Mong có chính sách đặc thù cho giáo viên mầm non

(LĐTĐ) Áp lực công việc lớn, trong khi mức thu nhập trung bình chỉ từ 5 - 7 triệu đồng/tháng, đa phần giáo viên mầm non đều gặp khó khăn do thu nhập không đủ trang trải cuộc sống. Do đó, việc quan tâm tăng phụ cấp, lương và có những chính sách đặc thù ưu tiên cho giáo viên mầm non sẽ là biện pháp hữu hiệu để bảo toàn nguồn nhân lực cho ngành Giáo dục Thủ đô.
Hỗ trợ giáo viên mầm non, tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do Covid-19 Chất lượng đội ngũ và lương giáo viên mầm non chưa tương xứng với công việc Giáo viên mầm non tư thục: “Khổ mà không thể kêu ai”

Công việc bận rộn, nhiều áp lực

Gắn bó với nghề giáo viên bậc học mầm non đến nay đã gần chục năm, chị L.T.M.L, giáo viên đang công tác tại trường mầm non trên địa bàn huyện Thanh Trì cho biết, mỗi ngày chị phải dậy từ 6 giờ sáng, tới trường vệ sinh lớp học cho kịp giờ đón trẻ. Công việc thường ngày ở trường ngoài việc dạy học cho trẻ thì chị M.L còn phải lo từng bữa ăn, giấc ngủ, kiêm việc dỗ dành trẻ…“Trong lớp học, việc các bé tranh giành đồ chơi, xô xát nhau là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, giáo viên đứng lớp phải để ý, quan sát các con toàn thời gian nhằm hạn chế tối đa nhất những hoạt động gây thương tích cho trẻ. Cùng với đó, có những bé dù đến tuổi đi học nhưng vẫn chưa biết xin đi vệ sinh nên các cô cũng phải đưa vào rèn nếp khá vất vả.”- chị M.L cho hay.

Mong có chính sách đặc thù cho giáo viên mầm non
Mặc dù phải chịu áp lực công việc lớn, song thu nhập của giáo viên mầm non hiện nay vẫn khá thấp.

Không chỉ bận rộn với công việc trên lớp, khi về nhà chị M.L cũng phải tranh thủ thời gian để xử lý những công việc còn dang dở như hồ sơ, sổ sách. Những việc nhỏ nhặt song lại chiếm phần lớn thời gian của chị M.L. Có những ngày con ốm, chị M.L vừa chăm con, vừa thức khuya làm việc để chuẩn bị cho ngày làm việc vào sáng sớm hôm sau. “Có những thời điểm tôi cảm thấy mệt vì thời gian làm việc dài, áp lực vì hệ thống hồ sơ, sổ sách, soạn giáo án nhiều, nhưng cũng phải tự động viên bản thân cố gắng nhiều hơn nữa vì đây là con đường mình đã lựa chọn và mình phải có trách nhiệm với lựa chọn của mình.”- chị M.L nói.

Đồng quan điểm với chị L.T.M.L, chị Đ.T.L, giáo viên trường mầm non trên địa bàn quận Hà Đông chia sẻ, chị cũng gặp nhiều khó khăn trong công việc do đặc thù của nghề. Cùng với việc dạy dỗ, lo bữa ăn giấc ngủ cho trẻ thì việc làm thêm giờ ở giáo viên mầm non gần như là tất yếu. Theo cô Đ.T.L, tại trường nơi cô công tác, ngoài thời gian đón trả trẻ, các cô phải dọn lớp, đảm bảo vệ sinh lớp học trước, trong và sau khi có trẻ; phải thường xuyên tự làm mới lớp học thông qua việc tự thiết kế các đồ chơi, dụng dụ dạy học sao cho rẻ - đẹp - bền và còn phải thu hút được trẻ…

Với đặc thù công việc đi sớm, về muộn, những cô giáo mầm non như chị Đ.T.L chịu rất nhiều thiệt thòi khi không có nhiều thời gian dành cho gia đình. “Để cân đối thời gian giữa công việc và gia đình theo tôi là rất khó, bởi vậy, rất cần sự thông cảm của những người thân trong gia đình, đặc biệt là chồng. Rất may, việc đưa đón, dạy dỗ con, cơm nước… cho các con được chồng tôi hỗ trợ và san sẻ rất nhiều”- chị Đ.T.L chia sẻ.

Thu nhập chưa tương xứng

Bận rộn và áp lực là thế, tuy nhiên thu nhập hằng tháng của các giáo viên mầm non lại chưa tương xứng với những công sức họ bỏ ra, cũng như chẳng thể giúp họ trang trải đủ cuộc sống. Chia sẻ với phóng viên, chị L.T.X.P, giáo viên trường mầm non tại huyện Phúc Thọ cho biết, thu nhập của chị hiện nay vào khoảng gần 8 triệu đồng/ tháng. Hiện tại, vợ chồng chị đang nuôi bố mẹ già và 2 con nhỏ đang tuổi đi học. Trong khi đó, chồng chị là lao động tự do, thu nhập bấp bênh nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Cũng chính bởi thu nhập còn thấp nên sau những giờ dạy trên lớp, chị P phải tận dụng đất vườn để làm trang trại, gia tăng thu nhập để lo cho gia đình.

Còn chị Đ.T.L thì cho rằng, giáo viên mầm non có thu nhập khá khiêm tốn so với các ngành nghề khác và ngay với chính hệ thống giáo viên. “Tôi công tác ở trường từ năm 2014, hiện tại, lương của tôi là ở bậc 3, tính ra chỉ khoảng gần 7 triệu đồng. Mức thu nhập này ở Hà Nội sẽ phải co kéo rất nhiều mới đủ chi tiêu. Thu nhập thấp, lại áp lực về thời gian, tinh thần luôn căng thẳng, nhiều lúc tôi cũng từng nghĩ đến bỏ nghề. Thực tế cho thấy, hiện nay các bạn trẻ cũng rất ít người lựa chọn nghề giáo viên vì thu nhập không cao và rất vất vả”- chị Đ.T.L cho hay.

Với những khó khăn trên, đa phần các cô giáo đều bày tỏ mong muốn sẽ có những chính sách phù hợp dành cho giáo viên mầm non. Theo bà Nguyễn Thị Hương, Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Thanh Lâm A (huyện Mê Linh), đặc thù công việc của giáo viên mầm non có nhiều khó khăn và áp lực. “Qua nắm bắt hoàn cảnh cán bộ, giáo viên, nhân viên tại trường, có rất nhiều giáo viên mầm non phải đi làm thêm các công việc khác. Ngoài thời gian dạy trên lớp, các cô phải kiêm thêm nghề tay trái như bán hàng online, đi làm thêm vào ngày thứ bảy, chủ nhật để có thêm nguồn thu nhập cải thiện cuộc sống.”- bà Hương cho hay.

Bày tỏ suy nghĩ trước tình trạng giáo viên mầm non phải nghỉ việc vì lương thấp, bà Hương cho biết, những giáo viên mầm non hiện nay vẫn vừa làm vừa chờ đợi sự quan tâm của Nhà nước. Theo bà Hương, vừa qua, tại sự kiện "Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, thời gian tới dự kiến sẽ tăng phụ cấp 10% cho giáo viên bậc mầm non, 5% cho bậc tiểu học. Đây cũng là bước khởi đầu để giáo mầm non yên tâm hơn. Song dù tăng 10% thì mức thu nhập của giáo viên vẫn rất thấp, do đó, bà Hương mong muốn Nhà nước cần xem lại hệ số lương, bậc lương chế độ phụ cấp của giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng để có mức thu nhập tương xứng với đặc thù công việc, thời gian đóng góp.

“Ngoài việc tăng phụ cấp, lương, tôi cũng mong công việc của giáo viên mầm non sẽ được xét vào ngành nghề nặng nhọc độc hại để các cô có thể về hưu vào năm 55 tuổi. Với tâm lý, độ tuổi của trẻ, cô giáo lớn tuổi làm công việc này sẽ không thể đáp ứng được công tác giáo dục, chăm sóc trẻ. Độ tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non 55 tuổi là hợp lý. Còn đến 60 tuổi vẫn chăm sóc trẻ thì là gánh nặng rất lớn với cả giáo viên và học sinh.”- bà Hương cho hay.

Lương Hằng

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động