Ký ức thanh xuân về "một thời sôi nổi"

Với một trái tim “rực lửa”, nhiều năm về trước, bao thế hệ thanh niên đã dũng cảm xông pha nơi chiến trường ác liệt; rèn luyện bản lĩnh trong các nhà tù thực dân, đế quốc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những câu chuyện về ký ức thanh xuân của lớp lớp thanh niên “đẹp như hoa hồng, cứng hơn sắt thép” đã trở thành niềm tự hào của cả dân tộc.
Ký ức về một thời “Xếp bút nghiên ra trận” Ký ức của nghệ sĩ chụp ảnh Bác

Tôi may mắn có dịp được gặp gỡ thế hệ Đoàn học sinh sinh viên kháng chiến Hà Nội thời kỳ Pháp tạm chiếm (1947 -1954), nay ở tuổi ngoài 80 – 90, trí nhớ có thể đã lúc nhớ, lúc quên nhưng mỗi khi nhắc lại quãng thời gian dũng cảm chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc thì trong những đôi mắt lại ánh lên sự tự hào.

Ông Lê Đức Vân (Bí thư Thành Đoàn Thanh niên Cứu quốc Hà Nội giai đoạn 1948-1952) bồi hồi nhớ lại: Thời điểm ấy, sau khi quân xâm lược trở lại chiếm đóng, không còn sự yên ả bề ngoài của Hà Nội hoa lệ thời thuộc địa, mà phong trào học sinh sinh viên kháng chiến 1947-1954 phải đối đầu với thái độ đàn áp bất chấp của bọn thực dân.

Ký ức thanh xuân về
Những học sinh sinh viên kháng chiến Hà Nội (giai đoạn 1947 – 1954) đi thăm lại di tích Nhà tù Hỏa Lò

Theo trí nhớ của ông Lê Đức Vân, Đoàn học sinh sinh viên kháng chiến Hà Nội ban đầu được thành lập từ một số học sinh là liên lạc, quân báo trong công an, quân đội. Cơ sở đầu tiên có ở các trường Chu Văn An, Trưng Vương và Albert Sarraut. Người đứng ra thành lập đoàn học sinh kháng chiến là Phạm Hướng, cán bộ Đoàn Thanh niên Cứu quốc, khi đó ở ban cán sự quận ủy nội thành. Tên gọi “Thành đoàn học sinh kháng chiến” chính thức xuất hiện trên thư kêu gọi tẩy chay cuộc phát thưởng của Bảo Đại tại Nhà hát Lớn vào tháng 6/1949. Khi phong trào phát triển rộng khắp tại các trường đại học, Đoàn mang tên đầy đủ là Đoàn học sinh sinh viên kháng chiến Hà Nội.

Đoàn học sinh sinh viên kháng chiến Hà Nội có tờ báo Nhựa Sống, in trên khổ giấy như một quyển vở học sinh 32 trang, dễ dàng bí mật lưu hành trong các trường. Cuối năm 1952, phong trào thanh niên nội thành phát triển rộng rãi, các đầu mối được thống nhất trong một tổ chức là Đoàn Thanh niên Cứu quốc Hà Nội. Những học sinh, sinh viên kháng chiến tích cực nhất chuyển thành đoàn viên thanh niên cứu quốc.

Phong trào học sinh sinh viên kháng chiến bắt nguồn từ truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc, được khơi dậy và hun đúc từ đất Thăng Long – Hà Nội ngàn năm hội tụ tinh hoa khí phách dân tộc. Đặc biệt, những ngày độc lập tự do sau Cách mạng Tháng 8 cũng như từ hình tượng Bác Hồ kính yêu đến Trung đoàn Thủ đô anh dũng chiến đấu kìm chân địch, tiếp đến là cuộc kháng chiến anh dũng với các chiến thắng vang dội đang nâng vị trí Việt Nam lên tầm thời đại.

Bà Đỗ Hồng Phấn, nguyên Bí thư chi đoàn Học sinh kháng chiến Trường nữ Trung học Trưng Vương (Hà Nội), từng chia sẻ về những ngày tháng sục sôi khí thế của thanh niên Thủ đô: Những năm tháng ấy, nhà nào ở Hà Nội cũng có ít nhất 1-2 thanh niên tham gia kháng chiến, không nam thì nữ, không cách này thì cách khác. Con gái Hà Nội thời đó chủ yếu là tiểu thư khuê các, nhưng luôn sẵn sàng sát cánh cùng các bạn nam trên toàn mặt trận kháng chiến, chống lại bè lũ thực dân xâm lược, bảo vệ từng tấc đất Thủ đô.

Là người đã đi qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, chứng kiến cảnh bom rơi đạn nổ, đất nước bị chia cắt, vì thế, điều khiến bà Phấn cảm thấy hạnh phúc nhất hiện nay là đất nước được hòa bình, kinh tế và đời sống nhân dân ngày càng phát triển. “Khi còn trẻ, tôi tham gia công tác đoàn rất nhiệt tình. Lúc đó, vì là thời chiến nên tôi vừa đi học vừa tham gia hoạt động cách mạng bí mật. Có những ngày, khi tan học thì một số học sinh cùng trường với tôi hẹn gặp nhau ở một địa điểm nào đó để trao đổi công việc, nếu như có truyền đơn thì chuyển cho nhau đi thả ở các ngõ phố của Hà Nội. Thế hệ chúng tôi đã có một thời tuổi trẻ đầy sôi nổi và nhiệt huyết, không sợ hy sinh, sẵn sàng chịu đựng gian khổ để đấu tranh giành độc lập cho dân tộc”, bà Phấn bồi hồi nhớ lại.

Bà Phấn nhớ lại, thời điểm ấy, các học sinh, sinh viên ở lại trong lòng Thành phố nơi địch tạm chiếm đã tổ chức các hoạt động bãi khóa, biểu diễn văn nghệ, xuất bản báo… khiến Hà Nội thời tạm chiếm luôn biến động, kẻ thù rất tức tối và tìm mọi cách đàn áp. Báo Nhựa Sống được phát hành bí mật trong các trường học, có một sức sống mãnh liệt, tràn trề “nhựa sống” của tầng lớp học sinh, sinh viên kháng chiến Hà Nội những năm đầu thập niên 50, góp phần trong công cuộc giải phóng Thủ đô năm 1954.

Ký ức thanh xuân về
Bà Đỗ Hồng Phấn (ngoài cùng bên phải) chia sẻ về những ký ức một thời sôi nổi

Còn ông Dương Tự Minh (Hàng Bông, Hà Nội) tự hào nhớ lại“một thời sôi nổi” của mình, lúc cao trào (năm học 1949-1950), tất cả 100% học sinh các trường lúc đó đều bãi khoá yêu cầu nhà chức trách đảm bảo an toàn học tập cho học sinh, thả các bạn đang bị địch bắt. Rồi cũng tất cả học sinh các trường mặc đồng phục trắng, diễu hành trên các phố Hà Nội mang băng rôn phản đối vụ giết hại Trần Văn Ơn. Lý thú hơn cả là dưới danh nghĩa Đại hội văn nghệ học sinh tại Nhà Hát lớn, họ đã hát toàn bài hát kháng chiến trong đó có Trường ca sông Lô. Các hoạt động của học sinh đã làm rung động dư luận nội thành lúc đó, các báo tiếng Pháp và tiếng Việt đều đồng loạt đưa tin. Cuốn Lịch sử Đảng bộ Hà Nôi đã coi đó là cuộc đấu tranh lớn nhất ở Hà Nội kể từ tháng 3/1947. Sau đó, mặc dù bị đich khủng bố ác liệt nhưng phong trào vẫn bền bỉ đến ngày Thủ đô được giải phóng.

Không chỉ nhớ về những ký ức thời thanh xuân, khi nhắc về những năm tháng đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc, ông Dương Tự Minh chia sẻ một cách hài hước: “Trong đời tôi có hai ngày “vui như điên”. Đó là ngày Hà Nội được giải phóng, tôi cùng các bạn trẻ đứng dọc đường Bờ hồ, Hàng Đào, Hàng Ngang hò hét khản giọng, hoan nghênh bộ đội ta trở về Thủ đô. Bấy giờ tôi không còn sợ bị địch bắt vì trốn lệnh truy nã, lại sắp được đoàn tụ gia đình, đón các anh chị đi kháng chiến trở về. Ngày thứ hai là ngày Thống nhất đất nước”.

Ký ức của ông Minh thời điểm đó là một trong những ký ức đầy hạnh phúc. Suốt bao năm tháng, những người dân Hà Nội sống trong cảnh bao cấp thiếu thốn nhưng luôn hết lòng với cuộc đấu tranh thống nhất Tổ quốc và cuối cùng là vỡ oà sung sướng khi Đài phát thanh thông báo quân ta đã toàn thắng. Bờ Hồ lúc đó đông nghẹt người, ai cũng cười nói đầy hạnh phúc. Cái hạnh phúc của toàn dân đó là bầu không khí mà ai cũng khao khát khi bị nghẹt thở nên có thể hy sinh tất cả cho độc lập dân tộc./.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Vốn đầu tư tư nhân vẫn đang đổ vào Việt Nam với sức nóng chưa từng có, bất chấp các cú sốc kinh tế toàn cầu. Đây không chỉ là dấu hiệu của niềm tin, mà còn là động lực mới cho khát vọng chuyển mình của một quốc gia đang đi tới giai đoạn phát triển cao hơn.
Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Với tinh thần nhiệt huyết, cao thượng, trung thực và đoàn kết, các đội bóng đã cống hiến cho khán giả những trận cầu kịch tính, hấp dẫn, tạo nên một sân chơi lành mạnh, bổ ích và tạo cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các cơ quan, đơn vị. Kết thúc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm đã xuất sắc giành Cúp vô địch.
Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Khu phát triển thương mại và văn hóa Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được đánh giá là một mô hình điển hình để hiện thực hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô về xây dựng Khu phát triển thương mại và văn hóa.
Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Trong không khí phấn khởi của những ngày tháng Tư lịch sử, ngày 22/4, UBND quận Tây Hồ long trọng tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 1.000 người là giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh và cựu chiến binh trên địa bàn quận.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Ngày 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương cùng 11 bị cáo trong vụ án vi phạm tại Bộ Công Thương và một số tỉnh thành. Tại phiên tòa, bị cáo khai việc xây dựng dự thảo Quyết định số 13 mở rộng đối tượng được ưu đãi giá điện, song không vụ lợi.
Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Quận ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ, Hà Nội đã tập trung toàn lực để triển khai thực hiện dự án, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong công tác dân vận, GPMB.
Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin khác

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Trong không khí phấn khởi của những ngày tháng Tư lịch sử, ngày 22/4, UBND quận Tây Hồ long trọng tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 1.000 người là giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh và cựu chiến binh trên địa bàn quận.
500.000 sản phẩm Vinamilk từ quỹ sữa vươn cao Việt Nam đến với trẻ em đúng dịp 50 năm đất nước thống nhất

500.000 sản phẩm Vinamilk từ quỹ sữa vươn cao Việt Nam đến với trẻ em đúng dịp 50 năm đất nước thống nhất

Hòa cùng không khí cả nước hướng về dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Vinamilk và Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã trao tặng 500.000 hộp sữa đến 11.000 trẻ em khó khăn. Quỹ sữa năm thứ 18 đã được khởi động tại TP.HCM ngay trước thềm sự kiện lớn của đất nước.
Người lính gần 80 tuổi lái xe máy đến Thành phố Hồ Chí Minh để chứng kiến lễ diễu binh

Người lính gần 80 tuổi lái xe máy đến Thành phố Hồ Chí Minh để chứng kiến lễ diễu binh

Những ngày gần đây, mạng xã hội lan truyền hình ảnh gây xúc động mạnh. Đó là hình ảnh một cụ ông gần 80 tuổi tự mình điều khiển xe máy, vượt chặng đường hơn 1.500 km từ thành phố Vinh (Nghệ An) vào Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) để mong muốn tận mắt chứng kiến lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

Dịch vụ xem phim trên mạng thông qua tài khoản Netflix giờ đã quá quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên, giá thuê theo tháng cho một tài khoản (TK) còn khá cao. Lợi dụng tâm lý của người xem khi muốn có kho phim giải trí phong phú nhưng không phải trả phí cao nên nhiều đối tượng đã bằng nhiều cách tiếp cận khách hàng để chào mời các gói xem phim lậu, bẻ khoá. Không ít khách hàng tiền mất còn bực mang khi mua tài khoản phim dạng này.
Dự kiến thành phố Vinh sau sắp xếp còn 6 phường

Dự kiến thành phố Vinh sau sắp xếp còn 6 phường

Theo phương án mới nhất, dự kiến thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An sẽ sáp nhập 33 phường, xã hiện tại còn 6 phường, trong đó có phường Cửa Lò.
Nhiều hoạt động đa dạng tại chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy”

Nhiều hoạt động đa dạng tại chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy”

Sáng ngày 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 4, chào mừng kỷ niệm 8 năm ngày thành lập Phố Sách Hà Nội với chủ đề “Sách mở rộng thế giới tư duy”.
Mùa cây “thay áo”

Mùa cây “thay áo”

Hà Nội đang bước vào mùa cây thay lá. Nhiều người bạn của tôi cùng nhận ra, những mảng sắc màu đa sắc của lá trong phút “tàn phai rực rỡ” biến chuyển khiến phố Hà thành như một bức tranh của Levitan. Nhưng với tôi, vũ điệu của lá khi trút xuống mang vẻ đẹp huyền ảo riêng có.
Đảo tiền tiêu và câu chuyện về giếng nước ngọt cổ

Đảo tiền tiêu và câu chuyện về giếng nước ngọt cổ

Ra huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi mà không một lần đặt chân kính cẩn nghiêng mình trước tượng đài Hải đội Hoàng Sa rồi tới giếng Vua còn được người dân gọi là giếng Gia Long hay giếng Xó La, nằm ở thôn Đông, xã An Vĩnh thì chưa thể gọi là đến đảo tiền tiêu. Cạnh tượng đài vẫn còn ngôi mộ tụ hồn từ xa xưa như muốn nhắc nhở con cháu muôn đời sau rằng ông cha họ xưa kia bất chấp hiểm nguy, hy sinh tuổi xuân thẳng tiến Hoàng Sa để đánh dấu phần biển đảo thiêng liêng của đất nước.
“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới

“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới

Tối 15/4, tại Hội trường 700 - Học viện Tài chính (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), buổi tọa đàm “Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan - Vững bước tiến vào kỷ nguyên mới” đã diễn ra trong không khí sôi nổi và đầy cảm hứng.
Tỉnh Nghệ An sẽ giảm còn khoảng 130 xã sau sắp xếp

Tỉnh Nghệ An sẽ giảm còn khoảng 130 xã sau sắp xếp

Nghệ An là tỉnh rộng nhất cả nước, hiện nay địa phương này có 412 đơn vị cấp xã
Xem thêm
Phiên bản di động