Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam:

Mong mỏi vào sự đột phá

(LĐTĐ) So với các loại hình giao thông khác như đường bộ, hàng không, đường sắt đang thể hiện rõ sự chậm chạp trong cả tư duy nhận thức và phát triển thực tế. Nhiều chuyên gia còn ví von ngành đường sắt Việt Nam như một “đứa trẻ” không chịu lớn. Chính vì vậy, đề án về đường sắt cao tốc thu hút sự quan tâm đặt biệt của tất cả mọi tầng lớp nhân dân. Đây là sự kỳ vọng đã được gửi gắm qua nhiều thế hệ nhằm giúp loại hình vận tải này phát triển mạnh mẽ hơn, tiến tới dần đuổi kịp các tiêu chuẩn hiện đại quốc tế.
Đường sắt càng tụt hậu thì lại càng khó thu hút được người dân sử dụng Đường sắt tụt hậu cũng là một sự lãng phí nguồn lực Tuyến đường sắt Việt Nam vào top đẹp nhất thế giới
Mong mỏi vào sự đột phá
Ảnh minh họa.

Chia sẻ về vấn đề này tại buổi Tọa đàm “Thách thức và cơ hội phát triển ngành đường sắt Việt Nam” - ông Phan Lê Bình, chuyên gia cao cấp của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho rằng, đầu tư phát triển ngành đường sắt thời gian quá thấp so nhu cầu và so các phương thức khác, cho nên hiện tại đang bị tụt hậu rất xa và càng khó thu hút người dân sử dụng đường sắt.

Đáng nói, hơn 10 năm qua, các cơ quan chức năng còn rất băn khoăn đối với vị trí, vai trò của đường sắt hiện đại hóa, bởi đầu tư tuyến đường sắt thì phải đạt cự ly 100 - 150 km mới hiệu quả, đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn từ Nhà nước. Trong bối cảnh nước ta thu nhập trung bình thấp, vấn đề hiện đại hóa đường sắt được cân nhắc rất kỹ và đây là thời điểm ra quyết sách đầu tư thế nào cho phù hợp.

Thực tế, việc đầu tư vào hệ thống đường sắt tốc độ cao cũng đã được các bộ ngành nghiêm túc nghiên cứu. Cụ thể, vào ngày 14/2/2019, Bộ Giao thông vận tải đã trình Thủ tướng Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Tuyến đường sắt được lựa chọn đầu tư mới hoàn toàn, đi qua 20 tỉnh thành, kết nối Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh.

Dự án được thiết kế tốc độ 350km/h, tốc độ khai thác 320km/h. Tổng vốn đầu tư dự kiến trên 58,71 tỷ USD. Trong báo cáo nghiên cứu khả thi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Bộ Giao thông vận tải đề xuất thực hiện phương án nâng cấp đường sắt hiện hữu khổ 1.000 mm chủ yếu để chạy tàu hàng; đồng thời, xây mới tuyến đường sắt tốc độ cao 350 km/giờ (chỉ chở khách, không chở hàng).

Ðể phục vụ thẩm định dự án, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư đề nghị Bộ Giao thông vận tải bổ sung thêm phương án đầu tư mới tuyến đường sắt với dải tốc độ từ 160 đến dưới 200 km/giờ, tốc độ thấp hơn phương án nêu trên và chở được cả hành khách lẫn hàng hóa.

Theo ông Ðặng Quyết Tiến - Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) đầu tư đường sắt tốc độ cao cần nguồn vốn rất lớn, trong khi nguồn lực của Nhà nước còn hạn chế, cho nên phân kỳ, phân khúc đầu tư, lựa chọn đoạn tuyến nào làm trước cần phải tính toán kỹ. Qua đề xuất và đánh giá của các chuyên gia đầu ngành, đầu tư trước đoạn Hà Nội - Vinh và thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang là khả thi. Khi đưa vào chương trình đầu tư, sẽ có nhiều cách thức như huy động vốn từ ngân sách, vay vốn ODA, hoặc phát hành trái phiếu Chính phủ, kêu gọi tư nhân đầu tư,…

Dẫu còn nhiều ý kiến tranh luận, nhưng nhiều chuyên gia kinh tế đầu ngành đều có cùng chung nhận định, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có quy mô lớn, tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của đất nước trong một vài thập kỷ tới. Do đó, mỗi nội dung dự án cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, đặc biệt là phương án tài chính cần được tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh theo hướng cập nhật, thêm các kịch bản phù hợp nhằm thích ứng với mọi tình huống./.

Hiệu quả đầu tư cho ngành đường sắt không thể chỉ đánh giá thông qua doanh thu từ hoạt động kinh doanh vận tải, mà nó còn tác động đến mọi mặt trong đời sống xã hội, mạng lưới đường sắt sẽ góp phần kết nối các phương thức vận tải của quốc gia, giúp giảm chi phí logistics, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Do đó, xây dựng một mạng lưới đường sắt hiện đại, chưa nói là tốc độ cao hay là cao tốc, cần có sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, để đường sắt phát triển xứng tầm với vị trí vốn có.
Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.
Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

(LĐTĐ) Vinamilk và FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.
Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất nhiều chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

(LĐTĐ) Sau thời gian dài, vướng mắc về cấp phép xây dựng, công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã được tháo gỡ.
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII họp phiên bế mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Lan tỏa tinh thần đoàn kết với "Bữa cơm Công đoàn"

Lan tỏa tinh thần đoàn kết với "Bữa cơm Công đoàn"

(LĐTĐ) Trong không khí thân mật và ấm áp, Công đoàn Trường Mầm non Đông Ngạc A (thuộc Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm) đã tổ chức "Bữa cơm Công đoàn" với sự tham gia của 80 cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

Tin khác

Sập cầu Ngòi Móng trên ĐT445, tỉnh Hoà Bình

Sập cầu Ngòi Móng trên ĐT445, tỉnh Hoà Bình

(LĐTĐ) Vào 4h sáng nay, cầu Ngòi Móng trên ĐT445 tỉnh Hoà Bình đã bị sập, rất may không có thiệt hại về người.
2 xe khách va chạm trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, nhiều người thương vong

2 xe khách va chạm trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, nhiều người thương vong

(LĐTĐ) Vụ tai nạn giữa 2 xe giường nằm chở khách xảy ra rạng sáng nay tại cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết khiến 2 người chết, nhiều người bị thương.
Hà Nội: Sắp triển khai vé xe buýt ảo không cần Internet

Hà Nội: Sắp triển khai vé xe buýt ảo không cần Internet

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội thông tin, từ ngày 20/9, đơn vị sẽ triển khai thẻ vé tháng ảo offline cho hệ thống vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô.
Công an Hà Nội phòng chống đua xe, đảm bảo đêm Trung thu an toàn

Công an Hà Nội phòng chống đua xe, đảm bảo đêm Trung thu an toàn

(LĐTĐ) Để bảo đảm người dân Thủ đô có 1 đêm Trung thu an toàn, nhiều tổ công tác 141 - Công an thành phố Hà Nội đã được triển khai tại các tuyến, địa bàn trọng điểm. Nhiều thanh thiếu niên không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe không gắn biển kiểm soát, khi thấy lực lượng 141 đã quay đầu xe, chạy ngược chiều nhưng đều bị các mũi của tổ công tác "khóa chặt".
Ước tính thiệt hại đường bộ do bão gây ra khoảng 2.000 tỷ đồng

Ước tính thiệt hại đường bộ do bão gây ra khoảng 2.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong những ngày qua, ngành Giao thông vận tải (GTVT) đã huy động mọi nguồn lực bảo đảm giao thông, khắc phục hậu quả của bão số 3. Đáng chú ý, ước tính thiệt hại đường bộ do bão gây ra khoảng 2.000 tỷ đồng.
“Phép thử” cho giao thông Thủ đô

“Phép thử” cho giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) quét qua Hà Nội, làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết cấu, hạ tầng giao thông. Minh chứng dễ thấy nhất là hàng loạt các trục giao thông xảy ra ngập úng, hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông… Cơn bão số 3 là “phép thử” với năng lực ứng phó bão của ngành Giao thông Thủ đô trong việc khắc phục và giảm thiểu thiệt hại, tránh bị động trong mọi tình huống.
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu gặp vướng về giải phóng mặt bằng và vật liệu xây dựng

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu gặp vướng về giải phóng mặt bằng và vật liệu xây dựng

(LĐTĐ) Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu hiện đang gặp khó và có nguy cơ chậm tiến độ do vướng công tác giải phóng mặt bằng và thiếu vật liệu xây dựng.
Ngày 16/9: Thông luồng đường thủy qua cầu Long Biên - Chương Dương

Ngày 16/9: Thông luồng đường thủy qua cầu Long Biên - Chương Dương

(LĐTĐ) Từ 11h ngày 16/9, các phương tiện tham gia giao thông đường thuỷ nội địa khu vực luồng qua khoang thông thuyền cụm cầu Long Biên - Chương Dương, có lý trình đường thủy nội địa từ Km181+000 đến Km184+500 sông Hồng, sẽ được phép lưu thông.
Mưa lớn lúc rạng sáng, nhiều tuyến phố Hà Nội ngập sâu trong ngày đầu tuần

Mưa lớn lúc rạng sáng, nhiều tuyến phố Hà Nội ngập sâu trong ngày đầu tuần

(LĐTĐ) Rạng sáng nay (16/9), Hà Nội đón một trận mưa rất lớn bao trùm thành phố, nhiều nơi mưa phổ biến từ 100-150mm, riêng Đông Anh, mưa tới 234mm. Nhiều tuyến phố nội thành ngập sâu, giao thông tê liệt.
Miễn phí đường bộ cho xe chở hàng cứu trợ

Miễn phí đường bộ cho xe chở hàng cứu trợ

(LĐTĐ) Phát huy tinh thần đoàn kết, “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”; để hỗ trợ vận chuyển hàng hoá cứu trợ đến các khu vực bị ảnh hưởng, giúp nhân dân khắc phục hậu quả do bão lụt gây ra, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất, Cục Đường bộ Việt Nam vừa đề nghị các nhà đầu tư, doanh nghiệp BOT, xem xét, chỉ đạo các trạm thu phí miễn phí dịch vụ sử dụng đường bộ cho các phương tiện vận chuyển hàng cứu trợ.
Xem thêm
Phiên bản di động