Luận bàn về chợ truyền thống ở Việt Nam hiện nay

(LĐTĐ) Chỉ gần 30 năm nay, thị trường ViệtNam mới có các siêu thị xuất hiện, còn những năm trước đây việc phục vụ cho xã hội tiêu dùng đều do các chợ truyền thống đảm nhiệm. Chợ vừa làm nhiệm vụ thu hút hàng hóa nông sản ở nông thôn, một phần hàng hóa công nghiệp ở thành phố sản xuất ra được đưa về nông thôn tiêu thụ.
Hàng hóa dồi dào, người dân "vùng đỏ" của Thủ đô yên tâm thực hiện giãn cách Hà Nội: Đảm bảo cung ứng hàng hóa ổn định Chợ truyền thống ở thành phố Hồ Chí Minh vắng khách sau dịch

Kênh bán hàng truyền thống đang chịu sự cạnh tranh gay gắt

Mặc dù hiện nay kênh thương mại hiện đại bao gồm Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích chiếm 25% thị phần bán lẻ, song vẫn 75% còn lại là do chợ dân sinh các loại đảm nhiệm. Có thể khẳng định, chợ còn tồn tại lâu dài với sản xuất và đời sống tiêu dùng của nhân dân. Chính vì vậy, việc nghiên cứu sự phát triển đi lên hoặc sự suy giảm của kênh bán hàng này, là nhiệm vụ rất quan trọng của các nhà hoạch định chính sách phát triển hệ thống bán lẻ ở thị trường Việt Nam trước mắt cũng như trong tương lai.

Những năm gần đây, mọi người đều nhận thấy sự sa sút của kênh bán hàng truyền thống này chính vì vậy, cần phải nghiên cứu kĩ về những động thái và xu thế phát triển chậm, lại lạc hậu, kém cạnh tranh của các chợ truyền thống.

chong-dich-covid-19-cac-cua-hang-trong-trung-tam-thuong-mai-time-city-tam-dong-cua-10
Chợ truyền thông hiện đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi,...

Hiện nay, thương mại nội địa đã đóng góp khoảng 14% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), giải quyết việc làm cho hơn 5 triệu lao động. Hệ thống lưu thông phân phối được phát triển gồm 9.000 chợ, 800 siêu thị và 250 trung tâm thương mại. Mặc dù quy mô của thị trường mới đạt hơn 100 tỷ USD/năm, song triển vọng rất sáng sủa, cùng với xu thế của cuộc cách mạng 4.0, thương mại bán lẻ trở thành một ngành thương mại linh hoạt và sáng tạo, góp phần phát triển sản xuất, kích thích tiêu dùng xã hội.

Ngày nay, không phân biệt bán hàng trực tiếp và online, mà đã tiến tới bán hàng đa kênh, đa phương tiện ở nhiều doanh nghiệp bán lẻ có tiềm năng, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Nhìn vào thị trường bán lẻ có thể thấy, kênh thương mại hiện đại phát triển nhanh chóng với tốc độ bình quân 10% - 12%/năm, nhưng kênh bán hàng truyền thống như chợ dân sinh thì tốc độ phát triển ở mức thấp hơn, từ 2% - 3%.

Sự cạnh tranh giữa kênh bán lẻ hiện đại và kênh truyền thống ngày càng gay gắt, trong đó phần yếu thế thua thiệt thuộc về kênh truyền thống. Kênh thương mại hiện đại hiện nay mới chiếm khoảng 25% thị phần bán lẻ, còn kênh truyền thống bao gồm các hệ thông chợ, cửa hàng lẻ và cả hàng rong chiếm khoảng 75% thị phần, trong đó chợ chiếm khoảng 40%.

Kênh bán hàng truyền thống vẫn giữ vai trò quan trọng

Số liệu cụ thể trên cho thấy, vai trò của kênh bán hàng tại chợ truyền thống vẫn rất quan trọng trong việc phục vụ tiêu dùng, nhất là với các đối tượng thu nhập trung bình thấp trở xuống trong xã hội. Trong một số năm gần đây, mặc dù các tỉnh và thành phố đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và cải tạo các chợ. Bộ Công Thương cũng có cả 1 đề án phát triển chợ với tầm nhìn đến năm 2030, tuy nhiên các điều kiện cần và đủ để đầu tư và phát triển, duy trì sự hoạt động của chợ lại là một chuyện khác.

Thế nên trên thực tế, cả nước chỉ có 15% - 20% là chợ loại I, còn lại là chợ loại II và III. Hạ tầng nhiều chợ cũng đã xuống cấp, tình trạng mái che mái vẩy nhếch nhác vẫn còn tồn tại ở một số chợ, văn minh thương mại không đảm bảo, các vấn đề về vệ sinh môi trường, tổ chức nguồn hàng, an toàn thực phẩm… Kinh phí cải tạo ở các địa phương còn ít, riêng ở thành phố Hà Nội có những năm không có đồng nào để cải tạo chợ và các chợ trung tâm hiện trạng không tương xứng với một vị thế của Thủ đô văn minh hiện đại.

Luận bàn về chợ truyền thống ở Việt Nam hiện nay
Chợ truyền thống vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc phục vụ tiêu dùng của người dân

Ở một số thành phố khác cũng đã chọn một số chợ để cải tạo lại thành trung tâm thương mại theo mô hình mới. Tuy nhiên, từ thiết kế tới cơ chế vào chợ sau cải tạo còn nhiều khúc mắc, dẫn tới tình trạng chợ hoạt động không hiệu quả, nhiều tầng trên chủ yếu dành cho các đại gia, còn tầng hầm buôn bán khó khăn nhất, thiếu ánh sáng và không khí, môi trường kinh doanh không hấp dẫn.

Thực trạng là việc đầu tư vào chợ sau cải tạo kinh phí rất lớn, bà con tiểu thương không chịu được dẫn tới việc bỏ chợ, giảm sạp kinh doanh là khá phổ biển. Điển hình nhất là ở Thủ đô Hà Nội, địa phương đã phải tạm dừng việc cải tạo chợ cũ thành trung tâm thương mại, để đi tìm các mô hình khác hiệu quả hơn. Có thể thấy, vai trò của Nhà nước trong việc quy hoạch, cải tạo và xây dựng phát triển chợ là vô cùng quan trọng. Đứng trước thực trạng trên, cần phải có những cơ chế chính sách thỏa đáng, hợp lý, mang tính khả thi để tiếp tục gây dựng lại bộ mặt của kênh thương mại truyền thống đang bị sa sút.

Đăc biệt việc cần lưu ý đó là sau khi cải tạo và xây dựng chợ, cần có bộ máy tổ chức mạnh, đủ các quy chế, quy định để có thể tự chủ trong việc hạch toán, quản lý chi phí trong chợ. Ban Quản lý chợ cần coi trọng việc tổ chức nguồn hàng có nguồn gốc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; xây dựng văn hóa kinh doanh chợ, mục tiêu quan trọng là nâng cao năng lực cạnh tranh của chợ với các kênh bán hàng có ưu thế hơn đang lấn át thị phần.

Ngoài chợ dân sinh phục vụ ở các địa bàn, cần xây dựng một số chợ đầu mối ở các tỉnh thành phố lớn, có nhu cầu tiêu thụ cao cả về số lượng và chất lượng. Chợ đầu mối còn góp phần kích thích những nhu cầu về đầu tư, du lịch của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy sản xuất vùng và sản xuất tại chỗ của địa phương phát triển.

Chợ đầu mối phải thực sự là nơi tổ chức quản lý hàng hóa một cách tập trung, để có thể quản lý hiệu quả hơn chất lượng hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm, phục vụ cho khâu bán lẻ. Tại chợ đầu mối cần thực hiện việc giao dịch công khai minh bạch thông qua sàn giao dịch đấu giá nông sản, thực phẩm, góp phần ngăn chặn việc vận chuyển lẻ hàng hóa trên đường không được kiểm soát như hiện nay mà đã qua nhiều năm chưa khắc phục được.

Nếu giải quyết được những vấn đề tồn tại trên một cách cơ bản và đồng bộ, chắc chắn chợ truyền thống, trong đó có vai trò rất quan trọng của hệ thống chợ đầu mối vùng ở các khu vực trong toàn quốc, thì sự hoạt động của các sàn giao dịch nông sản thực phẩm sẽ là trung tâm quan trọng nhất của các chợ đầu mối. Mô hình này đã xuất hiện ở các nước phát triển mấy chục năm nay, đem lại hiêu quả, lợi nhuận hợp lý cho người sản xuất, việc mua bán được công khai minh bạch, công tác quản lý chất lượng hàng hoá vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo, sản phẩm từ đó sẽ đi ra thị trường với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam có hàng mấy chục chợ đầu mối song, chưa có một chợ đầu mối nào đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế để phục vụ cho việc thúc đẩy sản xuất và đời sống tiêu dùng cho mọi gia đình. Hi vọng trong tương lai không xa, với sự quan tâm của Nhà nước, của các bộ, ngành và các địa phương, thì bộ mặt hệ thống chợ truyền thống và các chợ đầu mối sẽ có những bước chuyển biến tích cực; qua đó góp phần vào việc phát triển thương mại nội địa nói chung, cũng như hệ thống phân phối của từng địa phương, từng vùng nói riêng trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Tây Hồ trao quà cho học sinh, người lao động, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn

Quận Tây Hồ trao quà cho học sinh, người lao động, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 10/1, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) quận Tây Hồ phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức chương trình “Xuân nhân ái - Tết sẻ chia”, trao tặng quà cho các gia đình, học sinh và người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Honda Việt Nam công bố kết quả kinh doanh tháng 12 và cả năm 2024

Honda Việt Nam công bố kết quả kinh doanh tháng 12 và cả năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 10/1, Công ty Honda Việt Nam thông báo doanh số bán lẻ mảng kinh doanh xe máy và ô tô trong tháng 12/2024 và cả năm 2024. Kết quả được tổng hợp bởi cửa hàng bán xe và dịch vụ do Honda ủy nhiệm/Nhà Phân phối ô tô Honda giao cho khách hàng và theo ước tính của Honda Việt Nam.
Sơn Tây: Tổ chức thành công nhiều hoạt động kích cầu du lịch

Sơn Tây: Tổ chức thành công nhiều hoạt động kích cầu du lịch

(LĐTĐ) Năm qua, thị xã Sơn Tây đã tổ chức thành công nhiều hoạt động kích cầu du lịch. Đặc biệt, thị xã đã đạt được nhiều giải thưởng quan trọng trong khu vực, là tiền đề để thị xã trở thành điểm đến du lịch trải nghiệm quốc tế.
LĐLĐ huyện Chương Mỹ nhận Cờ thi đua của Tổng LĐLĐ Việt Nam

LĐLĐ huyện Chương Mỹ nhận Cờ thi đua của Tổng LĐLĐ Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 10/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; phát động phong trào thi đua năm 2025.
Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài

Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài

(LĐTĐ) Chùa Đông Khê tọa lạc giữa làng Đông Khê, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội không chỉ là điểm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo mà còn là nơi giáo dục tính nhân văn, lòng nhân nghĩa cho người dân. Với lối kiến trúc mang đậm giá trị nghệ thuật cùng nhiều tượng cổ phản ánh dấu ấn lịch sử nhiều niên đại cho thấy chùa đang góp phần làm nên nét văn hoá đa dạng trầm tích vùng văn hoá xứ Đoài.
Công bố quyết định thành lập và công tác cán bộ UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố Vinh

Công bố quyết định thành lập và công tác cán bộ UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố Vinh

(LĐTĐ) Thực hiện Nghị quyết số 1243/NQ-UBTVQH15 ngày 24/10/2024 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023 - 2025; chiều 10/1, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam
Bộ Giao thông vận tải cam kết không để xảy ra trường hợp tương tự như cầu Phong Châu

Bộ Giao thông vận tải cam kết không để xảy ra trường hợp tương tự như cầu Phong Châu

(LĐTĐ) Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có trả lời gửi đến cử tri thành phố Hà Nội và cử tri tỉnh Ninh Bình thể hiện cam kết không để xảy ra trường hợp sập cầu tương tự như cầu Phong Châu thuộc tỉnh Phú Thọ. Đối với dự án mở rộng tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cao Bồ - Mai Sơn sẽ mở rộng từ 4 làn xe hạn chế lên 6 làn xe, thời gian khởi công trong quý I/2025.

Tin khác

Giá xăng dầu hôm nay (10/1): Giá xăng dầu thế giới và trong nước cùng tăng

Giá xăng dầu hôm nay (10/1): Giá xăng dầu thế giới và trong nước cùng tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (10/1), giá dầu thế giới tăng hơn 1% khi thời tiết lạnh giá bao phủ một số khu vực của Hoa Kỳ và châu Âu, thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu mùa đông. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 9/1. Cụ thể, xăng E5RON92 tăng 374 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 273 đồng/lít; dầu diesel tăng 488 đồng/lít; dầu hỏa tăng 410 đồng/lít.
Tỷ giá USD hôm nay (10/1): Đồng USD tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Tỷ giá USD hôm nay (10/1): Đồng USD tăng phiên thứ 3 liên tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (10/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 8 đồng, hiện ở mức 24.338 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng 0,10%, hiện ở mức 109,19.
Hôm nay (10/1): Giá vàng tiếp tục tăng mạnh

Hôm nay (10/1): Giá vàng tiếp tục tăng mạnh

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (10/1): Giá vàng thế giới đang được niêm yết trên Kitco ở ngưỡng 2.670 USD/ounce, tăng 8,1 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua.
Giá xăng, dầu đồng loạt tăng từ chiều 9/1

Giá xăng, dầu đồng loạt tăng từ chiều 9/1

(LĐTĐ) Theo điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h chiều nay (9/1), giá xăng, dầu đồng loạt tăng; giá xăng RON95-III vượt 21.000 đồng/lít...
Hôm nay (9/1): Giá dầu thế giới bất ngờ giảm sâu, trong nước dự báo tăng mạnh?

Hôm nay (9/1): Giá dầu thế giới bất ngờ giảm sâu, trong nước dự báo tăng mạnh?

(LĐTĐ) Hôm nay (9/1), giá dầu thế giới giảm hơn 1% do đồng USD mạnh hơn và lượng dự trữ nhiên liệu của Hoa Kỳ tăng mạnh vào tuần trước. Trong nước được dự báo có thể tăng mạnh nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Cụ thể, giá bán lẻ xăng RON 95-III có thể tăng 346 đồng (1,7%) lên mức 21.086 đồng/lít, giá dầu diesel có thể tăng mạnh 2,7% lên mức 19.263 đồng/lít.
Hôm nay (9/1): Đồng USD tiếp đà tăng

Hôm nay (9/1): Đồng USD tiếp đà tăng

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (9/1): Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,46%, hiện ở mức 109,00.
Giá vàng hôm nay (9/1): Vàng SJC tăng cao nhất 500.000 đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (9/1): Vàng SJC tăng cao nhất 500.000 đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (9/1) ở trong nước đã có sự điều chỉnh tăng ở tất cả các mặt hàng. Theo đó, vàng miếng SJC của Bảo Tín Minh Châu tăng cao nhất 500.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào - bán ra.
Dự báo giá xăng tiếp đà tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1

Dự báo giá xăng tiếp đà tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1

(LĐTĐ) Dựa vào mức tăng của giá dầu thế giới tuần qua, theo dự báo của các chuyên gia, ngày mai (9/1), nếu các nhà điều hành giá không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu, giá xăng trong nước có thể tăng từ 300 - 450 đồng/lít; trong khi đó giá dầu có thể tăng nhiều hơn…
Nhiều cơ sở để GDP năm 2025 đạt 8-10%

Nhiều cơ sở để GDP năm 2025 đạt 8-10%

(LĐTĐ) Năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8% hoặc 2 con số - cao hơn mục tiêu 7-7,5% mà Quốc hội đề ra.
Tỷ giá USD ngày 8/1: Đồng USD phục hồi

Tỷ giá USD ngày 8/1: Đồng USD phục hồi

(LĐTĐ) Hôm nay (8/1), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,43%, hiện ở mức 108,68.
Xem thêm
Phiên bản di động