Mê Linh nỗ lực hướng đến nông thôn mới kiểu mẫu

(LĐTĐ) Với sự chỉ đạo, lãnh đạo sát sao của Đảng bộ huyện, sự điều hành năng động của chính quyền và sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, thời điểm hiện tại, huyện Mê Linh đã có 16/16 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Chia sẻ với phóng viên, ông Lê Văn Khương, Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Mê Linh cho biết, thời gian tới, huyện sẽ tập trung triển khai các kế hoạch tiếp tục đưa huyện Mê Linh trở thành huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu.
Những con đường hoa kiểu mẫu Huyện Đan Phượng: Thêm nhiều xã hoàn thành nông thôn mới nâng cao

Phóng viên: Thưa ông, tới thời điểm hiện tại, huyện Mê Linh đã “về đích” NTM với diện mạo khang trang, sạch đẹp, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, vậy ông có thể cho biết những thành tựu Mê Linh đã đạt được sau 10 năm xây dựng NTM?

Mê Linh nỗ lực hướng đến nông thôn mới kiểu mẫu
Ông Lê Văn Khương, Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh

Ông Lê Văn Khương: Trong quá trình xây dựng NTM, huyện đã tập trung tối đa mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quan tâm tổ chức sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi… từ đó, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Giai đoạn từ năm 2010 - 2020, huyện đã bố trí hơn 4.011 tỷ đồng, tập trung đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn.

Theo đó, giao thông, điện, viễn thông, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, thủy lợi nội đồng được đầu tư nâng cấp; công tác quy hoạch được thực hiện đồng bộ, có hiệu quả. Bên cạnh đó, hệ thống chính trị được xây dựng vững mạnh, tình hình an ninh, trật tự được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện được nâng lên.

Cụ thể, huyện đã tập trung đầu tư xây dựng mới 442,8 km và cải tạo, nâng cấp 105,87 km đường giao thông trục xã, liên xã, liên thôn, đường ngõ xóm, đường trục chính nội đồng; xây mới 51 km kênh mương cấp 3; xây dựng mới 32,16 km đường dây trung thế, 1010,96 km đường dây hạ thế, 137 trạm biến áp, 4,57 km cáp ngầm.

Cùng đó, tiến hành cải tạo, nâng cấp 2101 km đường dây trung thế, 139,47 km đường dây hạ thế; xây dựng mới và cải tạo sửa chữa 126 điểm trường học; thực hiện xây dựng mới 59 trung tâm văn hóa tại các xã; xây dựng mới và cải tạo, sửa chữa 29 nhà văn hóa thôn, tổ dân phố; nâng cấp, cải tạo 50 lượt hệ thống truyền thanh không dây tại 18/18 xã, thị trấn; cải tạo, nâng cấp 8 chợ; xây dựng mới đồng bộ Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh với quy mô 250 giường bệnh; xây dựng mới 3 trạm y tế, cải tạo, nâng cấp 3 trạm y tế…

Đáng chú ý, xác định nông nghiệp là bệ đỡ cho ổn định nông thôn nên cơ cấu nông nghiệp của huyện đã có chuyển biến tích cực, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bước đầu xây dựng được thương hiệu hàng hóa nông sản, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Với những cố gắng nỗ lực, sau hơn 10 năm triển khai chương trình xây dựng NTM, đến nay toàn huyện Mê Linh có 16/16 xã đạt chuẩn NTM và được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM năm 2020.

Phóng viên: Được biết, xuất phát điểm của Mê Linh trước khi xây dựng NTM là rất thấp, vậy kinh nghiệm của huyện trong triển khai xây dựng NTM như thế nào, thưa ông?

Ông Lê Văn Khương: Có rất nhiều bài học kinh nghiệm trong xây dựng NTM tại Mê Linh. Một trong những bài học kinh nghiệm đầu tiên phải kể đến là huyện nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách để vận dụng sáng tạo, kịp thời và chủ động cụ thể hóa thành Đề án, Kế hoạch, Chương trình công tác vào thực tiễn xây dựng NTM trên địa bàn huyện. Đặc biệt là việc lựa chọn, xác định đúng nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá. Tranh thủ sự chỉ đạo, giúp đỡ của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố cùng các cấp, ngành của Thành phố để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

Tiếp đó, trong quá trình xây dựng NTM, huyện tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, ưu tiên nguồn lực để cải tạo, nâng cấp, xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống và sinh hoạt của nhân dân; xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM.

Đặc biệt, với huyện, công tác quy hoạch phải đi trước một bước đồng thời để nhân dân cùng tham gia bàn bạc, thống nhất thực hiện. Ngoài ra, huyện luôn coi trọng công tác tuyên truyền vận động sâu rộng bằng nhiều hình thức tới cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, sát sao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và luôn đề cao tinh thần học hỏi kinh nghiệm xây dựng NTM của các đơn vị đã thực hiện thành công, vận dụng vào điều kiện cụ thể của địa phương để triển khai, thực hiện có hiệu quả.

Phóng viên: Có thể khẳng định, việc huyện Mê Linh đón nhận huyện NTM sẽ là “bàn đạp” quan trọng, là tiền đề cho xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, vậy thời gian tới, huyện tập trung những giải pháp nào để xây dựng NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu?

Ông Lê Văn Khương: Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, huyện Mê Linh sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu trên địa bàn huyện. Cụ thể, huyện tập trung rà soát để bổ sung, điều chỉnh Đề án xây dựng NTM ở các xã đã được phê duyệt theo hướng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu bảo đảm phù hợp với quy hoạch và Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM theo hướng phát triển đô thị.

Trọng tâm là hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; xây dựng NTM theo hướng tiêu chí đô thị đảm bảo đến hết năm 2025 có từ 6 - 8 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao, có 4 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; đầu tư xây dựng hạ tầng khung, hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng Đề án xây dựng huyện Mê Linh lên quận vào giai đoạn 2025 - 2030.

Cùng đó, huyện tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội theo tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu theo hướng tiêu chí đô thị; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu và tập trung huy động các nguồn lực của Nhà nước và xã hội đầu tư thực hiện Chương trình giai đoạn 2022– 2025.

Phóng viên: Để chào mừng các sự kiện lớn của huyện, từ ngày 9-11/12, huyện Mê Linh sẽ tổ chức các chuỗi hoạt động chào mừng, trong đó điểm nhấn là chương trình Lễ hội hoa Mê Linh. Ông có thể thông tin thêm về chương trình này?

Ông Lê Văn Khương: Cùng với việc tổ chức Lễ công bố, đón nhận huyện đạt chuẩn NTM, Huân chương Lao động hạng Ba và công nhận điểm du lịch di tích quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh tổ chức chuỗi các hoạt động chào mừng các sự kiện này. Điểm nhấn của chuỗi hoạt động chính là Lễ hội hoa Mê Linh.

Theo đó, huyện tổ chức Lễ hội hoa năm 2022 với chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa”. Đây là lần đầu tiên huyện tổ chức Lễ hội hoa, chính vì vậy, công tác chuẩn bị đã được triển khai chi tiết, cụ thể. Đến thời điểm hiện tại, công tác chuẩn bị đã cơ bản, người dân trồng hoa trên địa bàn huyện đều sẵn sàng, hứng khởi chờ đến ngày tổ chức Lễ hội hoa.

Lễ hội hoa của Mê Linh được dàn dựng trên quy mô 4.300 m2, với 10 cụm nghệ thuật sắp đặt, trang trí hoa quy mô lớn khu đường kéo quân cổng Đền Hai Bà Trưng; cùng với sự bố trí, sắp đặt khéo léo của các nghệ nhân trồng hoa huyện Mê Linh. Điều đặc biệt tại Lễ hội hoa này là sử dụng trên 60% hoa hồng các loại của người dân Mê Linh trồng (như hoa hồng thế, hồng cắt cành, hồng thảm…); ngoài ra còn sử dụng các loại hoa như: Lan Hồ điệp, cúc, đồng tiền, hướng dương, ly ly, dạ yến thảo… để trang trí, tạo điểm nhấn cho Lễ hội hoa năm nay.

Thông qua Lễ hội hoa Mê Linh, huyện mong muốn quảng bá thương hiệu hoa Mê Linh, một trong hai “thủ phủ” hoa lớn nhất Thủ đô tới đại biểu và du khách thập phương. Qua sự kiện này huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào việc trồng các loại hoa có chất lượng cao để cung cấp cho thị trường Thủ đô cũng như các tỉnh, thành khác. Đồng thời, thời gian tới, huyện cũng sẽ triển khai việc phát triển nghề trồng hoa kết hợp với du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái để thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.
Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn chiều nay (20/9) đã tăng 700 nghìn đồng mỗi lượng, lên từ 79,10 - 80,20 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.
Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

(LĐTĐ) Vinamilk và FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.

Tin khác

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

(LĐTĐ) Hợp tác xã (HTX) Nông sản và dịch vụ thương mại Đông Xuân (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) là một mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả. Qua đó đã tạo thành mô hình tổ liên kết sản phẩm nông sản an toàn ở địa phương; giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Đông Xuân; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn do địa phương sản xuất ra thị trường.
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... ngày càng trở nên quan trọng. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân, đặc biệt là đối với bà con nông dân ở Thủ đô. Qua đó, xây dựng các vùng sản xuất chất lượng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, công tác kiểm tra chất lượng để cấp mã xuất khẩu cần nhanh chóng, linh hoạt…
Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt gia súc, gia cầm an toàn cho người dân Thủ đô, việc giám sát chặt chẽ hoạt động giết mổ theo đúng quy định, các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và sát sao. Tuy nhiên, do tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, mạnh mún còn khá phổ biến, khiến cho việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

(LĐTĐ) Để hoa đồng tiền giúp nông dân “hái ra tiền”, xã Đồng Tháp (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) đang ấp ủ nhiều dự định, trong đó có việc gắn sản xuất với khai thác lợi thế, tiềm năng của địa phương để phát triển du lịch.
Xem thêm
Phiên bản di động