuật ven sông Hồng ở Phúc Tân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) thì khi tham gia dự án lần này, anh đã chủ động thay đổi các vật liệu sử dụng bền hơn. “Tôi cho rằng mình phải tạo ra một sản phẩm mà họ không thể phá được hoặc không nỡ phá”, Xuân Lam chia sẻ.

Có một cách khác mà nhóm nghệ sĩ thực hiện tại con đường nghệ thuật ven sông Hồng đã thực hiện đó là tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa nhóm nghệ sĩ và người dân. Chính tại nhà văn hóa ở Phúc Tân, nhóm nghệ sĩ đã tổ chức 2 buổi thuyết trình, mời các hộ dân sống xung quanh đến để nghe các nghệ sĩ giải đáp, sau đó dán mô hình phác thảo ngay tại nhà văn hóa.

Cũng bởi lý do đó mà dân tình đều đồng ý gìn giữ các tác phẩm. Thậm chí các gia đình còn chia nhau thời gian để bảo vệ, kết quả là cho đến nay các tác phẩm quanh khu vực bãi rác Phúc Tân vẫn được bảo toàn nguyên vẹn. Điều đó cũng cho thấy, rất nhiều người dân đã thực sự thay đổi ý thức, cùng nhau gìn giữ và xây dựng môi trường sống xung quanh mình.

ky cuoi de khong gian cong cong duoc song
Các không gian văn hóa công cộng tạo ra nhiều sân chơi, nâng cao chất lượng sống cho người dân

Không chỉ đối với các không gian nghệ thuật công cộng, mà các không gian công cộng khác cũng đang được người Hà Nội quan tâm chú trọng. Từ sau khi được mở rộng năm 2008, tuy diện mạo chung của Hà Nội đã có nhiều thay đổi, hiện đại hơn nhưng không gian công cộng của thành phố bắt đầu chịu nhiều sức ép từ các mục đích sử dụng khác như: Bãi đỗ xe, các hoạt động mưu sinh hoặc việc phát triển hạ tầng giao thông đô thị. Hiện cũng có nhiều nỗ lực của các tổ chức xã hội và cộng đồng người dân nhằm cải tạo và mở rộng không gian công cộng, nâng cao môi trường đô thị cũng như lối sống khỏe mạnh của cư dân Hà Nội.

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các không gian công cộng lớn như phố đi bộ, hệ thống các công viên giải trí, hàng loạt các sân chơi cộng đồng đã và đang phát huy được nhiều hiệu quả tích cực. Tại nhiều nơi, người dân đang chung tay xây dựng thành phố thành nơi đáng sống. Trong đó, có thể kể đến việc hàng loạt các công trình đường hoa, sân chơi, điểm vui chơi mới đã và đang hình thành tại địa phương. Nhiều nơi, vườn cộng đồng, sân chơi từ các vật liệu tái chế đang trở thành nơi vui chơi, giải trí, rèn luyện sức khỏe, nâng cao chất lượng sống cho người dân Thủ đô.

Đánh giá cao những nỗ lực mở rộng, phát triển không gian công cộng của Hà Nội, tuy vậy, nhiều chuyên gia quản lý đô thị đều cho rằng, để phát huy hết được hiệu quả của các không gian công cộng vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Bên cạnh việc đầu tư, xây dựng các không gian với quy mô lớn, cũng nên tập trung cải tạo, đầu tư xây dựng các không gian hiện có theo hướng mở, trở thành không gian công cộng cho mọi người nghỉ ngơi, thư giãn, luyện tập.

Về quản lý, để ngăn chặn tình trạng lấn chiếm, xuống cấp và quản lý chồng chéo hiện có, rất cần xây dựng một chế tài xử lý thống nhất, nghiêm minh. Tựu trung lại, phải vì mục tiêu đưa hệ thống không gian công cộng phát triển một cách bền vững đi cùng với sự phát triển chung của đô thị.

Mới đây, Hà Nội đã chính thức ghi tên mình trong Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO với lĩnh vực Thiết kế. Điều này thêm một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của các sáng tạo mang tính cộng đồng, đặc biệt là nghệ thuật công cộng trong sự phát triển của thành phố trong tương lai, cũng như đặt ra những đòi hỏi về việc tạo điều kiện cho nghệ thuật này phát triển xứng tầm.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.
Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn chiều nay (20/9) đã tăng 700 nghìn đồng mỗi lượng, lên từ 79,10 - 80,20 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.
Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

(LĐTĐ) Vinamilk và FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.

Tin khác

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

(LĐTĐ) Sau thời gian dài, vướng mắc về cấp phép xây dựng, công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã được tháo gỡ.
Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

(LĐTĐ) Căn hộ chung cư là một phần không thể thiếu của các khu đô thị lớn, tuy nhiên đi đôi với sự bùng nổ của loại hình nhà ở này là câu chuyện về kiểm soát chất lượng. Những hình ảnh được chia sẻ rộng rãi sau cơn bão số 3 vừa qua cho thấy rõ việc thi công không đảm bảo quy trình, làm việc thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư một số dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

(LĐTĐ) Trong quá trình lập quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, đã xuất hiện nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc về không gian ngầm và việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

(LĐTĐ) Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản về việc phối hợp triển khai các biện pháp khắc phục, giải toả cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn Thành phố.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 đi qua, quận Hà Đông đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương, tổ dân phố tập trung lực lượng ứng trực và hỗ trợ người dân kịp thời khắc phục các hậu quả sau bão.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

(LĐTĐ) Bão số 3 với hình thái thời tiết và thiên tai bất lợi đã gây nhiều hư hại đến hệ thống cây xanh của Thành phố, ngay sau khi bão tan, trong sáng ngày 8/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.
Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, ngành Công an đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, trong đó 8 tháng năm 2024 đã giải quyết 476.993 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 99,01%.
Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Tính đến trưa 7/9, các sự cố cây gãy đổ do bão số 3 gây ra đã được địa phương của Hà Nội xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Các xí nghiệp thoát nước cũng đã triển khai lực lượng ứng trực tại các điểm tiềm ẩn úng ngập trên địa bàn.
Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Trong 3 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, từ 31/8 đến 2/9, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã phát hiện và xử lý 94 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó có 15 trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán, 12 trường hợp chiếm dụng vỉa hè trông giữ xe trái phép...
Xem thêm
Phiên bản di động