Muốn nâng tầm Y tế Thủ đô, phải có cơ chế đặc thù

(LĐTĐ) “Phải đặt vấn đề người dân đang muốn gì? Thực ra, người dân luôn mong muốn khi khỏe cũng vẫn được chăm sóc để không bị bệnh, khi bị bệnh thì được tiếp cận kịp thời dịch vụ y tế chất lượng và được chăm sóc toàn diện, và khi bị bệnh nặng thì được tiếp cận các kỹ thuật hiện đại. Vì vậy, cần thiết nâng cao chất lượng hệ thống y tế Thủ đô hiện đại, để đảm đương được vai trò của cả ba tuyến khám, chữa bệnh cho người dân”.
Nhân viên Y tế Thủ đô “lặng thầm” chống dịch Biểu dương 187 cán bộ, nhân viên tiêu biểu ngành Y tế Thủ đô Hướng đến xây dựng hệ thống y tế Thủ đô hiện đại, chăm sóc toàn diện sức khỏe nhân dân

Chất lượng khám, chữa bệnh chưa đồng đều

Đây là góp ý của Viện trưởng Viện chiến lược và chính sách y tế, Bộ Y tế Trần Thị Mai Oanh tại hội thảo “Phát triển hệ thống y tế Thủ đô hiện đại, hướng tới mục tiêu chăm sóc toàn diện, nâng cao sức khỏe nhân dân”, do Bộ Tư pháp phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa tổ chức, nhằm đề xuất chính sách để sửa đổi Luật Thủ đô.

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng, trong những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thành phố có nhiều đổi mới, tiến bộ, chất lượng không ngừng được nâng cao. Các bệnh viện, cơ sở y tế của Thành phố từ cấp huyện và cấp xã được đầu tư nâng cấp.

Muốn nâng tầm Y tế Thủ đô, phải có cơ chế đặc thù
Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn phát biểu tại buổi Hội thảo. Ảnh: Phương Thảo

Thành phố đang trực tiếp quản lý 41 bệnh viện trực thuộc; có 1 Trung tâm Kỹ thuật cao và tiêu hóa Hà Nội thuộc Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Mạng lưới y tế công cộng, dự phòng, phục vụ công tác dịch tễ, chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh gồm: 1 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội và 579 trạm y tế xã, phường thuộc 30 Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã (trong đó, đã có 82,73% trạm y tế thực hiện theo nguyên lý y học gia đình)...

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn cho biết, nhiệm vụ xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) hiện đang được Thành phố Hà Nội tích cực chủ động phối hợp với Bộ Tư pháp triển khai thực hiện. Trong các chính sách đề xuất sửa Luật Thủ đô, chính sách y tế hết sức quan trọng, tác động rất lớn đến chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thành phố Hà Nội mong muốn các chính sách đề xuất kiến nghị sửa Luật Thủ đô sẽ thật sự ưu việt, vượt trội, khả thi để tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho Hà Nội phát triển hệ thống y tế Thủ đô hiện đại, hướng tới mục tiêu chăm sóc toàn diện, nâng cao sức khỏe nhân dân.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hệ thống y tế của Thành phố trong những năm qua, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Chất lượng khám, chữa bệnh chưa đồng đều ở các tuyến; chưa giải quyết hiệu quả tình trạng quá tải ở một số bệnh viện và chuyên khoa tại các bệnh viện tuyến Thành phố.

Công tác y tế dự phòng, nhất là ở cơ sở còn yếu và chưa thực sự bền vững. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của hệ thống y tế Thành phố, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở còn thiếu thốn, nhiều nơi đã xuống cấp. Nhân lực y tế còn thiếu và yếu, tỷ lệ y bác sỹ của Thành phố trên số dân còn thấp, đặc biệt đối với các trạm y tế cấp xã, có nơi trên 60.000 dân cũng chỉ có tối đa 10 cán bộ y tế (trong khi với 10 cán bộ y tế chỉ phụ trách hiệu quả khoảng 13.000-15.000 dân).

Chế độ đãi ngộ, thu nhập của lực lượng y tế nói chung, đặc biệt là y tế dự phòng, y tế cơ sở còn thấp, dẫn đến việc khó tuyển dụng, thu hút nhân lực vào làm việc. Các quy định về bảo hiểm y tế, chế độ chi trả khám chữa bệnh, định mức kinh phí còn bất cập, không phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. Cơ chế quản lý, hoạt động các cơ sở y tế còn chưa phù hợp, chưa phát huy tính tự chủ, trách nhiệm, phát huy tốt nguồn nhân lực của ngành y tế...

Vì vậy, Luật Thủ đô sửa đổi cần đưa ra được những cơ chế, chính sách đặc thù, ưu việt, giúp cho Thủ đô có cơ sở pháp lý để xây dựng, phát triển hệ thống y tế tiên tiến, hiện đại, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Phát triển Y tế Thủ đô theo nguyên lý y học gia đình

“Trong lộ trình xây dựng Luật Thủ đô, rất cần thiết phải nghiên cứu phát triển một số chính sách đặc thù giúp phát triển y tế Thủ đô theo nguyên lý Y học gia đình, trong đó huy động sự tham gia của các đơn vị y tế ngoài công lập” là quan điểm của Ths.bác sĩ Trần Việt Anh, Trường Đại học Y Hà Nội.

Theo bác sĩ Trần Việt Anh, chính sách sửa đổi Luật Thủ đô cần hướng tới xây dựng được một môi trường làm việc công khai, minh bạch, công bằng với các nhân viên y tế, có chế độ đãi ngộ phù hợp để giúp họ toàn tâm toàn ý tham gia cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.

Muốn nâng tầm Y tế Thủ đô, phải có cơ chế đặc thù

Xây dựng chính sách ưu đãi thu hút nhân sự y tế có chuyên môn lành nghề, trình độ cao đang làm việc ở khối y tế ngoài công lập tham gia chuỗi cung ứng dịch vụ y tế công, ví dụ như: Được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, được ưu đãi về học phí khi tham gia đào tạo tại các hệ thống đào tạo công lập và đa dạng hóa về thời gian làm việc (trong giờ hành chính, ngoài giờ hành chính, bán thời gian, biệt phái có thời hạn...).

Theo bác sĩ Trần Việt Anh, cần quy định chi phí cho các dịch vụ y tế ở mức cơ bản do ngân sách và bảo hiểm y tế chi trả; chi phí vượt mức cơ bản do người sử dụng dịch vụ chi trả. Tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế và có cơ chế giá, cơ chế đồng chi trả nhằm phát triển vững chắc hệ thống y tế cơ sở.

Đồng thời, cần xây dựng hồ sơ sức khỏe cho mỗi người dân được theo dõi, cập nhật tình trạng sức khỏe từ lúc sinh ra đến cuối đời, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm nhất chi phí cho chăm sóc sức khỏe. Đa dạng các gói bảo hiểm y tế, phát triển bảo hiểm y tế Nhà nước và bảo hiểm y tế thương mại gồm nhiều mệnh giá, tương ứng với các gói dịch vụ y tế khác nhau; khuyến khích các công ty, tổ chức phát triển bảo hiểm y tế thương mại và tham gia đồng bảo hiểm với bảo hiểm xã hội do ngân sách Nhà nước chi trả để tăng gói quyền lợi cho người bệnh.

Từ thực tiễn quản lý, ông Nguyễn Đức Long, Giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn cho rằng, cần huy động toàn diện hệ thống y tế tham gia công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, không phân biệt công lập hay tư nhân. Vừa qua, trong phòng, chống dịch Covid-19, rõ ràng chúng ta đã phát huy được nguồn lực y tế tư nhân rất hiệu quả. Theo ông Long, bác sĩ dù làm việc ở bệnh viện công hay tư nhân cũng đều có trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân, nên cần xây dựng cơ chế quyền lợi đi liền trách nhiệm.

Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Hoàng Văn góp ý, để lực lượng y tế chăm sóc tốt sức khỏe nhân dân, ngoài cơ sở vật chất tốt, chuyên môn tốt, thì chế độ đãi ngộ phải tốt để bác sĩ an tâm làm việc.

Một số ý kiến khác cũng đồng tình cao với các đề xuất hạn chế sự phân biệt giữa bệnh viện công và bệnh viện tư; cho rằng việc phát triển y tế cơ sở, y học gia đình rất quan trọng, cần được quan tâm đúng mức; cần quy định trách nhiệm bảo vệ thông tin cá nhân chặt chẽ để bảo mật tốt nhất cho bệnh nhân...

Đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển y tế cơ sở

PGS.TS.BS. Phạm Thị Bích Đào, Trường Đại học Y Hà Nội nhìn nhận, cơ sở vật chất, trang thiết bị của hệ thống y tế Thành phố, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức; nhân lực y tế còn thiếu, không đều, đặc biệt đối với các trạm y tế cấp xã... Do đó, Hà Nội cần xây dựng hệ thống chính sách về y tế một cách đồng bộ, nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến.

Đồng thời, Thành phố cần đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động y tế; hình thành hệ thống khám chữa bệnh theo mô hình liên kết giữa các bệnh viện, trung tâm chuyên khoa Thành phố với các trung tâm y tế quận, huyện, y tế tư nhân. Nâng cao khả năng dự báo, giám sát, phát hiện, năng lực ứng phó, khống chế dịch bệnh: Thông tin được sớm các dịch bệnh từ xã, phường tới Viện vệ sinh dịch tễ hoặc ứng dụng các phương pháp dự báo, các trang thiết bị hiện đại của Viện vệ sinh dịch tễ tới xã, phường...

Muốn nâng tầm Y tế Thủ đô, phải có cơ chế đặc thù
Người dân làm thủ tục khám chữa bệnh. Ảnh: Thiện Tâm/VGP

PGS.TS.BS. Phạm Thị Bích Đào cũng góp ý, Thành phố cần quy định các biện pháp ưu đãi về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp và các biện pháp khác để tăng cường xã hội hóa y tế, huy động các nguồn lực xã hội xây dựng mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh chất lượng cao, hiện đại; các cơ sở nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ y tế, dược phẩm và trang thiết bị y tế. ”Thủ đô cần được quy định các chính sách đặc thù để phát triển hệ thống y tế cơ sở và dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân thực hành theo nguyên lý y học gia đình”, bà Đào nói.

Đồng thời, quy định về cơ chế tài chính, dịch vụ khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế phù hợp để khuyến khích phát triển đội ngũ bác sĩ làm việc cho cơ sở y tế tư nhân, kết nối và bổ trợ với hệ thống y tế hiện hành; quy định cơ chế đặc thù về bổ nhiệm chức danh lãnh đạo quản lý đối với người lao động không phải là viên chức tại các đơn vị tự chủ tài chính để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao...

Tham luận tại hội thảo, Viện trưởng Viện chiến lược và chính sách y tế, Bộ Y tế Trần Thị Mai Oanh cho hay: 80% nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân là ở tuyến cơ sở, 15% có nhu cầu chăm sóc ở tuyến 2 (tuyến tỉnh), chỉ 5% có nhu cầu chăm sóc ở tuyến 3 (tuyến Trung ương). Tuy nhiên, hiện nay, người dân đang sử dụng dịch vụ không cần thiết, có rất nhiều bệnh do thiếu tin tưởng về chất lượng ở tuyến dưới nên đã lên tuyến trên.

“Phải đặt vấn đề người dân đang muốn gì? Thực ra, người dân luôn mong muốn khi khỏe cũng vẫn được chăm sóc để không bị bệnh, khi bị bệnh thì được tiếp cận kịp thời dịch vụ y tế chất lượng và được chăm sóc toàn diện, và khi bị bệnh nặng thì được tiếp cận các kỹ thuật hiện đại. Vì vậy, cần thiết nâng cao chất lượng hệ thống y tế Thủ đô hiện đại, để đảm đương được vai trò của cả 3 tuyến khám, chữa bệnh cho người dân”, bà Oanh nói./.

Theo Viện trưởng Viện chiến lược và chính sách y tế, Bộ Y tế Trần Thị Mai Oanh, muốn chăm sóc toàn diện, liên tục cho người dân, phải có sự kết nối giữa các cơ sở y tế ở các tuyến khám, chữa bệnh. Việc thành phố Hà Nội hướng đến nâng cao chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, phát triển Y học gia đình là hướng đi đúng.

“Nhưng phải thay đổi phương thức chăm sóc, hiện nay có vẻ thiên nhiều về khám chữa bệnh, khi bị bệnh thì điều trị. Thời gian tới, dứt khoát phải thay đổi, chú trọng phòng bệnh, làm thế nào để giúp người dân sàng lọc phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, quản lý sức khỏe cá nhân và có sự kết nối trong chăm sóc sức khỏe”, Viện trưởng Viện chiến lược và chính sách y tế Bộ Y tế nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Luật Thủ đô cần có quy định về thực hiện đối tác công - tư trong đầu tư phát triển các bệnh viện công lập. Nói về cơ chế tự chủ, bà Oanh cho rằng, việc hiểu tự chủ là bệnh viện hoàn toàn tự mình cân đối kinh phí là không phải, mà vẫn phải có vai trò hỗ trợ của Nhà nước.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử

Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thuế, qua quá trình phân tích số liệu thu thập được do các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cung cấp, vẫn còn hiện tượng dữ liệu không đầy đủ, thiếu tin cậy, phải rà soát lại mới có thể sử dụng phục vụ cho công tác quản lý thuế.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11, trời nhiều mây, đêm và sáng sớm trời lạnh, ngày nắng.
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.

Tin khác

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế cùng phối hợp tổ chức Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Nam bệnh nhân đã bị mất 1/2 lượng máu trong cơ thể khi bị sốt xuất huyết ở ngày thứ 6.
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Lễ khởi động Dự án: "Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam".
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

(LĐTĐ) Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam đang có nhiều diễn biến phức tạp với sự thay đổi rõ rệt trong hình thái lây nhiễm. Trong đó, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) vẫn là nguồn lây chính của dịch HIV trong năm 2024. Đáng lo ngại, đối tượng nhiễm HIV mới tại Việt Nam ngày càng trẻ hóa.
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”

“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”

(LĐTĐ) Với tiêu chí phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng theo 4 đúng: "Đúng bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng giá", đội ngũ FPT Long Châu đã tham gia tích cực các hội nghị chuyên khoa nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, phục vụ cộng đồng tốt hơn.
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng

Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng

(LĐTĐ) Kiên định với khát vọng kiến tạo một hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe toàn diện Long Châu xem việc đầu tư đào tạo một nguồn nhân lực chất lượng là điều tất yếu. Nhờ đó, đội ngũ y tế Long Châu ngày càng tự tin và chuyên nghiệp, sẵn sàng phục vụ sức khỏe cộng đồng một cách tốt nhất.
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em

Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em

(LĐTĐ) Với mục tiêu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em, thời gian qua, Trung tâm Y tế các quận, huyện phối hợp với các trường mầm non trên địa bàn Thành phố tổ chức chương trình khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ từ 3 - 4 tuổi.
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai, trong tổng số các ca mắc bệnh phần lớn chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng chống sởi.
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn

Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn

(LĐTĐ) Gần 7 năm trên hành trình hiếm muộn ròng rã "tìm con", chưa bao giờ chị Bùi Thị Giang (sinh năm 1988, ở Ninh Bình) muốn bỏ cuộc. Gạt đi tất cả những lời gièm pha, những lời nói cay nghiệt "gái độc không con" ngoài xã hội, người phụ nữ ấy vẫn mạnh mẽ đồng hành cùng chồng trên hành trình tìm kiếm con yêu.
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

(LĐTĐ) Chiều nay (18/11), Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS 1/12.
Xem thêm
Phiên bản di động