Mâu thuẫn sử dụng chung cư: Không chỉ là chuyện của hiện tại

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, Sở Xây dựng Hà Nội liên tiếp nhận được phản ánh liên quan đến quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, Ban quản trị, ban quản lý, đơn vị quản lý vận hành, chủ sở hữu, người sử dụng căn hộ... Nguyên nhân của tình trạng này đến từ nhiều góc độ, vấn đề, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời của các cơ quan chức năng nhằm bảo đảm trật tự, an toàn, quyền lợi của các bên tại các khu chung cư.
Hà Nội sẽ thanh tra 392 khu đô thị, chung cư về lĩnh vực bảo vệ môi trường Hà Nội: Cử tri kiến nghị đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ

Mâu thuẫn vẫn âm ỉ

Theo thông tin của Ủy ban nhân dân (UBND) quận Thanh Xuân, trên địa bàn quận hiện có 108 tòa nhà chung cư đã đưa vào sử dụng, bao gồm: 83 tòa chung cư thương mại; 24 chung cư tái định cư, 1 chung cư nhà ở xã hội (chưa bao gồm 219 tòa nhà chung cư cũ). Dù đã có 108 tòa chung cư đưa vào sử dụng, nhưng mới có 90 tòa thành lập Ban quản trị; 83/90 tòa chung cư được bàn giao phòng sinh hoạt cộng đồng; 54/90 tòa nhà được chủ đầu tư bàn giao hết quỹ bảo trì.

Mâu thuẫn sử dụng chung cư: Không chỉ là chuyện của hiện tại
Mâu thuẫn giữa Chủ đầu tư, Ban quản lý, Ban quản trị chung cư và cư dân vẫn liên tục xảy ra tại nhiều khu chung cư.
Ảnh minh họa.

UBND quận Thanh Xuân cũng cho biết, trên địa bàn quận hiện có một số tòa chung cư vướng mắc, tranh chấp giữa Ban quản trị và chủ đầu tư. Ví như, chung cư The Legacy (số 106 Ngụy Như Kon Tum - Nhân Chính), chủ đầu tư đang làm thủ tục điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc của Dự án đối với các tầng thuộc khối đế, nhà trẻ, khu vực sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Hiện nay, dự án đang chờ kết luận của Thanh tra Chính phủ nên các thủ tục đầu tư, điều chỉnh dự án chưa được cơ quan có thẩm quyền xem xét, chấp thuận.

Tại Chung cư King Palace (số 108 Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình), cư dân hiện nay vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo UBND quận Thanh Xuân, do chủ đầu tư điều chỉnh quy hoạch chi tiết dẫn đến phát sinh tiền sử dụng đất cần nộp ngân sách Nhà nước. Chủ đầu tư đã nộp hồ sơ xin xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung từ năm 2017, nhưng đến nay vẫn chưa được phê duyệt. Do đó, chủ đầu tư chưa có cơ sở để nộp tiền vào ngân sách nên không thể thực hiện việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tại dự án.

Tại chung cư Sông Đà - Việt Đức (ngõ 164 Khuất Duy Tiến - Nhân Chính), chủ đầu tư đã cải tạo, sử dụng sai mục đích tại tầng kỹ thuật KT1, KT2. Do đó ảnh hưởng đến việc cấp giấy chứng nhận cho các chủ sở hữu căn hộ tại chung cư, dẫn đến việc kiến nghị, đấu tranh đòi quyền lợi.

Trước những khó khăn trên, UBND quận Thanh Xuân đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền sớm xem xét, giải quyết việc điều chỉnh dự án do chủ đầu tư đề xuất, sớm xét duyệt hồ sơ để cấp giấy chứng nhận cho các chủ sở hữu căn hộ; thống nhất việc phê duyệt tiền sử dụng đất bổ sung để Công ty Cổ phần Bất Động Sản Hoa Anh Đào thực hiện việc nộp tiền vào ngân sách Thành phố theo quy định, để hoàn thiện cơ sở pháp lý thực hiện việc xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tại dự án…

Còn tại quận Hoàng Mai, với 422 tòa chung cư, gồm: 155 tòa thương mại, 49 tòa tái định cư, 16 tòa ở xã hội, 202 chung cư cũ, quận cũng đang nỗ lực tìm tiếng nói chung để giải quyết các tranh chấp tại một số khu chung cư thời gian gần đây. Chỉ tính riêng tại phường Hoàng Liệt đã có 91 chung cư cao tầng, trong đó, 85 chung cư đã có người ở, 6 chung cư đang trong quá trình bàn giao. Đến nay, phường Hoàng Liệt đã thành lập 68 Ban quản trị chung cư và chuẩn bị tổ chức 4 hội nghị nhà chung cư, còn 13 chung cư do chủ đầu tư chưa bàn giao nên chưa có cơ sở tổ chức Hội nghị nhà chung cư. Đáng nói, trong đó có những trường hợp chưa có tiền lệ như tại chung cư Osaka Complex, người đại diện chủ đầu tư (theo hồ sơ) lại đang chấp hành án tù, do đó Hội nghị nhà chung cư chưa thể tổ chức như quy định.

Cần sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời

Theo Sở Xây dựng Thành phố, trên địa bàn hiện có 1.518 chung cư với 2.445 lô, bao gồm 474 chung cư cũ xây dựng trước năm 1975. Cơ bản hầu hết các địa bàn của Thành phố đều có chung cư và đều nảy sinh những vấn đề khác nhau dẫn đến “mâu thuẫn” về quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, Ban quản trị, Ban quản lý, đơn vị quản lý vận hành, chủ sở hữu, người sử dụng căn hộ...

Một số vấn đề cũng diễn ra phức tạp, kéo dài, liên quan đến trách nhiệm của nhiều đơn vị quản lý hành chính các cấp, như cấp giấy chứng nhận, xử lý vi phạm trật tự xây dựng, phòng cháy, chữa cháy, quỹ bảo trì… Tất cả đều ít nhiều tác động đến chất lượng đời sống của cư dân sinh sống tại các chung cư.

Thực tế cho thấy, về một số sai phạm của các chủ đầu tư, Ban quản lý đều chỉ mới dừng lại ở việc xử phạt hành chính. Điều này khiến các chủ đầu tư càng chủ quan, thậm chí cố ý thực hiện để đánh đổi lợi ích khác. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của cư dân, mà còn gây khó khăn trong công tác quản lý về hành chính của địa phương, gây mất đoàn kết, an ninh trật tự trong khu vực chung cư.

Nhiều chuyên gia cho rằng, rất khó để có thể giải quyết hết những mâu thuẫn tại chung cư, thậm chí có nhiều trường hợp người dân và chủ đầu tư không thể ngồi cùng nhau để tháo gỡ. Do vậy, cần phải sử dụng các quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp và xung đột. Khi quyền lợi các bên đều bị ảnh hưởng, thì cần thiết phải áp dụng quy định của pháp luật để tiến hành giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp…

Bỏ ra cả tỷ đồng để mua chung cư, một số nơi người sử dụng chưa được cấp sổ đỏ; một số nơi hư hỏng không được sửa chữa kịp thời; một số nơi xung đột lợi ích sử dụng tầng hầm, khoảng không gian công cộng. Những nhà đầu tư lớn, họ xây chung cư, xây khu đô thị và lập ra những công ty vận hành, khai thác với sự hợp tác, giám sát của cư dân, nên mọi thứ trơn tru. Song không ít nhà đầu tư nhỏ lẻ, xây xong, thu tiền, bàn giao cho người mua, (chìa khóa trao tay), còn vận hành, khai thác là việc của bên khác, thế là xung đột lợi ích diễn ra. Nếu không có chế tài giải quyết dứt điểm, tương lai của những khu chung cư đang sử dụng sau 10 - 20 năm nữa ra sao?

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Từ 1/7/2025, lao động là người nước ngoài được gia nhập Công đoàn Việt Nam

Từ 1/7/2025, lao động là người nước ngoài được gia nhập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Theo Luật Công đoàn (sửa đổi) được Quốc hội thông qua hôm nay (27/11), từ 1/7/2025, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam được gia nhập và hoạt động công đoàn tại Công đoàn cơ sở.
Việt Nam vs Ulsan Citizen: Việt Nam 2-0 Ulsan Citizen, Tuấn Hải, Tiến Linh ghi bàn

Việt Nam vs Ulsan Citizen: Việt Nam 2-0 Ulsan Citizen, Tuấn Hải, Tiến Linh ghi bàn

(LĐTĐ) Sáng nay (27/11), trận đấu giữa Việt Nam với Ulsan Citizen đã diễn ra lúc 8h30. Kết thúc trận đấu, tỷ số là 2-0 nghiêng về phía đội bóng của HLV Kim Sang Sik.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

(LĐTĐ) Sáng 27/11, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại của thành phố Hà Nội năm 2024 và kế hoạch năm 2025, giai đoạn 2025 - 2030.
Giá USD thị trường tự do giảm mạnh

Giá USD thị trường tự do giảm mạnh

(LĐTĐ) Mở đầu phiên giao dịch ngày thứ Tư (27/11), thị trường chứng kiến sự ổn định của tỷ giá trung tâm và giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn tạm thời đứng im 3 ngày liên tiếp, giao dịch chủ yếu quanh mức 25.509 đồng/USD. Riêng giá USD tự do giảm 20 - 30 đồng, đưa giá mua xuống 25.710 đồng và bán xuống 25.810 đồng.
16 triệu lượt người truy cập, sử dụng iHanoi

16 triệu lượt người truy cập, sử dụng iHanoi

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội, đến nay, đã có khoảng 16 triệu lượt người truy cập, sử dụng ứng dụng iHanoi.
Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)

(LĐTĐ) Luật Công đoàn (sửa đổi) vẫn quy định kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp... đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Các bến xe tại TP.HCM lên kế hoạch phục vụ đi lại dịp Tết Ất Tỵ 2025

Các bến xe tại TP.HCM lên kế hoạch phục vụ đi lại dịp Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Các bến xe tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang lên kế hoạch phục vụ hành khách trong 20 ngày cao điểm trước và sau Tết Nguyên đán Tết Ất Tỵ 2025.

Tin khác

8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025

8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa quyết nghị sẽ cắt điện, nước với 8 loại công trình vi phạm từ ngày 1/1/2025. Những công trình xây dựng trên đất lấn chiếm, xây sai quy hoạch, vi phạm quy định phòng cháy chữa cháy sẽ bị áp dụng biện pháp cắt điện nước...
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

(LĐTĐ) Những vị trí sạt lở gây ảnh hưởng trực tiếp đến 427 hộ dân. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở ban ngành và địa phương thực hiện hiện các công trình chống sạt lở cũng như các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

(LĐTĐ) Quy hoạch sẽ cho thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hình thành phân khu đô thị phía Tây, tăng diện tích công viên cây xanh - không gian mở, đất khu trung tâm công cộng - thương mại dịch vụ đô thị, đất giao thông.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng ngừa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tại khu vực chợ đầu mối Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, qua Quốc lộ 32 vẫn còn tình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh sử dụng phương tiện ô tô, xe máy chở hàng, người bán hàng lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô), một số ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ thế nào là “trường hợp cần thiết”; đồng thời xem xét kỹ về “thẩm quyền áp dụng”.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

(LĐTĐ) Những phát hiện, thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua trang Zalo của người dân chính là "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Cảnh sát giao thông có được thông tin vi phạm, làm căn cứ để kiểm tra, xác minh, xử lý.
Xem thêm
Phiên bản di động