Mô hình kiểm soát bữa cỗ đông người

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhờ triển khai hiệu quả mô hình kiểm soát bữa cỗ tập trung đông người, công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội đã được nâng lên rõ rệt. Nhờ sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương, nhận thức và ý thức chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm của người dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, để mô hình này đạt kết quả tốt nhất, cần có sự vào cuộc và chung tay của cả cộng đồng.
Hà Nội: Khuyến khích cung cấp thông tin vi phạm về an toàn thực phẩm
Chú trọng đảm bảo an toàn thực phẩm tại chợ đầu mối nông sản

Mô hình hoạt động hiệu quả

Từ việc thí điểm tại 2 huyện Thanh Oai và Phú Xuyên trong năm 2016, đến nay, mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm bữa cỗ tập trung đông người đã được duy trì và nhân rộng tại 15 quận, huyện với 155 xã, phường. Nhờ đó, các điều kiện an toàn thực phẩm bữa cỗ được cải thiện, nâng cao nhận thức và ý thức chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm của người dân.

0937 1
Một buổi tập huấn hướng dẫn giám sát bữa cỗ tập trung đông người tại Trung tâm Y tế huyện Phú Xuyên (Ảnh: Thu Trang).

Là địa phương triển khai mô hình kiểm soát bữa cỗ tập trung đông người từ năm 2016 đến nay, huyện Thanh Oai đã phủ kín 21/21 xã, thị trấn trên địa bàn. Qua thống kê, trong năm 2019, trên địa bàn huyện có 2.940 bữa cỗ tập trung đông người, gồm cỗ cưới, giỗ, khao sinh nhật... (mỗi bữa có từ 60-800 người ăn), trong đó khoảng 95% các bữa cỗ là do gia đình tự chế biến. Trong khi đó, chính quyền địa phương mới chỉ quản lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, còn bữa cỗ tập trung đông người phần lớn là do các gia đình tự bảo đảm.

Theo Trưởng Khoa An toàn thực phẩm, Trung tâm y tế huyện Thanh Oai Nguyễn Như Toan, để thực hiện tốt công tác kiểm soát an toàn thực phẩm bữa cỗ tập trung đông người, huyện Thanh Oai chỉ đạo 21/21 xã, thị trấn thành lập, duy trì hoạt động Tổ giám sát tư vấn các điều kiện an toàn thực phẩm với 263 lượt cơ sở được kiểm tra, giám sát. Mỗi xã, thị trấn hỗ trợ tư vấn cho từ 120-150 bữa cỗ đông người, từ khâu kiểm soát nguyên liệu thực phẩm đến chế biến và tổ chức ăn uống, bảo quản, vận chuyển thức ăn. Qua giám sát, đa số các hộ gia đình tổ chức bữa cỗ tập trung đông người đã có ý thức về bảo đảm an toàn vệ sinh, cơ sở vật chất sạch sẽ, dụng cụ nấu nướng bảo đảm theo quy định và nơi nấu ăn được phân khu riêng biệt, tách biệt giữa thực phẩm sống và thực phẩm chín.

Tương tự, Phú Xuyên cũng là một trong 2 địa phương đầu tiên của Hà Nội được chọn để triển khai thí điểm mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm tại bữa cỗ tập trung đông người từ năm 2016. Từ 5 xã đầu tiên, đến nay trên địa bàn huyện đã có 20/27 xã, thị trấn triển khai mô hình này. Hiện tại, huyện đang phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội tăng cường tổ chức các lớp tập huấn an toàn thực phẩm cho cán bộ của các tổ giám sát tư vấn các điều kiện an toàn thực phẩm tại các bữa cỗ tập trung đông người. Trong thời gian tới, huyện sẽ nhân rộng mô hình này đến 100% xã, thị trấn.

Nếu như trước đây, Phú Xuyên từng xảy ra các vụ ngộ độc tập thể tại bữa cỗ tập trung đông người thì sau 5 năm triển khai, số vụ ngộ độc thực phẩm giảm rõ rệt. Qua giám sát, có 99% hộ gia đình sử dụng nước sạch tổ chức bữa cỗ tập trung đông người. 91% sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và 94% các hộ dân có lưu mẫu thức ăn tối thiểu 24 giờ… Trong khi đó, từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn huyện, có 170 bữa cỗ tập trung đông người do gia đình tự nấu và 35 bữa thuê đội nấu cỗ lưu động với 114 lượt cơ sở được kiểm tra, giám sát và chưa xảy ra vụ ngộ độc tập thể nào. Huyện phấn đấu 27/27 xã, thị trấn trên địa bàn sẽ triển khai mô hình này trong thời gian tới.

Tiếp tục nhân rộng mô hình

Tuy nhiên, theo Giám đốc Trung tâm y tế huyện Phú Xuyên Tiêu Ngọc Chiến, khó khăn khi triển khai mô hình là nhận thức của người dân về an toàn thực phẩm còn hạn chế. Đặc biệt, khó kiểm soát các đội nấu cỗ lưu động vì họ không đề biển hiệu. Hình thức nấu nướng lưu động, không có chỗ cụ thể, cơ sở chật hẹp. Khâu sơ chế, nấu nướng kéo dài, việc bảo quản không đảm bảo, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm…

Đồng quan điểm, Trưởng Khoa An toàn thực phẩm, Trung tâm y tế huyện Thanh Oai Nguyễn Như Toan cho rằng, do người dân chủ yếu mua nguyên liệu thực phẩm tại các chợ ở địa phương nên khó truy xuất nguồn gốc. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ chưa đảm bảo, chưa phân khu riêng thức ăn sống, thức ăn chín. Khó khăn nhất là việc lưu mẫu thực phẩm tại các bữa cỗ. Một hộ dân lầm tưởng việc lưu mẫu do thức ăn không đảm bảo sẽ làm hoang mang, e ngại khi tới ăn cỗ.

Theo thống kê từ năm 2007 đến 2019, Hà Nội đã ghi nhận 44 vụ ngộ độc thực phẩm với tổng số mắc 1.199 người, trong đó ngộ độc thực phẩm tại gia đình có 12 vụ (chiếm 27,3%), tại bữa cỗ là 13 vụ (chiếm 29,5%). Nguyên nhân chủ yếu xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm là do vi sinh vật (26 vụ, chiếm tỷ lệ 59,1%), không có tử vong do ngộ độc thực phẩm. Do đó, việc triển khai mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm bữa cỗ tập trung đông người là rất cần thiết nhằm giảm thiểu ngộ độc thực phẩm trong cộng đồng.

Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của các tổ tư vấn giám sát của huyện tại các hộ gia đình, truyền thông về an toàn thực phẩm trên loa đài xã và truyền thông trực tiếp tại thôn, khó khăn dần được khắc phục. Sau khi tập huấn, tuyên truyền, các địa phương yêu cầu người dân ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm khi nấu cỗ. Từ đó, các gia đình tổ chức bữa cỗ tập trung đông người đã được nâng cao nhận thức, kỹ năng, thực hiện tốt công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

“Để kiểm soát, quản lý được các cơ sở kinh doanh dịch vụ nấu cỗ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội tăng cường công tác tập huấn chuyên môn về an toàn thực phẩm cho Ban chỉ đạo an toàn thực phẩm tại xã, trưởng thôn, y tế thôn, tổ tư vấn, giám sát cũng như đầu tư mua trang thiết bị xét nghiệm thử rượu. Ngoài ra, các địa phương cũng nên thường xuyên tổ chức tuyên truyền tại cộng đồng, phổ biến kiến thức về đảm bảo an toàn thực phẩm tại bữa cỗ tập trung đông người… Và để mô hình này đạt kết quả tốt nhất, cần có sự vào cuộc và chung tay của cả cộng đồng”- ông Toan nhấn mạnh.

Phó Chi Cục Trưởng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Nguyễn Quốc Tuấn cho hay, qua hiệu quả của mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm bữa cỗ tập trung đông người, từ 2 địa phương triển khai thí điểm là huyện Thanh Oai và Phú Xuyên, đến hết năm 2019, Thành phố đã nhân rộng đến 15 quận, huyện, thị xã với 155 xã, phường, thị trấn. Đảm bảo 100% bữa cỗ tập trung đông người tại các địa phương triển khai được kiểm soát an toàn thực phẩm. Hiện nay, mô hình này đã được lan tỏa đến nhiều địa phương trên cả nước.

Đề cập đến vấn đề tháo gỡ những khó khăn của mô hình, ông Tuấn cho rằng, thời gian tới, Chi cục và các địa phương trên địa bàn Thành phố sẽ tăng cường hơn công tác truyền thông để người dân hiểu, chủ động mời cán bộ chuyên môn đến hướng dẫn, tư vấn cho họ khi nhà có cỗ… Truyền thông xuất phát từ nhu cầu, mong muốn của người dân để các địa phương có những bữa cỗ thực sự an toàn, đem lại sức khỏe cho cộng đồng. Ngoài ra, việc lựa chọn những người tham gia tổ tư vấn, giám sát cũng rất quan trọng. Đây cũng là yếu tố tạo nên sự thành công của mô hình.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

(LĐTĐ) Bộ Y tế yêu cầu tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân...
Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

(LĐTĐ) Chính phủ quyết định bổ sung dự toán chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình năm 2024 của Bộ Y tế số tiền 424,5 tỷ đồng để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng.
Tiếp nhận 2.077 đơn vị máu trong ngày hội Trung thu cho em 2024

Tiếp nhận 2.077 đơn vị máu trong ngày hội Trung thu cho em 2024

(LĐTĐ) Trong 3 ngày liên tiếp từ 12-14/9, ngày hội hiến máu Trung thu cho em 2024 đã tiếp nhận 2.077 đơn vị máu từ người dân Thủ đô.
VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

(LĐTĐ) Chỉ trong ngày đầu triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi tăng cường của Thành phố Hồ Chí Minh, 39 Trung tâm tiêm chủng VNVC đã tiêm miễn phí cho gần 200 trẻ từ 1-10 tuổi, bên cạnh đó là gần 1.000 mũi vắc xin dịch vụ có thành phần chống sởi.
Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện

Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện

(LĐTĐ) Bệnh whitmore có diễn biến và triệu chứng lâm sàng đa dạng, cần chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh. Khi được chẩn đoán và điều trị không đúng, bệnh whitmore có tỷ lệ tử vong cao, có thể lên tới 40%.
Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị các cơ sở y tế không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán đối với nạn nhân bị thương do bão lũ gây ra.
Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

(LĐTĐ) Trong và sau mưa lũ, rất nhiều vi sinh vật, rác, chất thải… theo dòng nước tràn nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Bởi vậy, khi mưa lũ rút, người dân đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, bao gồm các bệnh đường hô hấp, truyền nhiễm, tiêu hóa... đặc biệt là các bệnh về da liễu.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

(LĐTĐ) Vừa qua, đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn công tác đã đến xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái trao quà cho người dân nơi đây.
Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

(LĐTĐ) Đau lưỡi lâu ngày và tự uống thuốc không đỡ, bệnh nhân đi khám và được phát hiện ung thư bờ lưỡi nguy hiểm. Để điều trị, phương pháp tối ưu là cắt bỏ toàn bộ vị trí khối u và các vùng có liên quan, sau đó tạo hình lưỡi bằng vạt vi phẫu.
Xem thêm
Phiên bản di động