Muốn phục hồi nhanh cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân

(LĐTĐ) Với sự năng động, sáng tạo cùng năng suất lao động cao, doanh nghiệp tư nhân sẽ nhanh chóng thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế sau dịch nếu được tạo điều kiện thuận lợi.
Covid-19 “cú hích” để doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số Token hóa tài sản có thực sự là hướng đi mới cho doanh nghiệp 4.0? Đại biểu đề nghị tăng cường đối thoại, thực hiện chính sách “giãn và giảm” cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng

Thực tế những năm qua, khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trò tiên phong trong tiến trình phát triển vượt bậc của Việt Nam. Từ thúc đẩy đầu tư đến tạo công ăn việc làm và tăng trưởng, khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần đưa Việt Nam gia nhập hàng ngũ các nền kinh tế có thu nhập trung bình chỉ sau một thế hệ. Nhờ mở cửa thương mại và theo đuổi mô hình tăng trưởng hướng đến xuất khẩu, Việt Nam đã thu hút được lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các phân khúc sử dụng nhiều lao động của chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.

Nhiều doanh nghiệp tư nhân trong nước đã có tốc độ tăng trưởng vượt bậc, thể hiện sự năng động không kém với các công ty lớn trên thế giới. Điển hình như Vingroup, VietJet, Masan,… hoạt động trên khắp khu vực châu Á.

Theo nghiên cứu đánh giá khu vực kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), với những thành tựu ấn tượng đạt được trong những năm qua, Việt Nam có khát vọng trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Tuy nhiên, dịch Covid-19 xảy ra từ năm 2020 đến nay đã đặt ra nhiều thách thức cho nền kinh tế.

Muốn phục hồi nhanh chóng, cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân
Lâu nay các doanh nghiệp tư nhân vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Ảnh: Lê Hương

Mặc dù Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới ghi nhận mức tăng trưởng dương vào năm 2020, với tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 2,9%, nhưng mức độ tăng trưởng này chưa bằng một nửa so với thời kỳ trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra.

Biến thể Delta lần này với mức độ lây nhiễm cao trong khi tỷ lệ tiêm chủng toàn dân còn thấp có nguy cơ kéo lùi lộ trình phục hồi kinh tế của Việt Nam. Trong mọi tình huống, việc thúc đẩy sự phát triển và đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân thông qua mô hình tăng trưởng bao trùm và dựa vào nâng cao năng suất là hết sức cần thiết để đưa Việt Nam trở lại lộ trình tăng trưởng cao.

Song vẫn còn nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ

Hầu hết doanh nghiệp tư nhân trong nước là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với số lượng nhân viên ít hơn 50 người, hoạt động trong các dịch vụ có năng suất tương đối thấp (như các cửa hàng bán lẻ và cửa hàng ăn nhỏ) cũng như sản xuất đơn giản, và hướng đến thị trường nội địa thay vì xuất khẩu.

Ngoài ra, số lượng sáng kiến đổi mới sáng tạo do doanh nghiệp tự báo cáo dường như thấp hơn mức được kỳ vọng đối với một quốc gia có mức độ phát triển như Việt Nam. Càng ngày, khoảng cách giữa những doanh nghiệp hàng đầu đối với các công ty phía sau càng lớn và gia tăng về năng suất.Tỷ lệ nghịch với số lượng doanh nghiệp tư nhân trong nước tăng mạnh từ năm 2000 đến năm 2016 là quy mô doanh nghiệp giảm khoảng 40%. Trong khi đó, khu vực kinh tế tư nhân lại không tận dụng được lợi ích đến từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) - lâu nay vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam...

Muốn phục hồi nhanh chóng, cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân
Hầu hết các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam tập trung vào ngành cần nhiều lao động tay chân.

Hầu hết các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam tập trung vào các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động, hoạt động đơn giản và thuộc công đoạn lắp ráp cuối cùng của các chuỗi giá trị toàn cầu. Điển hình như xuất khẩu hàng may mặc, giày dép và điện thoại di động. Tuy nhiên, những doanh nghiệp này chưa đáp ứng được vai trò là chất xúc tác để tạo ra hiệu ứng lan tỏa cho khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài chỉ ra rằng, các đơn vị cung cấp trong nước chưa có khả năng đáp ứng yêu cầu về chất lượng, số lượng, thời gian giao hàng và giá cả. Chính vì vậy, hầu như doanh nghiệp FDI ít khi sử dụng nguồn cung từ nhà cung cấp trong nước.

Một lực cản khác đối với khu vực tư nhân chính là doanh nghiệp Nhà nước vẫn giữ dấu ấn to lớn trong kinh tế Việt Nam. Theo thống kê của Tổng Cục thuế, doanh nghiệp Nhà nước giữ vị trí thống lĩnh trong nền kinh tế, đóng góp gần 1/3 tổng GDP. Tại Việt Nam, Nhà nước nắm giữ đa số cổ phần trong 1.500 công ty, trong đó có khoảng 740 công ty niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng khoán là HNX và HoSE.

Mặc dù Việt Nam đang tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước với quy mô lớn, nhưng đến nay tiến độ vẫn còn chậm so với kế hoạch. Việc Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong những ngành kinh tế có vai trò hỗ trợ hoạt động các ngành khác, có thể là nguyên nhân dẫn đến hạn chế đầu tư tư nhân và đổi mới sáng tạo.

Cần tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân

Trong giai đoạn phục hồi sau Covid-19, việc tạo điều kiện cho sự phát triển của khu vực tư nhân vốn năng động, đa dạng và năng suất cao là điều cần thiết với nền kinh tế, khi các nguồn lực công trở nên khan hiếm.

Muốn phục hồi nhanh chóng, cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có lượng nhân công ít.

Thực tế, quy mô và ảnh hưởng lớn của doanh nghiệp Nhà nước có thể cản trở cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và mới hoạt động. Tiềm năng gia nhập thị trường và hoạt động của doanh nghiệp tư nhân có thể bị ảnh hưởng bởi sự thống trị thị trường của doanh nghiệp Nhà nước hoặc các doanh nghiệp bề dày hoạt động. Doanh nghiệp tư nhân khó tham gia và cạnh tranh đầy đủ, khi có quá nhiều ưu đãi dành cho các doanh nghiệp Nhà nước.

Để vượt qua “cú sốc” suy giảm mức độ tăng trưởng do dịch, đòi hỏi phải khai thác triệt để tiềm năng của kinh tế tư nhân, thông qua các cải cách chính sách nhằm giảm thiểu những yếu tố làm hạn chế hiệu quả và cản trở năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp tư nhân. Cùng với đó, đảm bảo phát triển bao trùm và bền vững tất cả khu vực, ngành nghề kinh tế.

Việc số hóa cũng cần được đẩy mạnh, do đại dịch Covid-19 và đang khiến động lực tăng trưởng dịch chuyển từ công nghiệp sang dịch vụ, cũng sẽ đóng vai trò rất quan trọng. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại nên có những chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc khổi tư nhân có nguồn vốn ổn định để hoạt động.

Ngoài ra, để đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định sau dịch, nhu cầu lao động lành nghề cũng như các công nghệ tinh vi hơn phải tăng lên. Tuy nhiên, lực lượng lao động của Việt Nam hiện nay phần đông có trình độ học vấn thấp, kỹ năng yếu và thiếu. Đây là những hạn chế lớn để tham gia, đầu tư vào các hoạt động đổi mới sáng tạo của các công ty.

Mặc dù có lượng học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông ở mức cao so với thế giới, nhưng hệ thống giáo dục sau phổ thông của nước ta hiện chưa phù hợp và có chất lượng thấp. Chính vì vậy, dịch Covid-19 cũng nhấn mạnh sự cần thiết xây dựng kỹ năng số cho giới trẻ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cách thức nền kinh tế phục hồi sau đại dịch.

Tân Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

(LĐTĐ) Hôm nay 24/11, giá dầu thế giới tuần này bật tăng xấp xỉ 6% cả hai giá dầu WTI và Brent, mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ ngày 7/11. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,18 USD/thùng, tăng 1,63%, giá dầu Brent ở mốc 75,28 USD/thùng, tăng 1,27%.
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 24/11 trên thị trường thế giới chốt tuần tăng giá mạnh. Giá vàng trong nước tăng vọt, vàng nhẫn tại một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động