Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần chính sách ưu tiên cho xây dựng bãi đỗ xe
Cần trao cho thành phố Hà Nội quyền tự tổ chức các cơ quan chuyên môn Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần xác định cụ thể các địa phương trong Vùng Thủ đô |
Khuyến khích xây bãi đỗ xe
Thiếu quỹ đất dành cho giao thông, hoàn thiện hạ tầng giao thông, thiếu bãi đỗ xe... là những vấn đề đang đặt ra cho giao thông tại Hà Nội. Đây cũng là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội thảo luận khi góp ý xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5.
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Đoàn tỉnh Bình Định) cho rằng, nếu giao thông hiện đại, xã hội sẽ hiện đại và đề nghị quan tâm tới giao thông ở Hà Nội, đặc biệt là giao thông tĩnh.
Theo đại biểu, giải quyết giao thông tĩnh ở Hà Nội đạt khoảng 10%, còn 90% lượng xe đỗ tại các bãi đất trống, đất xen kẽ, đất dự án chậm triển khai, các khu vực công cộng, như lòng đường, vỉa hè, bãi xe trong các bệnh viện, trường học, công viên...
Đại biểu đoàn Bình Định đề nghị tại Điều 30 dự thảo Luật quy định phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông có nhắc tới các chính sách phát triển về bãi đỗ xe ô tô, nhưng chung chung như vậy khi triển khai đụng vào các luật khác sẽ bị vướng.
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề nghị quan tâm đến các chính sách khuyến khích xây dựng nhà để xe. (Ảnh: Quốc hội) |
“Phải khuyến khích làm nhà đỗ xe, ngoài chính sách ưu tiên về đất đai cũng phải có chính sách ưu tiên về cách phát triển nhà để xe. Ví dụ như xem nhà để xe như một trung tâm thương mại, như vậy cũng như một chung cư, chúng ta có thể xem như tài sản hình thành trong tương lai. Cách thực hiện này cũng giống như nhà ở xã hội, có các chính sách ưu tiên. Vừa rồi có dự án 600 tỷ đồng làm bãi đỗ xe ngầm nhưng một tháng thu được có 1 tỷ đồng, rất kém hiệu quả nên không triển khai được.
Tôi đề nghị trong Luật Thủ đô phải có chính sách rõ ưu tiên về đất và cho phép doanh nghiệp xây dựng nhà để xe được kinh doanh như là tài sản hình thành trong tương lai. Nếu chúng ta có chính sách rõ ràng như vậy, nhu cầu của khách hàng họ sẽ đặt trước và doanh nghiệp sẽ có một lượng tiền nhất định để đầu tư ban đầu và phần còn lại họ sẽ kinh doanh lâu dài”, đại biểu phân tích.
Ông Cảnh cũng nhìn nhận, không sợ ảnh hưởng tới kiến trúc, nhiều bãi đậu xe làm, trang trí như một công trình kiến trúc, công trình xanh, nhiều lúc còn đẹp hơn cả các trung tâm thương mại xây hộp vuông và làm kính.
Theo đại biểu, các trung tâm thương mại thường thường họ làm bãi để xe ở dưới hầm và các tầng kinh doanh thương mại ở trên, nhưng liên quan đến vốn, nên đề nghị các nhà để xe không làm ngầm vì rất tốn và cũng rất nguy hiểm khi xảy ra cháy nổ, do đó nên làm trên mặt đất.
Ảnh minh họa. (Ảnh: Ngân Phương) |
“1, 2 tầng vẫn làm thương mại, kinh doanh hiệu quả lâu dài, một vài tầng cho người dân xung quanh thuê lâu dài luôn và một số tầng còn lại cho khách vãng lai. Như vậy sẽ phù hợp với mục đích sử dụng đất và trong tương lai dễ phát triển hơn. Vừa rồi Hà Nội quy hoạch 1.600 bãi để xe các loại, chúng ta mới làm được chưa tới 60 thì rất ít.
Tôi nghĩ đây là do vướng các cơ chế, chính sách mà chúng ta chưa mở ra được, cho nên doanh nghiệp đầu tư không hiệu quả, các địa phương muốn có những chính sách riêng của mình để phát triển thì bị vướng. Tôi đề nghị quan tâm các chính sách khuyến khích xây dựng nhà để xe trong thời gian tới, đặc biệt trong Luật Thủ đô”, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh nêu rõ.
Rõ chính sách về kết cấu hạ tầng giao thông
Cùng quan tâm đến vấn đề giao thông, đại biểu Nguyễn Minh Đức (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) đề nghị xem lại các quy định về kết cấu hạ tầng của Luật Đường bộ, trên cơ sở đó, với Thủ đô, ngoài những quy định chung của Luật Đường bộ, còn có đặc thù gì thì tính toán để quy định trong Luật Thủ đô (sửa đổi).
Đại biểu Nguyễn Minh Đức cũng đề nghị xem lại tên Điều 30 quy định về phát triển đô thị theo hướng giao thông công cộng, vì nội dung điều luật chỉ nói về đường sắt đô thị và TOD của đường sắt đô thị, trong khi tên điều luật này là “phát triển đô thị theo hướng giao thông công cộng”, như vậy không gắn với nội dung.
Cần chính sách đặc thù để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại Thủ đô. (Ảnh minh họa, ảnh: Đinh Luyện) |
Theo dự thảo Luật, mô hình TOD là giải pháp phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng để quy hoạch, tái thiết và phát triển đô thị, lấy điểm kết nối giao thông đường sắt đô thị hoặc điểm kết nối, tuyến giao thông có sử dụng phương thức vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, tốc độ cao khác làm điểm tập trung dân cư, kinh doanh dịch vụ thương mại, văn phòng trong khoảng cách đi bộ đến phương tiện giao thông công cộng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, công trình công cộng, sức khoẻ cộng đồng, giảm phương tiện giao thông cơ giới cá nhân, giảm phát thải gây ô nhiễm môi trường, kết hợp với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa.
Về phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông, Điều 30 nêu rõ Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định chính sách đầu tư và huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng, phát triển, bảo trì, bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật có quy mô lớn, quan trọng, các công trình ngầm công cộng trên địa bàn Thành phố.
Đồng thời, quy định chính sách phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác đường sắt đô thị, xe buýt, nhà ga, bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện giao thông phát thải thấp; chính sách phát triển đường vành đai, trung tâm logistic, hệ thống giao thông công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh có hoạt động liên kết, phát triển với Thủ đô; khuyến khích áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải.
Cũng theo dự thảo Luật, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức quản lý, bảo trì các đoạn, tuyến đường bộ thuộc các loại đường bộ, cấp kỹ thuật đường bộ trên địa bàn Thành phố...
Dưới góc nhìn của một người dân, anh Nguyễn Quốc Hoàn (trú tại phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm) mong muốn việc sửa đổi toàn diện Luật Thủ đô là cơ hội để Thủ đô có được các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội thật sự phù hợp để xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông, nhanh chóng giải quyết được các vấn nạn ùn, tắc, thiếu bãi đỗ xe... như hiện nay.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 7 chương và 54 điều (giảm 5 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, trong đó, đã tiếp thu, chỉnh lý trong toàn bộ 54 điều, bỏ 7 điều, bổ sung mới 2 điều ).
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người tiêu dùng Việt Nam lạc quan hơn về Tết 2025
Giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang
Hà Nội: Liên tiếp phát hiện các vụ việc kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Tin khác
Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công
Luật Thủ đô 2024 08/12/2024 22:05
Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới
Longform 08/12/2024 21:09
Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng
Luật Thủ đô 2024 07/12/2024 08:16
Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn
Luật Thủ đô 2024 05/12/2024 17:17
Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 16:05
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 15:46
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 14:03
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà
Luật Thủ đô 2024 13/11/2024 12:34
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26