Kỳ vọng sông Tô Lịch sẽ khỏi “bệnh ô nhiễm”!

(LĐTĐ) Với khoảng 5,4km cống bao chính có đường kính từ 1,2m - 1,5m và 2,2km cống nhánh có đường kính khoảng 500mm, toàn bộ nước thải ra sông Tô Lịch sẽ được thu gom, xử lý. Giờ đây, ước vọng hồi sinh dòng sông Tô lịch sử, hơn bao giờ hết, lại cháy bỏng, thôi thúc...
Sông Tô Lịch sẽ “hồi sinh” nhờ đường ống ngầm dẫn nước thải
Hà Nội: Đề xuất dẫn nước sông Hồng để giải cứu sông Tô Lịch

Dòng sông di sản

Trong các tài liệu xưa còn lưu lại, sông Tô Lịch là linh hồn của kinh thành Thăng Long xưa. Dòng sông không chỉ nuôi sống người dân, là nơi giao thương buôn bán mà còn mang sinh khí thiêng liêng, là tấm chắn thiên nhiên quan trọng bảo vệ kinh thành Thăng Long. Từ một con sông khá rộng, có làn nước trong xanh, thuyền bè có thể qua lại được, lòng sông cứ ngày càng thu hẹp, nước sông có màu đen kịt, bùn đặc, nước không lưu thông, ô nhiễm.

Kỳ vọng sông Tô Lịch sẽ khỏi “bệnh ô nhiễm”!
Sông Tô Lịch được hồi sinh trở lại thành dòng sông trong sạch, thơ mộng giữa lòng thành phố là nỗi mong chờ của người dân Thủ đô.

Ngày nay, sông Tô Lịch chỉ còn chiều dài 14,4km bắt đầu từ hồ Tây chảy qua chợ Bưởi, cầu Giấy, cầu Mới và đổ vào sông Nhuệ qua đập Thanh Liệt. Quá trình đô thị hóa ngày càng thu hẹp đất nông nghiệp hai bên bờ sông Tô. Nhiều ao, hồ nước đã từng đóng vai trò gom nước thải sinh hoạt, lọc, trung chuyển nước thải trước khi đổ ra sông đã bị lấp... Nhiều chuyên gia về môi trường cho rằng, có 2 lý do khiến sông Tô Lịch trở nên ô nhiễm và dần khô cạn. Một là do tự nhiên, sông Tô Lịch là phụ lưu của sông Hồng, nước sông Tô Lịch không đủ mạnh để cuốn trôi bồi tích lắng đọng. Hai là do mức độ phát triển và đô thị hóa ngày càng nhanh, nước thải chưa qua xử lý từ các khu công nghiệp, bệnh viện, làng nghề và nước thải sinh hoạt của cư dân được xả thẳng ra sông cùng với việc xả rác trực tiếp trong thời gian dài.

Là người có nhiều nghiên cứu đối với thực trạng sông hồ Hà Nội, PGS.TS Hà Đình Đức - Hội viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Công dân Thủ đô ưu tú năm 2012, ngay tại thế kỷ XVII, kinh thành Thăng Long xưa được ví như thủ đô Venice của nước Ý. PGS. TS Hà Đình Đức cho rằng lúc đó, tại Hàng Buồm vẫn diễn ra các hoạt động buôn bán tấp nập. Như vậy, cùng với quá trình đô thị phát triển, Hà Nội đã mất rất nhiều sông hồ và điều này sẽ còn tiếp diễn nếu chúng ta không có những giải pháp cụ thể để bảo vệ môi trường sông hồ nói chung.

“Tôi cho rằng chúng ta cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa để cải tạo môi trường sông, hồ Hà Nội và cần phải làm sớm, làm ngay. Việc làm này cũng chính là góp phần thúc đẩy du lịch, môi trường của thành phố” - PGS.TS Hà Đình Đức nhấn mạnh.

Khát vọng hồi sinh

Nhiều năm qua, giải quyết vấn nạn ô nhiễm trên sông, đặc biệt là khai thác hiệu quả không gian cảnh quan dòng sông Tô Lịch luôn được chính quyền thành phố coi trọng. Hai bên bờ sông Tô Lịch đã được xây kè. Việc nạo nét cũng thường xuyên hơn. Phượng Vỹ và bằng lăng cũng được trồng dày hai bên bờ để làm dịu bớt vẻ chật hẹp và ô nhiễm của dòng sông. Bờ kè bên phía Đường Láng cũng đã được cải tạo thành nơi đi bộ, của người dân, thành phố đang nghiên cứu cho xây dựng 3 cầu vượt đi bộ nối liền hai bờ sông... Tuy nhiên, vấn đề dường như chưa giải quyết triệt để.

Triệt để sao được khi hàng ngày, sông Tô Lịch vẫn phải “oằn” mình tiếp nhận trên 150.000m3 nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Trong đó, có đến khoảng 1/3 là nước thải công nghiệp chưa qua xử lý từ 10 cửa xả lớn, 200 cống tròn đường kính 300-1.800mm cùng hàng nghìn cống nhỏ dân sinh đổ ra sông...! Sông Tô Lịch ô nhiễm đã làm mất đi mỹ quan của Thủ đô, gây ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt của những người sống ven sông, tác động không tốt đến hệ động thực vật ở sông. Ngoài ra sự ô nhiễm nguồn nước đã tác động gián tiếp tới sức khỏe người dân thông qua hoạt động sản xuất nông nghiệp tại một số vùng hạ du.
Với quyết tâm không để những dòng sông di sản văn hiến trở thành những “con sông chết”, mới đây, thành phố Hà Nội chính thức động thổ gói thầu xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và sông Lừ thuộc Dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.

Để giải quyết tình trạng ô nhiễm ở sông Tô Lịch, thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện tình trạng này. Năm 2018, vào năm Công ty Thoát nước Hà Nội cũng đưa ra phương án dùng nước sông Hồng thau rửa nước sông Tô Lịch. Đến năm 2019, Công nghệ Bio-nano của Nhật Bản hay Redoxy3C... cũng được tiến hành thử nghiệm trên sông Tô Lịch. Cơ bản dự án chưa giải quyết triệt để vấn đề khi nước thải vẫn được xả trực tiếp vào lòng sông. Dự án 16.000 tỷ đồng xử lý nước thải được cho là một giải pháp giải quyết tận gốc vấn đề.

Theo ông Nguyễn Văn Hùng - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước, và môi trường thành phố Hà Nội, gói thầu thu gom nước thải này có chiều dài 21km, trong đó có tuyến cống bao dọc sông Tô Lịch dài 11,4km (đầu Hoàng Quốc Việt – quận Cầu Giấy đến cầu Quang - huyện Thanh Trì). Tổng chiều dài các ống cống trong dự án là 52,66km, gom nước thải từ các khu vực sông Tô Lịch, sông Lừ, khu vực đô thị mới Hà Đông về nhà máy xử lý nước thải Yên Xá. Được biết, để hạn chế ảnh hưởng đến giao thông, cũng như khâu giải phóng mặt bằng, gói thầu được thiết kế trên cơ sở tiếp cận toàn bộ công nghệ khoan kích ngầm. Đây là công nghệ lần dầu tiên áp dụng tại Hà Nội và việc đào ngầm ở độ sâu từ 6-19m giúp giảm thiểu rủi ro, mất an toàn trong thi công so với đào mở.

Theo KTS Đào Ngọc Nghiêm - nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, việc đặt cống gom nước thải sông Tô Lịch đã được nêu ra từ nhiều năm trước. Việc các dòng sông phải tiếp nhận nước mưa, nước thải sinh hoạt cùng nhau sẽ gây ô nhiễm môi trường. Do đó, khi không phải nhận nước thải nữa, chắc chắn sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét sẽ cải thiện, trong xanh hơn. Tuy nhiên, nói là giải quyết tận gốc vấn đề thì chưa hẳn, bởi tận gốc ô nhiễm phải từ các dòng sông phía Tây, trong đó có sông Hồng.

Lý giải rõ hơn về vấn đề này, PGS. TS Trần Đức Hạ - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường, Hội Cấp thoát nước Việt Nam cho rằng, môi trường cảnh quan sông Tô Lịch cần thiết phải cải tạo bằng các giải pháp thu gom toàn bộ nước thải để xử lý. Tuy nhiên, các đơn vị chức năng cũng cần phải chú ý tạo dòng chảy và tăng cường quá trình tự làm sạch trong sông về mùa khô bằng giải pháp bổ sung nước sạch.

“Biện pháp dẫn nước sông Hồng để bổ xung nước cho Hồ Tây, từ đó cải thiện chất lượng nước sông Tô Lịch sẽ là giải pháp hợp lý kết hợp với việc thu gom toàn bộ nước thải để xử lý mà thành phố Hà Nội đang triển khai. Đã là sông phải có dòng chảy và biện pháp dẫn nước sông Hồng vào bổ xung cho Hồ Tây, từ đó cải thiện chất lượng nước cho sông Tô Lịch là một trong những việc làm cần thiết” - PGS. TS Trần Đức Hạ cho biết thêm.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11, trời nhiều mây, đêm và sáng sớm trời lạnh, ngày nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 22/11, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3, đêm và sáng sớm trời rét.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 21/11 tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam

(LĐTĐ) Dự báo ngày 20/11, khu vực Hà Nội ít mây, đêm không mưa, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2-3.
“Vùng phát thải thấp” - Đột phá cho môi trường Thủ đô

“Vùng phát thải thấp” - Đột phá cho môi trường Thủ đô

(LĐTĐ) Dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định “vùng phát thải thấp” (LEZ) trên địa bàn Hà Nội dự kiến sẽ được xem xét thông qua tại kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố vào tháng 12/2024 và sẽ có hiệu lực từ 1/1/2025. Việc xây dựng những “vùng phát thải thấp” ở thời điểm hiện tại là cần thiết đối với Thủ đô.
Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông

Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 9 đang ở trên khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12. Di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15-20km/h.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 19/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Xem thêm
Phiên bản di động