Làng cổ Đường Lâm

Nằm nép ở phía tây Hà Nội, làng cổ Đường Lâm (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây) từ lâu được ví như một vệ tinh của Thủ đô. Hiếm ở đâu như vùng đất này, mỗi căn nhà, mỗi con đường ngõ xóm đều ghi đậm dấu tích của cha ông. Về Đường Lâm hôm nay, bên cạnh sự phát triển của kinh tế, nhịp đập bộn bề của cuộc sống, vẫn còn nguyên đó một làng quê xưa, mang đậm không đặc trưng của vùng quê Bắc Bộ .

“Mảnh đất hai vua”

Lang thang cùng tôi trong buổi chiều cuối năm se sắt gió đồng hôm ấy là nhà văn Đỗ Doãn Quát, một người con của mảnh đất Đường Lâm. Trải những bước chân dọc con đường làng rêu phong, ông Quát nói, khi nói về quê hương, về mảnh đất chôn nhau cắt rốn, ông vẫn muốn nói đến, đầu tiên và quan trọng hơn, đó là những cảm nhận với tư cách của một người dân Đường Lâm, một “thành phần không thể tách rời”của 2.436 hộ dân trong xã. Cũng theo ông Quát, khái niệm “Làng cổ Đường Lâm” có nghĩa là “những làng cổ thuộc khu vực Đường Lâm”. Sinh ra từ làng, dẫu thực tế có tới 9 thôn để tạo thành làng cổ nhưng theo ông Quát, tập trung, bồi đắp và mang trong mình nhiều huyền tích cổ xưa nhất của Đường Lâm phải là 3 làng chính: Mông Phụ, Đông Sàng và Cam Lâm. “Theo dấu lịch sử, những di tích về con người, sự kiện ở vùng quê  trung du này cho thấy Đường Lâm là một xã có truyền thống lâu đời. Hiếm có nơi nào trên đất nước như ở nơi đây, chỉ riêng một thôn Cam Lâm đã có tới hai ông vua. Cả hai đều là người có công lớn với dân với nước trong lịch sử nước nhà, là Phùng Hưng (thế kỷ VIII) và Ngô Quyền (thế kỷ X).

Đường Lâm còn là quê hương của nhiều vị danh thần một lòng vì nước, tiêu biểu như thám hoa Giang Văn Minh, một viên quan dưới triều Hậu Lê, khi được cử đi sứ sang Trung Hoa, vì bảo vệ danh tiếng của đất nước mà ông bị nhà Minh sát hại. Nhà nước sắc phong, tôn vinh khí tiết của ông như một nhà ngoại giao tiêu biểu, dám xả thân vì nước, để đời sau học tập. Vua Lê cho mai táng ông ở Gò Đồng (dân gian gọi một cách tôn kính là Mả sứ thần) và lập đền thờ tại làng Mông Phụ để tưởng nhớ công lao của ông và truyền lại cho con cháu đời sau. Giữ được kiến trúc, văn hóa cổ xưa, thêm một đặc điểm nữa là việc có nhiều di tích lịch sử đã giúp cho Đường Lâm vượt qua nhiều ngôi làng khác ở Bắc Bộ được Nhà nước công nhận là làng cổ đầu tiên ở Việt Nam năm 2006.

58434

58433

Hướng đi cho làng cổ

Ông Nguyễn Văn Thành, Phó chủ tịch phụ trách văn hóa xã Đường Lâm cho biết, hiện ở Đường Lâm có 350 ngôi nhà được bảo tồn nguyên vẹn và hàng nghìn ngôi nhà truyền thống. Nét độc đáo nhất của Đường Lâm là những ngôi nhà cổ có niên đại hàng trăm năm tuổi với vật liệu xây dựng chủ yếu là đá ong. Sau Hội An, phố cổ Hà Nội, thì Đường Lâm là ngôi làng cổ điển hình hiện còn bảo tồn được khá nguyên vẹn những dấu tích của làng Việt cổ ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Được công nhận là làng cổ từ năm 2006, sáp nhập vào Hà Nội năm 2008, một bài toán đặt ra cho  bộ máy chính quyền, đó là làm sao Đường Lâm vẫn giữ được văn hóa cổ xưa, nguyên vẹn và đầy đủ của một làng cổ nhưng đời sống người dân vẫn phải đi lên. Theo ông Thành, đầu tiên phải lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con. Nhân dân là người tạo ra văn hóa nhưng cũng chính là người bồi đắp và phát triển những nét văn hóa đó. Lắng nghe người dân và cùng tìm hướng giải quyết. “Đường Lâm trở thành làng cổ đồng nghĩa với việc trở thành một địa điểm du lịch cho du khách thập phương. Chính vì vậy mà bên cạnh nông nghiệp, du lịch và thương mại là hướng đi mới cho người dân Đường Lâm giải quyết bài toán kinh tế. “Hằng năm, chúng tôi tổ chức 9 lễ hội ở 9 thôn trong xã. Ngoài ra còn tổ chức 3 quốc giỗ đó là giỗ đức Phùng Hưng, đức Ngô Quyền và thám hoa Giang Văn Minh. Năm 2012 và năm 2013 mỗi năm có hơn mười vạn du khách thập phương tìm về Đường Lâm”, ông Thành nói.

Phó chủ tịch xã Nguyễn Văn Thành cho biết thêm, ở Đường Lâm có nghề nấu tương và nghề làm kẹo dồi, chè lam cũng đã nổi tiếng xưa nay. Hiện du lịch phát triển, các nghề này đang được bà con khôi phục tạo việc làm, thêm thu nhập. Sản phẩm truyền thống này không những được người Việt tin dùng mà khách nước ngoài rất ưa thích tại Hội chợ Gift Show 2014.

Chuyện gần chuyện xa, ông phó chủ tịch không né tránh chuyện cách đây mấy năm, người dân Đường Lâm “đã khổ khi là người dân làng cổ”. Vì muốn thay lát một vài viên gạch cũng phải báo cáo xã, muốn xây lại nhà vệ sinh cũng phải báo với chính quyền. “Không phải bà con không có lý. Vẫn đề mình xử lí ra sao cho được cả hai đằng. Quyền lợi bà con vẫn được đảm bảo nhưng đời sống của một làng cổ vẫn phải giữ nguyên. Đích thân Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị đã xuống Đường Lâm và có nghị quyết để giải quyết vấn đề. Tới đây kế hoạch giãn dân làng cổ cùng với việc trùng tu các di tích trọng điểm sẽ được thành phố giải quyết dứt điểm”, ông Thành cho biết.

Chia tay Đường Lâm trong chiều muộn. Giã biệt xứ Đoài mây trắng. Chiêm nghiệm một chút mới thấy , Đường Lâm là cả một quần thể di tích, nó hiện hữu và cựa mình trong lớp lớp những huyền tích văn hóa. Người tạo ra nó là nhân dân. Người nuôi dưỡng và phát triển cũng là nhân dân. Và Đường Lâm đã làm được điều ấy khi mỗi người dân tôi được gặp, đều ý thức rằng, bản thân họ là một phần máu thịt của làng, của văn hóa Đường Lâm…

Phước Long

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.
Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn chiều nay (20/9) đã tăng 700 nghìn đồng mỗi lượng, lên từ 79,10 - 80,20 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.

Tin khác

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

(LĐTĐ) Sau thời gian dài, vướng mắc về cấp phép xây dựng, công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã được tháo gỡ.
Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

(LĐTĐ) Căn hộ chung cư là một phần không thể thiếu của các khu đô thị lớn, tuy nhiên đi đôi với sự bùng nổ của loại hình nhà ở này là câu chuyện về kiểm soát chất lượng. Những hình ảnh được chia sẻ rộng rãi sau cơn bão số 3 vừa qua cho thấy rõ việc thi công không đảm bảo quy trình, làm việc thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư một số dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

(LĐTĐ) Trong quá trình lập quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, đã xuất hiện nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc về không gian ngầm và việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

(LĐTĐ) Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản về việc phối hợp triển khai các biện pháp khắc phục, giải toả cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn Thành phố.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 đi qua, quận Hà Đông đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương, tổ dân phố tập trung lực lượng ứng trực và hỗ trợ người dân kịp thời khắc phục các hậu quả sau bão.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

(LĐTĐ) Bão số 3 với hình thái thời tiết và thiên tai bất lợi đã gây nhiều hư hại đến hệ thống cây xanh của Thành phố, ngay sau khi bão tan, trong sáng ngày 8/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.
Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, ngành Công an đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, trong đó 8 tháng năm 2024 đã giải quyết 476.993 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 99,01%.
Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Tính đến trưa 7/9, các sự cố cây gãy đổ do bão số 3 gây ra đã được địa phương của Hà Nội xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Các xí nghiệp thoát nước cũng đã triển khai lực lượng ứng trực tại các điểm tiềm ẩn úng ngập trên địa bàn.
Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Trong 3 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, từ 31/8 đến 2/9, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã phát hiện và xử lý 94 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó có 15 trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán, 12 trường hợp chiếm dụng vỉa hè trông giữ xe trái phép...
Xem thêm
Phiên bản di động