Làm giàu nhờ trồng sen lấy hạt

(LĐTĐ) Đến với xã Chuyên Ngoại, Mộc Nam và Mộc Bắc (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) những ngày này, không khó để bắt gặp những cánh đồng Sen trải dài đang kỳ thu hoạch tỏa hương thơm ngát. Nhờ mạnh dạn chuyển diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng sen lấy hạt, người dân nơi đây đã vươn lên làm giàu, thu về hàng trăm triệu mỗi vụ.
Làm giàu từ nghề trồng hoa
Làm giàu nhờ… đà điểu

Bỏ cấy lúa sang trồng sen

Cách Hà Nội gần 60km, huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) nổi tiếng là một trong những vùng trồng Sen lớn nhất miền Bắc. Với tổng diện tích 28 ha trên địa bàn các xã Chuyên Ngoại, Mộc Nam và Mộc Bắc (huyện Duy Tiên), trồng sen lấy hạt là công việc đem lại nguồn thu nhập chính cho bà con nơi đây.

4254 ynh 2
Người dân dầm mình dưới bùn để thu hoạch sen

Những ngày tháng 7, chúng tôi có cơ hội đến với xã Chuyên Ngoại đúng vào khoảng thời gian các đầm Sen đến độ thu hoạch cao điểm. Chuyến xe đến nơi lúc 6h sáng, trong không khí oi nồng của mùa hè, mùi hương Sen tỏa ra ngan ngát, tinh khiết làm cho hơi nóng bỗng nhiên dịu lại. Ấn tượng đầu tiên khi đến vùng chiêm trũng này là những cánh đồng rộng liền thửa, màu Sen xanh ngát trải dài dường như vô tận. Rẽ những thân Sen cao quá đầu người, lấp ló dưới những tán lá là những bông Sen hồng nở rộ, bên cạnh đó là những đài Sen màu xanh, mây mẩy chín đúng vụ, hạt chắc gục xuống mặt đầm đợi được thu hoạch.

Không giống như những nơi khác, chủ yếu khai thác kinh tế từ việc bán hoa Sen, chè Sen hay cho khách tham quan, chụp ảnh, tại xã Chuyên Ngoại, phần mang lại giá trị kinh tế cao nhất cho người dân chính là hạt Sen. Người dân cho biết, khoảng 10 năm trước, nơi đây chỉ có lác đác vài gia đình trồng Sen ở các ao, hồ, còn lại nông dân gắn bó với công việc trồng lúa. Tuy nhiên, việc trồng lúa đem lại năng suất thấp, bấp bênh do thường xuyên bị ngập úng, chất đất chua phèn, khó cải tạo nên dần dần người dân cũng không mấy mặn mà. Sau một thời gian ruộng bị bỏ hoang do việc lấy lúa không đem lại hiệu quả, người dân xã Chuyên Ngoại đã chuyển sang trồng sen lấy hạt. Hàng năm, sen ở xã Chuyên Ngoại là nguồn cung chính cho các địa phương chuyên sản xuất, chế biến hạt Sen trên cả nước.

Bà Bùi Thị Huệ (xã Chuyên Ngoại) đã có kinh nghiệm gần 10 năm trồng Sen chia sẻ: “Cả xã tôi đã chuyển hết diện tích lúa sang trồng Sen, trong đó gia đình tôi có khoảng 10 mẫu. So với trồng lúa thì trồng Sen có năng suất gấp 5 lần. Ngoài ra, sau khi thu hoạch sen, các hộ lại tận dụng thả cá, tôm trên chính diện tích trồng sen tăng thêm nguồn thu nhập, cao gấp nhiều lần so với các cây trồng khác. Thị trường tiêu thụ cũng rất thuận lợi, thương lái từ Hà Nội và các tỉnh lân cận tự tìm đến tận đầm để lấy hạt Sen”.

Thông thường, cứ vào độ trung tuần tháng 2 âm lịch, người trồng Sen bắt đầu cấy vụ mới. Bà Huệ cũng cho hay, sen được ươm bằng ngó, sau khi ngó Sen lớn, sẽ đem ra ruộng cấy. Theo kinh nghiệm của người trồng sen, kỹ thuật cấy Sen cũng khá giống với cấy lúa, chỉ khác là khoảng cách các ngó Sen sẽ thưa hơn trồng lúa, khoảng 1 - 2m/một cây, tuy nhiên trồng Sen đỡ vất vả hơn vì ít phải chăm bón. Song quan trọng nhất là phải giữ được mức nước thường xuyên và bón phân đúng thời vụ.

Dầm mình dưới bùn kiếm hàng trăm triệu/vụ

Kĩ thuật trồng sen không có nhiều phức tạp nhưng việc thu hoạch Sen lại tương đối vất vả. Nghề trồng sen lấy hạt chỉ có một vụ thu hoạch duy nhất kéo dài khoảng 2 tháng, từ tháng 6 – 7. Do vụ thu hoạch rơi vào đúng mùa nắng nóng cao điểm nên người trồng Sen phải dậy từ 4 giờ sáng, sau đó lội xuống đầm sâu ẩn mình trong những khóm sen. Vào buổi chiều công việc lại được tiếp tục từ 2 giờ chiều đến chiều tối.

Giữa cái nắng gắt của ngày hè tháng 7, những người trồng Sen xã Chuyên Ngoại mải miết thu hoạch đài sen cho kịp mùa vụ. Từ trên bờ nhìn xuống, giữa không gian mênh mông ấy, rất khó để nhìn thấy sự hối hả làm việc của những người nông dân. Theo chân những người trồng sen đi thu hoạch, rẽ những thân sen mọc khoảng 3m cao quá đầu người, tìm những cành sen đã gần như ngã gục xuống mặt đầm, ông Nguyễn Mạnh Hùng (xã Chuyên Ngoại) nhanh tay hái lấy đài Sen gần tầm tay. Tay kia ông thoăn thoắt bẻ lá gần đấy vừa để đánh dấu những chỗ thu hoạch rồi vừa để tránh... đi lạc giữa đầm sen rộng lớn.

4256 ynh 3
Sen được bóc tách ngay sau khi thu hoạch

Gạt vội những giọt mồ hôi trên trán, ông Nguyễn Mạnh Hùng tâm sự: “Nghề trồng sen vất vả nhất lúc thu hoạch. Đúng là làm một mùa ăn cả năm, có thể những tháng khác trong năm ăn chơi dông dài nhưng 2 tháng thu hoạch phải làm việc cả ngày đêm. Đặc thù của sen là ưa sống ở những vùng trũng, mỗi mùa thu hoạch người dân chúng tôi phải dầm mình cả ngày dưới bùn nước. Đầm Sen sâu, cây sen cao, thân cây sen có nhiều gai nên nên cần đồ bảo hộ cẩn thẩn trước khi xuống đầm và thật kiên nhẫn vì cắt đài sen tốn rất nhiều thời gian”.

Bên cạnh đồ bảo hộ, ông Hùng đẩy theo bên cạnh một chiếc thuyền nhôm để đựng Sen sau khi cắt. Trung bình để cắt đầy 1 thuyền như thế thường mất khoảng 1 tiếng nếu 2 người cùng cắt. Cứ đầy thuyền lại đẩy vào bờ, sau đó xuống đầm cắt tiếp những lượt tiếp theo, mỗi thuyền đầy có sản lượng khoảng 30-45kg. “Hái sen phải hoàn toàn thủ công, công việc vất vả nhưng khi thu hoạch được nhiều Sen, thu nhập tốt, ai nấy đều vui mừng, phấn khởi”, ông Hùng chia sẻ.

Theo đó, với diện tích trồng sen khoảng 10 mẫu, trong 2 tháng cao điểm, gia đình ông Hùng thu hoạch được khoảng 5 tấn đài Sen các loại với doanh thu khoảng 200-300 triệu đồng. Sau vụ sen, người dân ở đây thường đi làm các việc khác như thợ xây, cấy lúa, nuôi cá…để kiếm thêm thu nhập.

Sen sau khi cắt được người dân chở từng bao tải đưa về nhà. Sen hái tới đâu bóc tách luôn tới đó để đảm bảo hạt luôn tươi. Quá trình bóc tách Sen được người dân chia làm 2 loại, loại hạt màu tím và trắng. Trung bình một ngày, một người có thể tách được gần 40 kg hạt. Lái buôn sau đó vào tận vườn để thu gom với giá từ 35.000-50.000 nghìn/kg.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Đượm nồng bếp củi mùa đông

Đượm nồng bếp củi mùa đông

(LĐTĐ) Đêm đầu đông. Trăng chếch ngọn lọt vào song thưa, gió se sẽ mang theo hơi lạnh về áp kề từng làn da mỏng. Nhìn ánh lửa bập bùng bên chái bếp, tỏa ánh sáng rực hồng cả gian nhà tranh nhỏ. Nhìn dáng mẹ lui hui thổi lửa, bàn tay gầy đun đẩy từng thanh củi khô. Bóng dáng quê hương muôn năm cũ bỗng nhiên hiển hiện, thấy ấm lòng một miền thương da diết mãi: bếp củi quê nghèo, bếp củi mẹ nhen!
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

(LĐTĐ) Đến Trung tâm Điều dưỡng Thương binh tỉnh Nghệ An, thực sự xúc động trước những đau thương, mất mát do chiến tranh của các thương, bệnh binh và thêm trân quý sự tận tình, chăm lo cho các bác thương, bệnh binh của đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây.
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp tri ân thầy cô. Những lời chúc chân thành như món quà tinh thần quý giá, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và khích lệ thầy cô tiếp tục sự nghiệp trồng người cao quý.
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, tối 15/11, tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã Vân Hòa, huyện Ba Vì (Hà Nội), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động