Lao động phi chính thức: Làm sao để không “lọt lưới an sinh”?
Tăng quyền lợi, đảm bảo an sinh cho lao động nữ Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh” |
“Lọt lưới” an sinh
Từng trải qua nhiều công việc như: Phụ hồ, làm xe ôm công nghệ… nhưng với anh Nguyễn Nhẫn (40 tuổi, ở huyện Thanh Oai, Hà Nội) thì hợp đồng lao động hay bảo hiểm xã hội (BHXH) vẫn là những khái niệm hết sức xa vời. “Trước đây, tôi làm nghề phụ hồ, công việc rất vất vả, nhưng cũng không có hợp đồng lao động hay BHXH, bảo hiểm y tế. Một lần, tôi bị ngã giàn giáo phải nằm viện nửa năm, sức khỏe suy giảm nên sau đó, tôi chuyển nghề sang làm xe ôm công nghệ” - anh Nhẫn kể. Theo anh Nhẫn, lần anh bị ngã giàn giáo phải nằm viện điều trị, anh không được hưởng bất cứ chế độ gì, ngoài khoản hỗ trợ hơn 1 triệu đồng của chủ thầu xây dựng vì không có bảo hiểm y tế, BHXH. Trong khi đó, chi phí khám và điều trị của anh lên tới gần 50 triệu đồng, khiến vợ anh buộc phải bán chiếc xe máy và chạy vạy vay mượn khắp nơi để có tiền điều trị bệnh cho chồng. "Hiện nay, tôi làm lái xe công nghệ, tuy phải chạy ngoài đường cả ngày, nhưng dù sao cũng bớt vất vả hơn. Tôi hy vọng bên công ty có thể ký hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm y tế hoặc cho chúng tôi mua BHXH để sau này còn có nơi nương tựa lúc về già" - anh Nhẫn bày tỏ.
Các chuyên gia bàn bạc tìm giải pháp giảm nguy cơ “lọt lưới” an sinh cho lao động tự do. |
Chị Nguyễn Thị Tâm (35 tuổi, ở huyện Hoài Đức, Hà Nội) cũng có nguyện vọng tương tự. Chị Tâm cho biết, chị đi làm giúp việc cho một gia đình đã 10 năm nay, mặc dù chủ nhà rất tốt, trả lương đầy đủ và có thưởng vào ngày lễ, Tết nhưng khi đề cập đến việc đóng BHXH, thì họ lại từ chối, vì lý do ngại làm thủ tục, ngại khai báo. “Tôi biết rằng pháp luật có quy định việc chủ nhà bắt buộc phải đóng BHXH cho người giúp việc, song không chỉ riêng chủ nhà của tôi, mà nhiều chủ nhà khác cũng không thực hiện quy định này. Do ở với nhau tình cảm như gia đình, vả lại, tôi cũng như nhiều người giúp việc khác, khi đi làm chỉ quan tâm đến thu nhập hằng tháng, nên chúng tôi đều không quá căng thẳng về vấn đề này, nhưng trong sâu xa ai cũng muốn được ký hợp đồng lao động, tham gia BHXH để có lương hưu lúc về già”- chị Tâm bộc bạch.
Theo Tổng cục Thống kê, cả nước hiện có khoảng 33 triệu lao động tự do (trên tổng số 52 triệu lao động), chiếm hơn 65% tổng số lao động trong cả nước. Tuy nhiên, có đến 43,9% lao động phi chính thức được xếp vào nhóm lao động có việc làm dễ bị tổn thương. Ðiều đáng nói, hầu hết lao động phi chính thức không có BHXH (chiếm tới 97,9%), chỉ có 0,2% được đóng BHXH bắt buộc, còn lại 1,9% đóng BHXH tự nguyện. Trong bối cảnh hiện nay, với thu nhập giữa các khu vực công và tư đang có sự chênh lệch, nên có xu hướng dịch chuyển từ lao động chính thức sang lao động tư do ngày một tăng. Điều này đặt ra nhiều thách thức và cơ hội với chính người chuyển dịch. Đồng thời, vấn đề này cũng “đánh động” tới chiến lược quốc gia về các cơ sở pháp lý và những điều kiện hỗ trợ, quan tâm tốt hơn cho lực lượng lao động này.
Hướng tới mở rộng đối tượng tham gia BHXH
Trao đổi về các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội cho lao động tự do tại buổi tọa đàm: Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh” diễn ra mới đây tại Hà Nội, Giáo sư, Tiến sĩ Giang Thanh Long - giảng viên cao cấp, Khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, việc đầu tiên là mở rộng đối tượng tham gia BHXH, chuyển người lao động từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức; hỗ trợ người lao động đủ đóng để giải quyết các khó khăn trước mắt và nghĩ được các vấn đề lâu dài. Đồng thời, cần xóa bỏ dần khoảng cách giữa lao động chính thức và lao động phi chính thức.
“Chúng ta đều biết, lao động chính thức được bảo vệ rất chắc chắn bằng các chế độ BHXH ngắn hạn, dài hạn. Trong khi đó, người lao động phi chính thức rất mong manh về thu nhập và các vấn đề khác, nhưng chỉ có chế độ BHXH dài hạn là hưu trí và tử tuất; vì thế rất cần tăng chế độ cho người lao động tham gia BHXH tự nguyện, cũng cần công khai cho người thụ hưởng biết họ đóng bao nhiêu, sau này sẽ có lương hưu thế nào”- Giáo sư, Tiến sĩ Giang Thanh Long nói.
Trong khi đó, Trưởng phòng Truyền thông BHXH Hà Nội Dương Thị Minh Châu bày tỏ quan điểm, cần xây dựng chính sách an sinh xã hội linh hoạt hơn để người lao động ở khu vực phi chính thức có sự lựa chọn việc tham gia BHXH tự nguyện dễ dàng, hơn là việc đưa họ vào BHXH bắt buộc.
Tiến sĩ Phạm Thị Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì cho rằng, hiện nay thị trường lao động linh hoạt, người lao động khu vực chính thức có thể chuyển sang khu vực phi chính thức và ngược lại. Vì thế, chủ sử dụng lao động nên tư duy là mình đóng BHXH cho người lao động của Quốc gia. Phần đóng góp của người sử dụng lao động chuyển vào quỹ an sinh xã hội, được sử dụng chung cho mọi người lao động. Khi đó, người lao động làm việc ở vị trí nào thì hưởng theo chế độ mình đóng góp. Với cách làm này sẽ tạo ra chế độ bình đẳng, hấp dẫn tất cả mọi người lao động tham gia BHXH hơn là hệ thống BHXH phân đôi.
Để hỗ trợ kinh phí đối với người tham gia BHXH tự nguyện tăng lên, bà Lan đề xuất, cần phải có một hệ thống chính sách đồng bộ và toàn diện hơn. Đó là chính sách xóa đói giảm nghèo tiếp tục được thúc đẩy thông qua tạo việc làm có chất lượng, đảm bảo thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó là hỗ trợ về vay vốn đối với người lao động phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình. Đồng thời, Nhà nước nên xây dựng chính sách thu nhập tối thiểu cho người lao động khu vực phi chính thức; cũng giống như hiện nay trong khu vực chính thức có mức lương tối thiểu vùng.
Tú Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm
Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. |
Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030
Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024
Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực
Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô
Tin khác
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?
Lợi quyền lao động 07/11/2024 15:30
Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025
Lợi quyền lao động 07/11/2024 14:28
Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động
Emagazine 11/10/2024 20:58
Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến
Lợi quyền lao động 03/10/2024 12:07
Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến
Lợi quyền lao động 01/10/2024 09:47
TP.HCM: Nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế gần 9.300 tỷ đồng
Lợi quyền lao động 27/09/2024 18:40
Người lao động có tự chốt sổ BHXH được không?
Lợi quyền lao động 23/09/2024 11:02
Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động
Lợi quyền lao động 17/09/2024 09:28
Danh sách 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH
Lợi quyền lao động 17/09/2024 09:04
Tai nạn lao động với những con số nhức nhối
Lợi quyền lao động 17/09/2024 09:04