Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mê Linh:

Lan tỏa tấm lòng nhân ái giữa đại dịch

Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 quay trở lại đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Mê Linh đã tích cực đồng hành cùng chính quyền và nhân dân phòng, chống dịch Covid-19 thông qua những mô hình sáng tạo, hiệu quả.
608 y, bác sĩ tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ huyện Mê Linh trong công tác phòng, chống dịch Huyện Mê Linh doanh nghiệp phấn khởi sản xuất trong điều kiện an toàn phòng, chống dịch Lan tỏa tấm lòng nhân ái, không để ai bị bỏ lại phía sau vì dịch Covid-19

Những việc làm ý nghĩa

Tạm gác lại công việc gia đình, hơn 1 tháng nay, không kể mưa nắng, chị Lê Thị Thùy Nhung, Chi hội phó Chi hội phụ nữ thôn Văn Quán 1 (xã Văn Khê) hàng ngày đều có mặt tại các ngõ, xóm để vận động bà con trong thôn chung tay ủng hộ nhu yếu phẩm cho người dân trong vùng cách ly, phong tỏa. Chị Nhung cho biết, chương trình do Hội LHPN huyện Mê Linh và Hội LHPN xã Văn Khê phát động, Chi hội phụ nữ thôn Văn Quán 1 đã nắm bắt thông tin các hộ gia đình có nông sản đến lúc thu hoạch.

Với vai trò là Chi hội phó, chị Nhung đã đến từng hộ gia đình vận động bà con tham gia ủng hộ, giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi dịch. “Khi chúng tôi đến nhà vận động, bà con trong thôn rất nhiệt tình ủng hộ. Các gia đình không chỉ cho nông sản mà còn gọi người nhà cùng các hội viên Chi hội phụ nữ thôn thu hoạch rau. Khi biết Chi hội phụ nữ thôn triển khai chương trình trên, nhiều hộ gia đình đã chủ động liên hệ tặng nông sản cho người dân vùng cách ly khiến chúng tôi rất xúc động”, chị Nhung chia sẻ.

Lan tỏa tấm lòng nhân ái giữa đại dịch
Không quản thời tiết nắng, mưa, các hội viên Hội LHPN xã Văn Khê vẫn tích cực xuống đồng thu hoạch rau gửi tới các địa phương bị cách ly, phong tỏa vì dịch Covid-19.

Chương trình ủng hộ nông sản cho các địa phương thuộc vùng phong tỏa, cách ly không chỉ được triển khai hiệu quả tại thôn Văn Quán 1 mà còn được triển khai rộng rãi trên địa bàn xã Văn Khê.

Chia sẻ với phóng viên, bà Nguyễn Thị Hằng, Chủ tịch Hội LHPN xã Văn Khê cho biết, trong thời gian Thành phố thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, Hội LHPN xã Văn Khê đã huy động sự vào cuộc của các hội viên trong việc ủng hộ các vùng bị phong tỏa, cách ly. Trong quá trình triển khai, được sự hỗ trợ của các cấp, ngành và đông đảo người dân nên mọi hoạt động đều diễn ra thuận lợi.

Nhiều cá nhân có xe ô tô đã giúp Hội LHPN xã vận chuyển nhu yếu phẩm đến các vùng cách ly trên địa bàn huyện và những quận, huyện được phép di chuyển. Với những quận nội thành, Hội LHPN xã được Hội LHPN huyện hỗ trợ công tác vận chuyển. “Với sự đồng lòng của các hội viên phụ nữ trên địa bàn xã, Hội LHPN xã Văn Khê đã ủng hộ trên 25 tấn nhu yếu phẩm cho người dân các vùng phong tỏa, cách ly. Các nhu yếu phẩm gồm: Gạo, trứng, rau, củ, quả… với tổng trị giá trên 200 triệu đồng”, bà Hằng thông tin.

Lan tỏa tấm lòng nhân ái giữa đại dịch
Những suất cơm đầy đủ dinh dưỡng được chính tay các hội viên Hội LHPN xã Mê Linh chuẩn bị cho lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Còn tại xã Mê Linh, cùng với việc phân công cụ thể từng hội viên tham gia các Tổ Covid cộng đồng, các hội viên cũng tích cực tham gia mô hình “Bếp ăn Phụ nữ” do Hội LHPN huyện Mê Linh phát động. Nói về mô hình “Bếp ăn Phụ nữ”, bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Chủ tịch Hội LHPN xã Mê Linh cho biết, mô hình “Bếp ăn Phụ nữ” của xã hiện nay đang được Ủy ban nhân dân xã hỗ trợ kinh phí. Dựa trên kinh phí xã hỗ trợ, Hội LHPN đã tổ chức huy động các hội viên tham gia nấu cơm hỗ trợ cho trạm y tế và các lực lượng tiêm vắc xin.

“Mỗi ngày các hội viên sẽ nấu khoảng 30 suất ăn, có những ngày tăng cường đến 40 suất. Thấu hiểu những vất vả của lực lượng tuyến đầu chống dịch, các hội viên đã thay đổi thực đơn hàng ngày, từ đó đảm bảo các suất ăn đầy đủ dinh dưỡng cho đội ngũ y tế. Các loại thực phẩm cũng được lấy từ các cơ sở uy tín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đến thời điểm hiện tại, Hội LHPN xã Mê Linh đã cung cấp 424 suất ăn cho lực lượng tuyến đầu chống dịch”, bà Nguyệt cho hay.

Phát huy vai trò của phụ nữ trong công tác phòng, chống dịch

Trước những diễn biến phức của đợt dịch thứ 4, Hội LHPN huyện Mê Linh đã chỉ đạo các cơ sở Hội trong toàn huyện có những hành động cụ thể, thiết thực góp sức cùng Đảng ủy và chính quyền địa phương chung tay phòng, chống dịch bệnh. Theo đó, Ban Thường vụ Hội LHPN huyện đã ban hành 7 văn bản chỉ đạo các cơ sở Hội đẩy mạnh tuyên truyền và phối hợp cùng các ban, ngành, đoàn thể thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội và thông điệp 5K của Bộ Y tế.

Đồng hành cùng chính quyền và nhân dân đẩy lùi dịch Covid-19, Hội LHPN huyện Mê Linh đã tặng 1.083 suất quà cho hội viên; các hộ gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn; phụ nữ khuyết tật và công nhân tại khu công nghiệp Quang Minh; tặng 72.635 tấn rau, củ, quả các loại cho các vùng cách ly, phong tỏa; tặng 1.230 thùng mỳ tôm; 650 thùng nước uống; 2.570 suất ăn trưa, ăn tối…cho lực lượng tuyến đầu chống dịch. Tổng giá trị quà tặng đến nay là gần 1.7 tỷ đồng.

Chia sẻ với phóng viên, bà Ngô Minh Thủy - Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Mê Linh cho biết, Hội LHPN huyện đã và đang triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ cho tuyến đầu chống dịch và những người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Cụ thể, Hội LHPN huyện đã trao các suất quà là nhu yếu phẩm thiết yếu cho gia đình các hội viên khó khăn; phụ nữ khuyết tật và công nhân lao động tại Khu công nghiệp Quang Minh,... Cùng đó, Hội LHPN huyện đã hỗ trợ thu hoạch và tiêu thụ nông sản cho bà nông dân và gia đình hội viên trong thời gian cách ly y tế; hỗ trợ nông sản cho người dân thuộc vùng phong tỏa, cách ly trên địa bàn huyện và các quận, huyện nội thành.

Được biết, từ khi Thành phố thực hiện giãn cách xã hội, Hội LHPN huyện đã ủng hộ các nhu yếu phẩm thiết yếu và nông sản tới các vùng dịch trên địa bàn huyện như: Khu phong tỏa tại thôn Tân Châu, xã Chu Phan; thôn Ấp 1 và xóm Nam, xã Tiền Phong; thôn Lâm Hộ, xã Thanh Lâm, thôn Phù Trì, xã Kim Hoa…

Không chỉ hỗ trợ các vùng dịch trên địa bàn huyện, Hội LHPN huyện còn triển khai hỗ trợ nông sản tới các quận, huyện đang trong vùng cách ly, phong tỏa như: Phường Kim Lũ, quận Hoàng Mai; xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm; Sở Chỉ phòng, chống dịch phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai; phường Cát Linh, quận Đống Đa; phường Xuân La, quận Tây Hồ; phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng; phường Văn Chương, phường Văn Miếu, quận Đống Đa; xã Kim Chung, huyện Đông Anh cùng nhiều vùng phong tỏa, cách ly khác trên địa bàn Thành phố.

Lan tỏa tấm lòng nhân ái giữa đại dịch
Một số hoạt động ý nghĩa của Hội LHPN huyện Mê Linh trong thời gian thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19.

Cũng trong thời gian giãn cách xã hội, Hội LHPN huyện đã triển khai mô hình “Bếp ăn Phụ nữ” tại các xã, thị trấn. Thông qua mô hình trên, Hội LHPN huyện đã góp phần không nhỏ vào việc đồng hành với lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19…. Không dừng lại ở đó, Hội LHPN huyện và các cơ sở Hội đã tuyên truyền, vận động các cán bộ, hội viên và các hộ gia đình hội viên chung tay ủng hộ Quỹ vắc xin phòng Covid-19 được gần 6 tỷ đồng.

“Những món quà hỗ trợ tuy nhỏ bé nhưng là tình cảm của các hội viên phụ nữ huyện Mê Linh dành cho những người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Thông qua các hoạt động trên, Hội LHPN huyện Mê Linh mong muốn sẻ chia khó khăn với chính quyền và nhân dân, góp phần nhỏ bé vào công tác phòng, chống dịch của địa phương nói riêng và Thủ đô nói chung”, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Mê Linh Ngô Minh Thủy chia sẻ.

Tiếp tục phát huy vai trò của các hội viên trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, Hội LHPN huyện đã chỉ đạo các cơ sở Hội phân công cán bộ, hội viên tham gia trực tại 100% chốt trên toàn địa bàn huyện; huy động trên 547 cán bộ, hội viên tham gia các Tổ Covid cộng đồng; rà soát, nắm rõ từng nhân khẩu cư trú, những người đang học tập, sinh sống, làm việc… từ các địa phương khác, đặc biệt là công nhân Khu công nghiệp Quang Minh để triển khai tốt công tác phòng, chống dịch. Đồng thời, bố trí các hội viên hỗ trợ các gia đình có cán bộ đang làm nhiệm vụ chống dịch; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để khuyến cáo người dân về sự nguy hiểm của dịch bệnh và các giải pháp phòng, chống dịch, từ đó góp phần nhân rộng “vùng xanh” trên địa bàn huyện Mê Linh.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.
Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Xem thêm
Phiên bản di động