Kỳ cuối: Hài hòa lợi ích
Kỳ I: Vì mục tiêu phủ sóng 100% nước sạch Kỳ 2: Những khó khăn chưa được tháo gỡ |
Đòi hỏi ngày một cao
Hiện nay, giá nước sạch sinh hoạt ở Hà Nội đang áp dụng theo Quyết định 38 ngày 19/9/2013. Theo đó, với 10m3 đầu tiên giá bán 5.973 đồng/m3 và tối đa 15.929 đồng/m3 khi dùng trên 30m3 (áp dụng từ 1/10/2015). Đến năm 2019, thành phố Hà Nội đã có kế hoạch điều chỉnh giá nước 3 năm một lần. Phương án điều chỉnh được liên ngành Thành phố xây dựng năm 2019 theo lộ trình 3 năm 2020 -2022 với giá nước tăng lần lượt là 7.466 đồng/m3; 8.960 đồng/m3 và 9.963 đồng/m3 cho 10 m3 đầu tiên. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 và Chính phủ chỉ đạo chưa điều chỉnh giá một số mặt hàng đầu vào của các ngành sản xuất nên Thành phố chưa xem xét phương án trên.
Giá nước sạch cần đi kèm những yêu cầu về đảm bảo chất lượng. Ảnh: K.Tiến |
Cần phải khẳng định, việc Thành phố duy trì giá nước ổn định trong một thời gian dài đã góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo đời sống người dân. Do vậy, khi có chủ trương tăng giá nước sau 10 năm duy trì khó tránh khỏi những ý kiến trái chiều. Tuy vậy, nếu cứ giữ nguyên mức giá như vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng nguồn nước sạch cũng như khả năng vận hành của hệ thống.
Đơn cử như việc nâng cao chất lượng nước, nếu theo quy chuẩn cũ là QCVN 02:2009/BYT, phạm vi thực hiện việc kiểm soát chỉ ở cơ sở cung cấp nước sạch. Với quy chuẩn mới thì phạm vi kiểm soát không chỉ ở các đơn vị cấp nước mà còn ở các khách hàng tiêu thụ nước. Do đó, nhà cung cấp phải thường xuyên vệ sinh đường ống dẫn đến chi phí tăng cao. Ngoài ra việc chuyển đổi từ sử dụng nước ngầm sang nước mặt với 4 dự án hiện đại cũng dẫn đến giá thành sản xuất và lưu thông tăng. Đó là chưa kể đến giá nhân công, giá nguyên liệu hay cả thuế môi trường cũng tăng lên.
Từ thực tế hiện tại, Sở Tài chính Hà Nội đã trình phương án đề nghị UBND Thành phố điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt, đó là điều chỉnh giá 10m3 đầu tiên (hộ/tháng) từ 5.973 đồng/m3 hiện nay sẽ tăng lên 7.500 đồng/m3 từ tháng 7/2023 và lên 8.500 đồng/m3 vào năm 2024. Mức giá cao nhất với nước sinh hoạt trong năm 2024 sẽ là 27.000 đồng/m3 nếu sử dụng trên 30m3/hộ/tháng. Như vậy, với nhu cầu dùng nước thực tế tại Hà Nội ở khu vực nội thành đang ở mức 100-150 lít/ngày/ người, mỗi hộ gia đình sẽ dùng 10-16 m3/tháng, tương đương số tiền phải chi thêm là 15.000-26.000 đồng một tháng. Tại nông thôn, mức dùng 50-70 lít/ngày/ người, một hộ gia đình sẽ sử dụng 6-8 m3/tháng nên số tiền họ phải chi thêm là 10.000-13.000 đồng/tháng.
Tăng giá, tăng chất lượng
Trước đó, đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá bán lẻ nước sạch sinh hoạt đến khả năng chi trả của khách hàng, theo đại diện Sở Tài chính Hà Nội, dự kiến đối với các hộ dân cư với nhu cầu tiêu dùng nước thực tế tại Hà Nội ở khu vực nội thành đang ở mức đến 10m3 thì số tiền phải chi thêm khoảng: 15.270 đồng/tháng. Đối với các nhóm khách hàng có hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ thì mức giá nước tăng khoảng 20%, chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng chi phí. Theo tính toán của liên ngành, phương án điều chỉnh giá nước nếu tính đến tác động đến chỉ số giá tiêu dùng chung của Thành phố là 1,48%.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia cho rằng chi phí nước sạch trong tổng thu nhập và chi tiêu của một hộ gia đình tại khu vực thành thị chỉ chiếm 0,72% của tháng. Như vậy, mức tăng theo lộ trình cơ bản không tác động đến đời sống và khả năng chi tiêu của người dân. Đáng chú ý, giá nước sạch sinh hoạt đề xuất điều chỉnh của Hà Nội tương đương hoặc thấp hơn so với các tỉnh, thành phố đã ban hành, trong đó giá nước cho mục đích sinh hoạt 1 (của gia đình sử dụng đến 10 m3/tháng) của Hà Nội thấp hơn nhiều tỉnh, thành phố. Cụ thể, tiền phải chi trả cho 10 m3 nước đầu tiên của Hà Nội là 75.000 đồng/hộ, Bình Dương 101.500 đồng/hộ, Quảng Ninh là 81.000 đồng/hộ, Điện Biên là 80.000 đồng/hộ…
Những đòi hỏi này đã đặt bài toán điều chỉnh tăng giá nước sạch sinh hoạt cho phù hợp với thực tế. Bởi nếu không được điều chỉnh, sẽ dẫn đến những hệ lụy ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước cho nhân dân Thủ đô như: Không đảm bảo nguồn cung; ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư các nhà máy nước mới; các dự án đang vận hành không đủ điều kiện nâng cao chất lượng nước sạch; không thu hút được các nhà đầu tư; không khuyến khích được người dân sử dụng nước sạch tiết kiệm…
Cũng cần nói thêm, việc tăng giá nước sạch được điều chỉnh theo lộ trình, cơ bản không tác động lớn đến khả năng chi tiêu của người dân, đối tượng sử dụng nước sạch sinh hoạt. Đồng thời, việc này sẽ tạo sự tự chủ về tài chính cho doanh nghiệp cấp nước, bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả và nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước cho nhân dân Thủ đô.
Bày tỏ quan điểm về việc điều chỉnh giá nước, nhiều người dân chia sẻ, họ đồng thuận chủ trương nhưng cần đảm bảo chất lượng nguồn nước. Anh Nguyễn Minh Phương (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Gia đình tôi có 4 người, mỗi tháng sử dụng hết khoảng 120.000 - 150.000 đồng tiền nước. Thời gian gần đây, tôi đọc được thông tin liên quan đến điều chỉnh giá nước. Tuy nhiên, theo mức đề xuất được đưa ra, tôi thấy cũng không tăng quá nhiều. Điều quan trọng mà chúng tôi quan tâm là làm sao bảo đảm nguồn nước sạch, chất lượng tốt và đủ nước dùng”.
Đồng quan điểm, ông Ngô Văn Mượt (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội) cho biết: “Nhà tôi đã sử dụng nước sạch từ 2-3 năm nay. So với trước kia thì tôi thấy nước đảm bảo và tiết kiệm hơn nhiều. Bởi trước đó, khi sử dụng nước giếng khoan, nước có mùi rất tanh, có màu vàng, các hộ gia đình đều phải bơm lên, lọc qua bể cát rồi mới sử dụng. Do vậy, mặc dù không mất tiền nước nhưng mỗi tháng lại tốn thêm tiền điện. Hơn nữa, chúng tôi chỉ lo thiếu nước với nước bẩn thôi, chứ nếu tăng mỗi tháng thêm vài chục nghìn đồng thì cũng không phải vấn đề lớn”.
Trên thực tế, việc điều chỉnh giá nước sẽ giải quyết bài toán về chi phí, để các đơn vị đầu tư “mặn mà” tham gia các dự án xây dựng hệ thống cấp nước, đồng thời đảm bảo cung ứng đủ nguồn nước sinh hoạt lâu dài. Với người dân, điều cốt lõi họ cần song hành cùng điều chỉnh giá nước là làm sao để chất lượng nguồn nước đáp ứng đủ tiêu chí đủ, sạch, chất lượng cao. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây chính là tiền đề để thành phố Hà Nội có những điều chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng nguồn cung cũng như bảo đảm nâng cao chất lượng nguồn nước sạch.
Kim Tiến - Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Môi trường 24/11/2024 06:07
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Môi trường 23/11/2024 06:04
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Môi trường 22/11/2024 23:37
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/11/2024 06:09
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
Môi trường 21/11/2024 21:02
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3
Môi trường 21/11/2024 06:23
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam
Môi trường 20/11/2024 06:21
“Vùng phát thải thấp” - Đột phá cho môi trường Thủ đô
Môi trường 19/11/2024 08:59
Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông
Môi trường 19/11/2024 06:44
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng
Môi trường 19/11/2024 06:07