Lắp đặt camera giám sát: Bộ nói không chần chừ, doanh nghiệp xin lùi thời điểm
Khẩn trương thực hiện việc lắp camera trên xe ô tô Xe ôtô không lắp camera hành trình bị xử phạt như thế nào? Ôtô lắp camera hành trình không lưu trữ hình ảnh bị xử phạt ra sao? |
Tuyên truyền, hướng dẫn đến từng doanh nghiệp vận tải
Theo Nghị định 10/2020/CP của Chính phủ (Nghị định 10) Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì xe kinh doanh vận tải hành khách từ 9 chỗ trở lên và xe vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo phải lắp camera lưu trữ hình ảnh trong suốt hành trình vận tải trước ngày 1/7/2021.
Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và để hỗ trợ các doanh nghiệp, Chính phủ đã cho phép lùi thời hạn đến ngày 31/12/2021. Theo quy định, thời gian lưu trữ hình ảnh tối thiểu là 24 giờ gần nhất với xe tham gia giao thông trên hành trình đến 500 km và tối thiểu 72 giờ gần nhất với xe hoạt động trên hành trình trên 500 km.
Các bến xe vắng khách ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải. |
Nhằm đảm bảo các doanh nghiệp vận tải lắp đặt camera giám sát đúng tiến độ trên địa bàn thành phố Hà Nội, theo ông Đào Việt Long, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội, thời gian qua, Sở GTVT Hà Nội đã giao các Đội Thanh tra giao thông đến từng doanh nghiệp để tuyên truyền, hướng dẫn triển khai lắp và xây dựng phương án kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Qua đó, chấn chỉnh và xử lý trách nhiệm của các doanh nghiệp vận tải không thực hiện.
Cũng tại Điều 8 Thông tư 12/2020/BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định, camera giám sát hành trình lắp trên xe đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu như: Phải có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật khi lưu thông trên thị trường và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đồng thời, phải có chức năng ghi, lưu trữ dữ liệu video tại camera và an toàn dữ liệu khi bị mất nguồn điện, đảm bảo dữ liệu không bị mất, không bị xóa, không bị thay đổi trong suốt thời gian lưu trữ theo quy định để truyền dữ liệu về máy chủ.
Cả nước hiện có trên 208.000 phương tiện sẽ phải lắp camera theo Nghị định 10/2020/CP của Chính phủ quy định bắt buộc xe kinh doanh vận tải hành khách từ 9 chỗ trở lên và xe vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo phải lắp camera lưu trữ hình ảnh trong suốt hành trình vận tải. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại tỉ lệ lắp đặt rất thấp mới khoảng 12-15%. Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, sẽ không lùi thời hạn xử phạt, đơn vị nào không lắp sẽ bị xử phạt nghiêm. |
Qua tìm hiểu cho thấy, hiện đã có nhiều doanh nghiệp vận tải lớn sắp hoàn thành tiến độ lắp camera. Đơn cử, Công ty TNHH Logistics Xuất nhập khẩu có 80 đầu xe phải lắp camera giám sát theo Nghị định 10. Theo đó, từ ngày 10/11, doanh nghiệp đã ký hợp đồng hoàn thiện lắp đặt camera giám sát theo quy định. Dự kiến giữa tháng 12/2021, doanh nghiệp này sẽ lắp hết camera giám sát cho các phương tiện, nhằm góp phần nâng cao ý thức của lái xe. Song, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, doanh nghiệp mong được hỗ trợ chi phí đường truyền hàng tháng để giảm bớt khó khăn…
Thống kê từ Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho thấy, hiện cả nước có khoảng trên 208.000 phương tiện sẽ phải lắp camera theo quy định của Nghị định 10. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tỉ lệ lắp đặt rất thấp mới chỉ khoảng 12-15%. Đề cập đến việc tỉ lệ lắp camera giám sát còn thấp, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho rằng,nguyên nhân là do các phương tiện hoạt động chưa hết, do dịch Covid-19 nên vận tải hành khách, vận tải hàng hoá còn phải nghỉ nhiều do nhu cầu đi lại của hành khách chưa cao, cùng với đó là do tâm lý doanh nghiệp chờ đợi Chính phủ có điều chỉnh lùi thời hạn xử phạt hay không.
Đề cập đến việc lắp đặt camera với các phương tiện vận tải hành khách, theo đại diện Công ty TNHH Du lịch dịch vụ xây dựng Bảo Yến, việc lắp đặt đã mang lại lợi ích giúp cho doanh nghiệp giám sát được hành vi lái xe không tuân thủ quy định về An toàn giao thông hay tự ý giao xe cho người khác, phòng chống dịch Covid-19. Hiện tỉ lệ lắp camera tại công ty đã đạt gần 70%.
Hiện còn khoảng gần 31% số xe chưa lắp đặt, để đảm bảo các điều kiện kinh doanh vận tải theo quy định, doanh nghiệp đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Phát triển công nghệ điện tử Bình Anh dự kiến sẽ hoàn thành trước 31/12/2021 theo quy định. Cùng đó, theo ông Hoàng Mạnh Cường, Phó Giám đốc Công ty CP ô tô xe khách Hà Tây, hiện đơn vị đã lắp đặt được 22 phương tiện, còn lại 40 phương tiện.
Dự kiến sẽ hoàn thành trước ngày 31/12/2021. Tuy nhiên, việc lắp đặt một camera/ xe chi phí bỏ ra khoảng 5 – 6 triệu đồng, do đó doanh nghiệp mong muốn đến thời điểm lắp đặt, dịch bệnh còn phức tạp số xe chưa được hoạt động công suất 100%, mong được xem xét cho phép những xe nào hoạt động sẽ lắp đặt trước. Cùng đó, nếu triển khai tích hợp giữa hệ thống GPS và camera làm một để đỡ chi phí cho doanh nghiệp.
Sẽ xử lý nghiêm các doanh nghiệp không thực hiện
Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, hiện nhiều doanh nghiệp vận tải vẫn đang gặp khó khi quay trở lại hoạt động kinh doanh, điều này cũng là một trong những lý do khiến nhiều doanh nghiệp vận tải chưa đạt được tỉ lệ lắp đặt camera theo mong muốn. Ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cũng cho rằng, do tình hình dịch bệnh Covid-19, khiến nhiều phương tiện phải nằm bãi không hoạt động cả năm nay do đó việc lắp camera giám sát trên ôtô cũng nên lùi lại thêm một thời gian. Hiện nhiều nhà xe đã bỏ bến không chạy vì không có khách, nếu giờ thêm khoản chi phí này nữa thì doanh nghiệp khó càng khó thêm.
Sẽ xử lý nghiêm các doanh nghiệp không thực hiện lắp camera giám sát phương tiện vận tải theo quy định của Chính phủ. |
Cũng đề cập đến những khó khăn mà doanh nghiệp vận tải đang mắc phải, ông Đỗ Văn Bằng, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Minh Thành Phát cho rằng, hiện việc lắp đặt mỗi camera sẽ khoảng 8 đến 10 triệu đồng, sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp kéo dài, nếu lắp đặt camera theo quy chuẩn sẽ bỏ những thiết bị giám sát trên xe rất lãng phí.
Ông Bằng cũng kiến nghị, nếu có thể được thì nên tích hợp 2 loại camera này để gỡ khó cho doanh nghiệp sao cho phù hợp. Nhiều nhà xe cho rằng, căn cứ vào quy định 128, Bộ GTVT đã tiếp tục ra văn bản số 1408/QĐ-BGTVT thì từ 27/10/2021, khi Bộ GTVT cho phép hoạt động vận tải khách thí điểm lại 7 ngày để đánh giá, nhưng đến nay đã hơn 1 tháng chưa có văn bản nào đánh giá hay chấm dứt thí điểm để doanh nghiệp biết. Điều này có thể khẳng định, cơ quan chức năng biết rất rõ vận tải khách hoạt động trở lại nhưng không hiệu quả. Nếu hoạt động tốt thì Bộ GTVT đã có văn bản nâng mức vận tải từ 20% lên 30% hay 50% sản lượng xe chạy.
Trước những ý kiến của một số doanh nghiệp, đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam khẳng định, Chính Phủ đã cho lùi thời gian xử phạt do thời gian dịch bệnh khó khăn, nhưng không thể tiếp tục lùi được nữa. Sau ngày 31/12/2021, nếu doanh nghiệp chưa lắp đặt camera theo quy định, thì sẽ yêu cầu các Sở ngành xử lý nghiêm.
Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (Cục Cảnh sát giao thông) cho biết, Nghị định 100/2019 đã quy định rõ các mức xử phạt đối với lái xe, doanh nghiệp vi phạm không lắp camera giám sát hành trình theo quy định. Tuy nhiên, trước đề xuất tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện quy định lắp camera trên phương tiện ôtô kinh doanh vận tải do dịch bệnh Covid-19, Chính phủ quyết định tạm ngưng áp dụng việc xử phạt vi phạm đến hết ngày 31/12/2021.
Theo ông Nhật, đến thời điểm này chưa có quyết định nào khác thay thế quy định trên, tức là từ 1/1/2022, lực lượng Cảnh sát giao thông trên cả nước sẽ thực hiện việc xử phạt vi phạm xe không lắp camera như các lỗi vi phạm thông thường khác. Tuy nhiên, theo đúng chức năng nhiệm vụ, Cảnh sát giao thông chỉ xử phạt xe đang tham gia lưu thông trên đường. Với các trường hợp xe nằm tại bến, hay xe của doanh nghiệp vì lý do nào đó chưa hoạt động, song chưa lắp camera, thì việc kiểm tra giám sát, xử phạt sẽ thuộc về lực lượng Thanh tra giao thông.
Thống kê của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, đến nay mới có hơn 25.000 trên tổng số 208.000 phương tiện phải lắp camera giám sát, đạt khoảng hơn 12%, còn 88% số phương tiện chưa thực hiện.Để thúc tiến độ lắp camera giám sát trên xe kinh doanh vận tải, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã có văn bản yêu cầu thanh tra bộ; Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Sở GTVT các tỉnh, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn đơn vị vận tải kinh doanh vận tải thực hiện nghiêm việc lắp đặt camera trên xe để ghi, lưu trữ hình ảnh trong quá trình tham gia giao thông đối với các phương tiện thuộc diện phải lắp camera theo quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
Đến hết ngày 31/12/2021, xe ô tô kinh doanh vận tải nếu chưa lắp camera giám sát sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên, trước việc dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh vận tải của các doanh nghiệp, mới đây, các doanh nghiệp vận tải đã tiếp tục có đơn kiến nghị gửi tới Chính phủ xin lùi thời hạn lắp đặt camera, nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp phục hồi kinh doanh. |
Bộ GTVT cũng yêu cầu thời gian thực hiện xong trước ngày 31/12/2021. Sau thời gian này, các xe không lắp đặt camera sẽ bị xử phạt theo quy định. Cùng đó, Bộ GTVT cũng yêu cầu các Sở GTVT giao Thanh tra giao thông phối hợp kiểm tra các phương tiện trước khi xe xuất bến và trong quá trình khai thác hoạt động kinh doanh, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm không lắp camera trên xe theo quy định. Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với Vụ Vận tải kiểm tra việc thực hiện tại địa phương có số lượng lớn phương tiện thuộc diện phải lắp camera hoặc tỷ lệ lắp còn thấp.
Theo Nghị định 100/2019/CP của Chính phủ quy định xử phạt đối với lái xe, doanh nghiệp vi phạm quy định về việc lắp camera như sau: Đối với lái xe: Phạt tiền từ 1-2 triệu đồng với người điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải khách và hàng hóa không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh trên xe (kể cả người lái xe) trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định.
Đối với doanh nghiệp: Phạt tiền từ 5-6 triệu đồng với cá nhân, từ 10-12 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh trên xe, người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 1-3 tháng đối với xe vi phạm.
Doanh nghiệp tiếp tục kiến nghị xin lùi thời gian
Quy định là vậy, song mới đây cộng đồng các doanh nghiệp vận tải khách du lịch bằng xe ô tô tại Việt Nam mới đây cho biết, họ đã gửi kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ đề nghị được lùi thời hạn lắp đặt camera trên phương tiện vận tải. Theo trình bày của cộng đồng này, họ hoàn toàn đồng tình với chủ trương của Chính phủ theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP, bởi lẽ, việc lắp đặt camera giám sát trên phương tiện vận tải sẽ góp phần nâng cao ý thức của tài xế và hành khách khi tham gia giao thông, từ đó sẽ làm giảm tỷ lệ tai nạn giao thông.
Dịch Covid-19 là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp vận tải chưa thể lắp camera giám sát |
Tuy nhiên, do tình hình đại dịch Covid-19 đã kéo dài từ năm 2020 đến nay và còn tiếp tục diễn biến phức tạp, đã làm cho ngành du lịch Việt Nam bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Trong đó, gần như tất cả các doanh nghiệp du lịch đã phải ngừng hoạt động, dẫn đến việc các doanh nghiệp kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô cũng phải ngừng hoạt động theo, do đó, mục tiêu lắp camera trên phương tiện trước ngày 31/12/2021 khó thực hiện được.
Cũng như cộng đồng các doanh nghiệp vận tải khách du lịch bằng xe ô tô tại Việt Nam, Hiệp hội Vận tải thành phố Hà Nội cho biết, theo phản ánh nhiều doanh nghiệp đã không có hoạt động, không có doanh thu từ 6 tháng nay, trong khi vẫn phải dành một phần chi phí để tuân thủ quy định. Cụ thể, Công ty TNHH Dịch vụ DNT có 27 đầu xe, kinh doanh theo hình thức hợp đồng du lịch. Chi phí lắp một camera giám sát khoảng 7 - 8 triệu đồng. Như vậy, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra khoảng 200 triệu đồng để lắp đặt camera giám sát. Trong khi đó, 2 năm nay doanh nghiệp gần như không có doanh thu, vì thế, việc lắp camera giám sát vẫn chưa thể thực hiện được trong thời điểm này.
Bên cạnh việc khó khăn về kinh tế, một trong những vướng mắc nữa mà các doanh nghiệp vận tải chưa thể thực hiện kịp việc lắp camera giám sát đó là, ngày 4/11 vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ mới ban hành tiêu chuẩn về lắp camera giám sát hành trình trên xe ô tô, lộ trình thay thế bằng công nghệ 4G. Thời gian còn lại của tháng 12 là rất ít, vì thế đây cũng là vấn đề gấp gáp để doanh nghiệp lắp đặt thiết bị mới theo quy định.
Đề cập đến vấn đề này, ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải thành phố Hà Nội cũng cho rằng, trước đây, chúng ta lắp bằng thiết bị 2G, nhưng bắt đầu từ năm nay, Việt Nam bắt đầu áp dụng 4G, nghĩa là cái cũ phải bỏ đi. Nếu vừa qua doanh nghiệp nào lắp sớm, đúng thời hạn thì bây giờ lại phải thay thế. Việc ra văn bản quy định như vậy gấp gáp quá, không kịp. Do đó, Hiệp hội Vận tải Hà Nội cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục cho lùi việc lắp camera hành trình từ 6 tháng đến 1 năm.
Liên quan đến việc xin lùi thời gian lắp đặt camera giám sát cho phương tiện vận tải, đầu năm 2021, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cũng từng có văn bản đề nghị Chính phủ xem xét, lùi thời gian xử phạt xe khách chưa lắp camera từ ngày 1/7/2021 xuống giữa năm 2022, vì doanh nghiệp vận tải gặp khó khăn do dịch Covid-19. Sau khi xem xét các kiến nghị của doanh nghiệp, Chính phủ chỉ đồng ý lùi thời gian xử phạt xe khách chưa lắp camera giám sát đến ngày 31/12/2021./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34