Lực đẩy trên thị trường chứng khoán vẫn còn yếu
Theo ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Ban Kinh tế Trung ương tại Tọa đàm “Phát triển thị trường vốn - Cơ hội trong kỷ nguyên mới", do quá trình phục hồi của nền kinh tế còn nhiều yếu tố bất định, do đó lực đẩy trên thị trường vẫn còn yếu. Trong giai đoạn tới, thị trường chứng khoán cần tiếp tục tập trung các giải pháp nhằm mục tiêu chính là phát triển thị trường chứng khoán theo chiều sâu, nâng cao sức chịu đựng của thị trường trước các yếu tố bên ngoài để tiếp tục thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong nước.
Vì vậy, hiện nay cần tập trung các giải pháp nhằm mục tiêu chính là ổn định tâm lý của nhà đầu tư, theo dõi sát các biến động về dòng vốn của nhà đầu tư nước ngoài để có những giải pháp, chính sách kịp thời, phù hợp. Đồng thời, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cần có các giải pháp mạnh mẽ thúc đẩy các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán để đa dạng hóa nguồn cung và ngành nghề trên thị trường, đồng thời giảm áp lực huy động vốn qua kênh ngân hàng.
Tiến sĩ Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Ban Kinh tế Trung ương tại Tọa đàm “Phát triển thị trường vốn - Cơ hội trong kỷ nguyên mới" |
Các hướng cần xem xét thực hiện như: Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và chính sách phát triển thị trường chứng khoán; Triển khai Đề án thành lập sàn giao dịch vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ; Xem xét, cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nếu đủ điều kiện được niêm yết trên thị trường chứng kho; Ban hành danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, trên cơ sở đó phải quản lý đầu tư nước ngoài ngay tại thời điểm thành lập; Trường hợp doanh nghiệp FDI đã chuyển đổi thành công ty cổ phần cần phải đáp ứng các tiêu chí về niêm yết trước khi xem xét cho phép niêm yết.
Cùng với đó là việc tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động kinh doanh chứng khoán, sáp nhập, mua, bán doanh nghiệp; hạn chế tình trạng nhà đầu tư thao túng thị trường và thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam. Giám sát chặt chẽ, cảnh báo và có các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động phát hành và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Theo tiến sĩ Nguyễn Tú Anh, cần hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc phát triển phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng và phát hành riêng lẻ để thi hành cùng Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp từ ngày 01/01/2021. Rà soát, hoàn thiện các quy định về đăng ký phát hành trái phiếu doanh nghiệp, bảo đảm tính minh bạch, khả năng đánh giá rủi ro đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Khuyến khích phát triển những tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp, tin cậy. Tăng cường vai trò của quản lý nhà nước đối với giám sát việc phát hành, phân phối, cung cấp dịch vụ trái phiếu doanh nghiệp. Phát triển cơ sở hạ tầng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nghiên cứu tổ chức thị trường giao dịch đối với trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Tăng cường thông tin tuyên truyền về thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Cần đẩy nhanh cơ cấu thị trường chứng khoán theo Đề án đã được phê duyệt. Cùng với việc hoàn thiện cơ cấu bộ máy, xây dựng lại thị trường cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh theo hướng chuyên môn hóa, tiếp tục tái cơ cấu hệ thống các định chế trung gian. Thúc đẩy triển khai kế hoạch cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước. Thực hiện kiểm tra, xử lý kịp thời các doanh nghiệp không tuân thủ quy định về niêm yết/đăng ký giao dịch sau khi cổ phần hóa. Đẩy mạnh việc triển khai các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán từ thị trường cận biên (frontier market) lên thị trường mới nổi (emerging market) theo đánh giá của MSCI và FTSE.
Ngoài ra, cần đảm bảo an toàn, ổn định hệ thống giao dịch, đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào hoạt động đồng bộ. Đây cũng là cơ sở để tiếp tục đưa ra các sản phẩm mới vào thị trường. Tăng cường giám sát, nâng cao hiệu qủa quản lý, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đảm bảo kỷ cương kỷ luật của thị trường để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và hoạt động lành mạnh của doanh nghiệp. Nghiên cứu triển khai số hóa các tài sản tài chính trên thị trường chứng khoán, áp dụng các công nghệ tài chính mới (Fintech); chuẩn hóa hoạt động mở tài khoản trực tuyến (e-contract); xác thực khách hàng trực tuyến (EKYC).
Diệp Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Tài chính 23/11/2024 08:11
Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền
Tài chính 20/11/2024 18:27
TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử
Tài chính 19/11/2024 10:18
Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%
Tài chính 19/11/2024 06:18
Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động
Tài chính 14/11/2024 06:38
Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh
Tài chính 09/11/2024 12:15
Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh
Tài chính 09/11/2024 07:19
Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường
Tài chính 09/11/2024 07:12
Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế
Tài chính 07/11/2024 14:47
Vốn tín dụng cho “tam nông”
Tài chính 07/11/2024 06:35